Chấp niệm là gì? Cách buông bỏ chấp niệm được thanh thơi

Chấp niệm là gì? Tại sao mỗi con người đều bị đeo đuổi những suy nghĩ riêng, những ý định riêng hoặc có những sai lầm đã xảy ra khiến bản thân day dứt, không buông bỏ được. Điều này trong Phật Giáo gọi là chấp niệm.

Vậy các bạn đã nghe đến từ “chấp niệm là gì? Cách buông bỏ chấp niệm ra sao?” bao giờ chưa. Nếu bạn đã từng nghe và chưa hiểu thực hiện như thế nào thì hãy theo dõi nội dung sau của Đồ Thờ Hưng Vũ nhé!

Chấp niệm là gì?

Chấp niệm là ý niệm cố chấp tồn tại trong lòng người, là sự day dứt khi đánh mất điều gì đó, hay là những mong muốn mà không thể thực hiện được… nó tạo ra cho con người một vết tích để mỗi khi nghĩ đến lại đau đáu một nổi niềm không biết bao giờ giải tỏa.

  • Chấp là cầm nắm.
  • Niệm là ý nghĩa, suy nghĩ.

Vậy nên, khi kết hợp 2 từ này lại, chúng ta có thể hiểu “chấp niệm” chính là suy nghĩ cố định của một ai đó luôn xuất hiện ở trong đầu.

Chấp niệm là một khái niệm trừu tượng, để hiểu được nó phải đặt mình vào rất nhiều trường hợp, hiểu từng câu chữ mới nắm được hết ý nghĩa của khái niệm này.

Chấp niệm được cấu tạo bởi 2 phần là chấp và niệm. Trong đó, chấp có nghĩa là cầm nắm, còn niệm ý chỉ những suy nghĩ. Nhìn chung, chấp niệm là từ ngữ được dùng để chỉ những suy nghĩ luôn tồn tại trong tâm trí của một ai đó mà cho dù bạn có cố gắng rũ bỏ, buông bỏ nó thế nào đi chăng nữa vẫn không thể ngừng suy nghĩ về nó được. Bạn cũng có thể hiểu chấp niệm là việc bản thân không can tâm tình nguyện từ bỏ những điều mà bản thân mong muốn, bản thân mơ ước từ trước đến nay.

Chấp niệm ở mỗi người đều khác nhau, không có của ai giống của ai. Có người chấp niệm về cách sống, có người chấp niệm về một người nào đó, có người chấp niệm về chuyện tình cảm nhưng cũng có người lại chấp niệm về chuyện công việc. Tuỳ vào suy nghĩ và lối sống của từng người mà mức độ chấp niệm cũng sẽ khác nhau.

Chấp niệm được hình thành và tồn tại khi con người ta “ám ảnh” về một vấn đề nào đó. Dù trải qua bao lâu đi chăng nữa thì suy nghĩ đó vẫn sẽ tồn tại trong trí óc, khó lòng nào mà vứt bỏ đi được.

Chấp niệm là gì

Các loại chấp niệm trong cuộc sống

Chấp niệm ở mỗi người là không giống nhau bởi những vấn đề mà mỗi người phảid dối mặt hàng ngày cũng khác nhau.

Có nhiều loại chấp niệm, nhưng thường có hai loại chính: Chấp niệm về tình cảm và chấp niệm về sự nghiệp.

Chấp niệm về tình cảm

Chấp niệm về tình cảm được hiểu đơn giản là sự day dứt của con người về mặt tình cảm với một ai đó quan trọng trong cuộc đời họ. Mặc dù đối phương đã không còn mặn mà với tình cảm này nữa nhưng bạn vẫn không có cách nào buông bỏ được, vẫn cố chấp gặm nhấm, nắm giữ nó. Họ biết việc này sẽ chỉ khiến bản thân họ đau khổ, mệt mỏi, khiến họ luôn lo lắng, suy nghĩ về nó nhưng họ lại không có cách nào bỏ qua điều đó được.

Những người mang trong mình chấp niệm về tình cảm sẽ luôn tự đặt ra cho mình câu hỏi về thứ tình cảm này của họ và lúc nào họ cũng không cảm thấy cam lòng. Họ sẽ luôn tự trách mình liệu đã làm gì sai để đánh mất nó? Tại sao tình cảm ấy của họ lại không đến được bến bờ hạnh phúc? Và chính vì chấp niệm này mà họ sẽ cố gắng mọi cách tìm lại thứ tình cảm ấy cho mình cho dù có khó khăn thế nào đi chăng nữa.

Chấp niệm về sự nghiệp

Loại chấp niệm phổ biến thứ hai là chấp niệm về sự nghiệp. Người trẻ hoặc những người gặp khó khăn về tài chính ngày nay thường gặp sự chấp niệm về sự nghiệp nhiều nhất. Chấp niệm về sự nghiệp là suy nghĩ thôi thúc bản thân mình làm sao để thành công được như người này, người kia trong tương nay.

Nếu mang trong mình loại chấp niệm này thì nó không khác nào động lực thúc đẩy bạn vượt qua khó khăn hiện tại và phấn đấu để đạt được thành công trong tương lai, bạn sẽ cố thực hiện nó bằng mọi giá.

Buông bỏ chấp niệm có khó khăn?

Buông bỏ chấp niệm như thế nào? Trong cuộc sống, để có được toàn bộ những thứ mà bạn muốn, bạn không chỉ cần đầu óc mà còn cần cả đến sự khéo léo nữa. Nhưng để từ bỏ thì bạn cần phải có cả dũng khí nữa. Con người từ xưa đến nay chỉ chăm chăm chiếm hữu mọi thứ mà lại quên mất đi việc học cách từ bỏ. Bởi vậy mà họ luôn cảm thấy mệt mỏi dù đủ đầy, người có tiền bạc thì bị tiền bạc làm mệt mỏi, người có tình cảm thì bị tình cảm làm tổn thương, người làm nhiều thì sẽ bị công việc nhấn chìm,…

Học cách từ bỏ những thứ không cần thiết trong cuộc đời, nghe có vẻ khó khăn nhưng bắt buộc chúng ta phải học. Để từ bỏ, các bạn đừng đặt nặng yếu tố được – mất, thành – bại lên để cân đo đong đếm. Nếu vẫn cứ giữ ý định tính toán thiệt hơn thì mãi mãi bạn không bao giờ từ bỏ chấp niệm được.

Chấp niệm là gì

Buông bỏ chấp niệm trong tình yêu

Chấp niệm trong tình yêu nếu không biết cách buông bỏ sẽ khiến cho chúng ta bị tổn thương, day dứt và khó tìm được hạnh phúc mới. Vậy làm sao để buông bỏ được chấp niệm trong tình yêu?

Các mối quan hệ thường không phải lúc nào cũng kết thúc bởi một nguyên do. Nó rất hiếm khi là sự bất ngờ bởi mọi chuyện thường không diễn ra tốt đẹp trong một thời gian rồi. Hầu hết mọi người đều không muốn quay lại với các mối quan hệ mà họ đã từng có. Tuy nhiên cũng có những trường hợp vì một lý do nào đó khiến cho cả 2 người không đến được với nhau. Khiến cho họ cảm thấy tiếc nuối và day dứt về cuộc tình đó.

Sau nhiều năm, có người vẫn còn chấp niệm về phần tình cảm trong quá khứ khiến cho cuộc sống của họ không được thoải mái, hạnh phúc. Hãy buông bỏ để cuộc sống của bạn nhẹ nhàng, thanh thản và vui vẻ hơn.

Hành trình chữa lành sau một mối quan hệ tan vỡ chắc chắn không phải là một điều dễ dàng. Có thể ngày hôm nay, các bạn ngỡ rằng mình hoàn toàn ổn định và sẵn sàng mở lòng cho mối quan hệ mới.

Nhưng rồi, chỉ sau một vài ngày, có một sự kiện, một ký ức hay đơn giản chỉ là bóng hình thân quen của ai đó cũng có thể khiến bạn nhớ về những ngày tháng tươi đẹp cũ và cảm thấy nuối tiếc, buồn đau.

Tuy nhiên, đừng vì thế mà né tránh những cảm xúc của bản thân mình. Các bạn không thể phục hồi nhanh chóng và có thể sẽ gượng ép bản thân phải tỏ ra tích cực. Hãy cho bản thân thêm thời gian, học cách chấp nhận những cảm xúc tiêu cực, từng bước hóa giải chúng và rồi đến một lúc nào đó, các bạn sẽ nhận ra mình đã hoàn toàn được chữa lành sau một mối quan hệ đã tan vỡ.

Chấp niệm là gì

Câu chuyện về chấp niệm ý nghĩa

Một đứa trẻ thò tay vào trong lọ lấy kẹo, nó muốn một lần lấy được nhiều chiếc nên đã lấy một nắm to, kết quả là tay bị mắc ở miệng lọ, làm thế nào cũng không thể rút ra được, sợ đến nỗi bật khóc. Ông nội nhìn thấy dáng vẻ lo lắng của cháu, chậm rãi nói: “Xem kìa! Cháu vừa không muốn bỏ lại số kẹo đó, lại vừa muốn rút tay ra, chi bằng biết đủ một chút, lấy ít đi một chút, nắm tay nhỏ lại tự nhiên sẽ có thể dễ dàng rút tay ra thôi!”

Trong cuộc sống tâm linh, để “có được” thì cần có đầu óc thông minh, còn muốn “từ bỏ” thì lại càng cần có trí tuệ và dũng khí. Con người lúc nào cũng chỉ mưu cầu chiếm hữu mà rất ít khi biết từ bỏ đúng lúc. Vì vậy, người có tiền thì bị tiền bạc làm cho mệt mỏi, còn người có tình cảm thì bị tình cảm làm tổn thương…

Biết từ bỏ, dĩ nhiên không phải là yêu cầu chúng ta không làm gì cả, mà là sau khi hành động thì không nên đặt quá nặng yếu tố thành – bại, được – mất: tiền dĩ nhiên phải kiếm, nhưng sau khi kiếm được thì phải chi dùng thích hợp chứ không nên giống như Grandet ôm chặt tiền không chịu bỏ ra; tình cảm nên hi sinh, nhưng không cần nhất định phải được báo đáp…

Trong mắt người bình thường, vạn sự vạn vật của thế gian đều là vật thực, con người luôn nhìn nhận vạn vật thế gian bằng con mắt vốn có, dùng con mắt thế tục để đánh giá tất cả sự vật, vì thế thường bị những phiền não thị phi làm cho nghi hoặc, cuộc đời thêm biết bao đau khổ nhưng lại không biết làm thế nào để giải thoát.

Muốn giải thoát phiền não trong nhân gian, để tâm tịnh như nước, nếu chỉ đơn thuần dựa vào cái gọi là “thông minh tài trí” thế tục thì mãi mãi là không đủ, rất nhiều khi chúng ta cần đến một dũng khí, đó là dũng khí dám từ bỏ chấp niệm.

Có lẽ rất khổ cực, nhưng cuối cùng có một ngày, bạn sẽ phải học cách không quay đầu lại, tiêu sái đi về phía trước. Nhưng gặp được chuyện tốt, chớ có hỏi tương lai, dù cho lần này mưa gió qua nhanh, cũng mong bạn cuối cùng cũng có thể nói ra câu, “Cuối cùng ta cũng buông bỏ được người, cũng buông tha cho mình.”

Chấp niệm là gì

Chấp là nguồn gốc của đau khổ

Có người cầm cục gạch chọi con chó, con chó bị trúng gạch đau điếng nên tức quá quay sang cục gạch sủa tới tấp. Nó không biết ai là thủ phạm mà chỉ biết cục gạch làm nó đau. Cũng vậy, cái làm cho chúng ta đau khổ không phải do bên ngoài mà chính là sự ngu si, mê muội chấp trước của mình tạo ra.

Vô minh hay còn gọi là si mê, muốn định nghĩa cho mọi người thấu đáo rõ ràng không phải là chuyện dễ, chỉ khi nào chúng ta thật sự trải nghiệm trong đau khổ mới cảm nhận được thực tướng của nó.

Vô minh theo triết học Phật giáo là không thấu rõ luật nhân quả, lý nhân duyên và nguyên nhân của sự khổ và cách thức diệt khổ, không thấy được thực tánh của các pháp, không thấy được sự thật của cuộc đời, không nhận ra ông chủ hay Phật tính nơi mỗi con người và là cái thấy không sáng suốt bị tối tăm che phủ.

Vô minh là cái thấy sai lầm về thân và tâm suy tư, nghĩ tưởng là thật. Nhân quả rất công bằng, sòng phẳng, khi đã gieo nhân thiện hoặc ác dù trăm kiếp ngàn đời vẫn không mất, chỉ đến sớm hay muộn mà thôi. Người thấu rõ nhân quả sẽ không bao giờ dám làm các điều xấu ác mà ngược lại hay làm các việc thiện lành tốt đẹp.

Do si mê, tham đắm chấp thân – tâm làm ngã, từ đó muốn chiếm hữu về mình nên suy nghĩ, hành động sai lầm, thấy có ta, người và muôn loài, muôn vật nên bám chấp vào đó. Ý là đầu dây mối nhợ của phiền não, nó thường hay suy tư, nghĩ ngợi nên gọi là ý nghĩ; nó hay nhớ nghĩ về quá khứ hoặc hiện tại gọi là ý niệm; nó hay tưởng tượng, mơ mộng hão huyền nên gọi là ý tưởng và nó có công năng phân biệt, hiểu biết nên gọi là ý thức.

Do phân biệt, hiểu biết sai lầm nên ý thức không rõ được thực tướng của các pháp là vô ngã, không chủ thể cố định, từ đó sinh ra thấy biết sai lầm mà chấp ta, người, chúng sinh. Sự bám víu vào “cái ta” rồi đến “cái của ta” như vợ ta, con ta, nhà ta, tài sản của ta, đất nước của ta. Dưới cái nhìn của người thế gian như thế đâu có gì sai quấy, thế gian này nếu không bám víu vào “cái ta” và “của ta” thì con người sẽ sống ra sao?

Vì cuộc sống này như vậy nên chúng ta không thể làm khác được, còn sự sống là còn có tham muốn, nhưng ta phải tham muốn thế nào cho phải lẽ. Ở đây Phật vì lòng từ bi chỉ cho ta biết thân – tâm này không thật ngã để mọi người bớt luyến ái, chấp trước mà làm khổ cho nhau. Thật ra, đã làm người khó có ai muốn ít biết đủ, chỉ một bề mong cầu được nhiều mà không bao giờ nhàm chán. Tham muốn càng nhiều thì tội lỗi càng phát sinh, càng gây ân oán, hận thù cho nhau không có ngày thôi dứt.

Người phật tử chân chính thường muốn ít biết đủ để sống cuộc đời thanh nhàn, không phải lao tâm nhọc trí và luôn lấy trí tuệ làm gốc để chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an vui, hạnh phúc. Tiền của, vật chất, danh lợi, sắc đẹp chỉ là phương tiện để chúng ta vui sống mà dấn thân phục vụ. Bồ tát biết được tác hại của nó nên không say mê, đắm nhiễm, do đó cùng mọi người đồng hành để giúp họ vượt lên chính mình.

Thế giới chúng ta đang sống hiện giờ là cõi dục, là cõi mà lòng tham muốn của con người không bến bờ nhất định như giếng sâu không đáy. Người nghèo khổ thiếu trước hụt sau luôn tham cầu có nhiều tiền của thì không chuyện gì đáng nói; bằng ngược lại, người giàu có bao nhiêu cũng không thấy vừa lòng nên cứ làm cả ngày lẫn đêm không khi nào biết đủ.

Người muốn ít biết đủ dù có thiếu một chút cũng không sao, vì cuộc sống lúc nào cũng an vui, hạnh phúc. Người nhiều tham muốn thì phải chịu khổ triền miên không có ngày dừng, khi chưa được thì tham cầu, mong muốn cho bằng được nên phải khổ; khi được rồi thì sợ mất mát nên cố gắng giữ, do đó càng khổ; giữ không được nên bị mất mát, lại càng khổ hơn; rốt cuộc khổ, khổ, khổ, có khi khổ rồi không muốn sống nữa.

Vậy khổ là do ai? Có ai buộc mình khổ không? Chỉ có mình làm khổ mình thôi. Biết được như vậy rồi chúng ta có nên tham muốn quá đáng hay không? Đa số người thế gian hay bám vào tiền bạc, của cải, vật chất mà quên đi phần tâm linh nên sẵn sàng giết hại lẫn nhau dù đó là người thân.

Từ những năm 90 trở về trước, khi đất nước chúng ta chưa phát triển, đất đai còn quá rẻ nên cuộc sống nhiều người rất ấm êm, hạnh phúc, ít ai nghĩ đến phần lợi nhuận. Đất nước về sau dần chuyển mình theo năm tháng, đất đai bắt đầu có giá, nhiều gia đình tiền mất tật mang vì tranh chấp, kiện tụng nên người thân hóa kẻ thù; cuối cùng hai bên đều trắng tay và tình nghĩa anh chị em, cha con, chồng vợ, cháu chắt trở nên xa lạ. Kẻ chết, người ngồi tù, con thưa cha mẹ chỉ vì bờ ranh đất.

Chấp niệm là gì

Chấp niệm trong Phật Giáo

Vạn vật của thế gian đều là vật thật, đều có thể cầm được nắm được nên con người thường đánh giá mọi vật xung quanh mình bằng mắt nhìn thông thường.

Trong mắt người bình thường, vạn sự vạn vật của thế gian đều là vật thực, con người luôn nhìn nhận vạn vật thế gian bằng con mắt vốn có, dùng con mắt thế tục để đánh giá tất cả sự vật, vì thế thường bị những phiền não thị phi làm cho nghi hoặc, cuộc đời thêm biết bao đau khổ nhưng lại không biết làm thế nào để giải thoát.

Muốn giải thoát phiền não trong nhân gian, để tâm tịnh như nước, nếu chỉ đơn thuần dựa vào cái gọi là “thông minh tài trí” thế tục thì mãi mãi là không đủ, rất nhiều khi chúng ta cần đến một dũng khí, đó là dũng khí dám từ bỏ chấp niệm.

Có lẽ rất khổ cực, nhưng cuối cùng có một ngày, bạn sẽ phải học cách không quay đầu lại, tiêu sái đi về phía trước. Nhưng gặp được chuyện tốt, chớ có hỏi tương lai, dù cho lần này mưa gió qua nhanh, cũng mong bạn cuối cùng cũng có thể nói ra câu, “Cuối cùng ta cũng buông bỏ được người, cũng buông tha cho mình.”

Cũng bởi vì dùng mắt thường đánh giá nên thường bị phiền não thị phi nhìn thấy hàng ngày làm cuộc sống mệt mỏi.

Cuộc sống hàng ngày thì nhiều muộn phiền nhưng lại không biết cách nào để hóa giải, con người ta chỉ quanh quẩn trong một vòng lặp của sự phiền muộn.

Đạo Phật dạy rằng, nếu muốn hóa giải phiền não thì tâm phải tĩnh lặng như mặt nước. Muốn buông bỏ được, không đơn thuần chỉ là sử dụng trí thông minh mà còn cần đến lòng dũng cảm, dám từ bỏ chấp niệm, dám từ bỏ những thứ bản thân đeo đuổi bấy lâu nay. Chỉ khi nào vứt bỏ được chấp niệm thì cuộc đời mới thanh thản, tự do.

Nếu không từ bỏ được chấp niệm thì cuộc sống của bạn sẽ tiếp tục là khổ đau. Hãy nên nhớ, những chuyện đã qua là đã qua, nếu ta chỉ mãi ngoảnh đầu lại, không chịu hướng về tương lai thì sóng gió sẽ mãi chẳng bao giờ qua.

Phải cố gắng làm sao để đến lúc bản thân có thể thốt ra câu: “Cuối cùng ta cũng buông bỏ được người, cuối cùng cũng tự buông tha được cho chính mình” thì lúc ấy bạn mới buông bỏ được chấp niệm xuống.

Trên đây là một số thông tin về chấp niệm là gì? mà Đồ Thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về cách buông bỏ chấp niệm cũng như tiền thân của Phật  ở nơi này nhé!

Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các thông tin khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tôi nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *