Tam tự kinh là gì? Nơi tải tam tự kinh PDF ở đâu? Tam tự kinh là cuốn sách được viết bằng chữ Hán. Được biên soạn từ đời nhà Tống đến đời nhà Minh. Và đến đời nhà Thanh thì được bổ sung.
Kinh trong Tam tự kinh nghĩa là “Đạo lý bất biến”. Tương truyền thì sách được thánh nhân viết ra thì gọi là “Kinh”. Nhưng ở đây sách không hẳn là do thánh nhưng viết ra. Nhưng nó lại mang một giá trị to lớn. Và là những kết tinh sách vở của thánh hiền truyền lại. Và cứ 3 chữ trong cuốn tạo thành một câu có nghĩa nên được gọi là “Tam tự kinh”.
Vậy sau đây hãy cùng Đồ Thờ Hưng Vũ khám phá thêm về cuốn sách này và cách tải về nhé!
Tam Tự Kinh là gì?
Tam Tự Kinh (chữ Hán: 三字經) là cuốn sách chữ Hán được soạn từ đời Tống, đến đời Minh, Thanh được bổ sung. Sách được dùng để dạy học cho học sinh mới đi học.
Cuốn sách được coi là sách học “vỡ lòng” của trẻ con Trung Quốc xưa. Ở Việt Nam cũng được sử dụng cuốn sách này để dạy chữ cho những đứa trẻ thời xưa. Nội dung cuốn sách hơn 1000 chữ, bố trí ba chữ một câu có vần. Hiện nay những người học chữ Hán cũng học nó để có số vốn 600 chữ để rồi tiếp tục học lên cao.
Lịch sử Tam Tự Kinh
Ban đầu sách do ông Vương Ứng Lân (王應麟, 1223-1296) đời Tống biên soạn, sang cuối đời Tống được Âu Thích Tứ biên soạn bổ sung thêm, sau đó sang đời Minh lại được Lê Trinh thêm vào, rồi đến đời Thanh lại viết thêm vào cho trọn lịch sử Trung Quốc.
Tam Tự Kinh 三字經 là sách học vỡ lòng của con trẻ Trung Hoa do Vương Ứng Lân đầu tiên biên soạn. Những người đời sau có bổ sung thêm vào cho trọn lịch sử các triều đại. Vương Ứng Lân王應麟 (1223-1296) tự Bá Hậu 伯厚, ở phủ Khánh Nguyên, huyện Ngân (thuộc tỉnh Chiết Giang ngày nay) là một nhà chính trị cuối thời Nam Tống 南宋 và là nhà sử học, văn học.
- Phần lớn chọn dùng vận văn, ba chữ một câu, bốn câu một tổ, do đó mà đặt tên là Tam Tự Kinh, giống như một bài thơ để học thuộc lòng, như hát nhi ca. Dùng để giáo dục trẻ nhỏ, lưu loát dễ đọc, hết sức thú vị. Lại có thể khai mở tâm trí. Người đương thời cảm thấy nội dung quyển sách rất tốt, thay nhau phiên ấn, lưu truyền rộng rãi, thời gian dài không suy. Cho đến hôm nay nội dung tuy có tu đính hoặc tăng bổ, nhưng kết cấu chủ yếu cũng không thay đổi, thật là một quyển sách học vỡ lòng hiếm có từ xưa đến nay.
- Sách là kết tinh của sách vở thánh hiền truyền lại. Nội dung cuốn sách này gồm 1.140 chữ (tự), trình bày dưới dạng ba chữ một đậu (một ý dừng ngắt), sáu chữ một cú (câu) có vần, nêu ra đủ trọng tâm các vấn đề: Từ bản tánh lúc đầu “Tánh tương cận, Tập tương viễn” đến giáo pháp, giáo đạo “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý, Tu tề, Hiếu đễ, từ bản thân đến vạn vật, vũ trụ: Tam tài, tam quang, tam cương, ngũ hành, ngũ nghĩa, ngũ thường… Tứ thư, Ngũ kinh, gương chuyên cần, đạo xử thế…
- Xưa, sách này được dùng để dạy cho học trò mới đi học. Khi học hết cuốn sách Tam Tự Kinh người học có khoảng 541 vốn từ vựng để làm cơ sở học tiếp lên.
Nội dung sách chia làm 44 đoạn, phân thành sáu phần và lấy các chữ của câu đầu để đặt tựa.
Tam Tự Kinh có nội dung gì?
Sách được biên soạn để dạy vỡ lòng cho con trẻ thời Trung Quốc xưa. Nội dung rất phong phú, đề cập đến bản tính của con người lúc ban đầu là thiện, nhưng nhiễm những thói quen do hoàn cảnh môi trường nên dần mất bản tính ấy; cần phải chuyên cần, chăm chỉ học tập để duy trì bản tính thiện và trau dồi kiến thức. Mở đầu cuốn sách là đạo lý “Nhân chi sơ, tính bổn Thiện:… đến những đạo lý dạy dỗ làm người “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý”, Tu tề, Đạo Hiếu, đối xử với anh em, bạn bè, từ đạo nghĩa cơ bản, xử thế, tam cương, ngũ thường,…
Đến cả địa lý mặt trời, mặt trăng, và diễn biến lịch sử của Trung Quốc, qua từ ngữ ngắn gọn, súc tích có vần có điệu. Có thể dạy dỗ cho con trẻ có một khái niệm về cuộc sống, về đạo đức, và làm người.
Cuốn sách có thể chia ra làm 6 phần với những nội dung chính như sau:
- Từ “Nhân chi sơ, tính bản thiện” (人之初,性本善) đến “Nhân bất học, bất tri nghĩa” (人不學,不知義): nói về bản tính của con người là thiện và về tầm quan trọng đối với việc dạy dỗ của người thầy và vấn đề học tập của con trẻ.
- Từ “Vi nhân tử, phương thiếu thời” (為人子,方少時) đến “Thủ hiếu đệ, thứ kiến văn” (首孝弟,次見聞): dạy cho các em phải hiếu thảo với bố mẹ, hòa thuận với anh em.
- Từ “Tri mỗ số, thức mỗ văn” (知某數,識某文) đến “Thử thập nghĩa, nhân sở đồng” (此十義,人所同): dạy những kiến thức phổ thông từ cách đếm đến thời tiết 4 mùa, ngũ hành, lục cốc, lục súc…
- Từ “Phàm huấn mông, tu giảng cứu” (凡訓蒙,須講究) đến “Văn Trung Tử, cập Lão Trang” (文中子,及老莊): giới thiệu những sách kinh điển của Nho gia và các trước tác của Chư tử.
- Từ “Kinh tử thông, độc chư sử” (經子通,讀諸史) đến “Tải trị loạn, tri hưng suy” (載治亂,知興衰): trình bày lịch sử phát triển và sự hưng vong của các triều đại Trung Quốc.
- Từ “Độc sứ giả, khảo thực lục” (讀史者,考實錄) đến “Giới chi tai, nghi miễn lực” (戒之哉,宜勉力): giới thiệu những gương hiếu học điển hình cho các em noi theo.
Mục lục của cuốn tam tự kinh
Cấu trúc cuốn Tam Tự Kinh gồm:
- 人之初 NHÂN CHI SƠ
- 苟不教 CẨU BẤT GIÁO
- 昔孟母 TÍCH MẠNH MẪU
- 养不教 DƯỠNG BẤT GIÁO
- 玉不琢 NGỌC BẤT TRÁC
- 香九龄 HƯƠNG CỬU LINH
- 首孝悌 THỦ HIẾU ÐỄ
- 三才者 TAM TÀI GIẢ
- 曰春夏 VIẾT XUÂN HẠ
- 曰水火 VIẾT THỦY HỎA
- 稻粱菽 ÐẠO LƯƠNG THÚC
- 曰喜怒 VIẾT HỶ NỘ
- 高曾祖 CAO TẰNG TỔ
- 父子恩 PHỤ TỬ ÂN
- 凡训蒙 PHÀM HUẤN MÔNG
- 论语者 LUẬN NGỮ GIẢ
- 作中庸 TÁC TRUNG DUNG
- 孝经通 HIẾU KINH THÔNG
- 有连山 HỮU LIÊN SƠN
- 我姬公 NGàCƠ CÔNG
- 曰国风 VIẾT QUỐC PHONG
- 三传者 TAM TRUYỆN GIẢ
- 五子者 NGŨ TỬ GIẢ
- 自羲农 TỰ HY NÔNG
- 夏有禹 HẠ HỮU VŨ
- 汤伐夏 THANG PHẠT HẠ
- 周辙东 CHÂU TRIỆT ĐÔNG
- 嬴秦氏 DOANH TẦN THỊ
- 光武兴 QUANG VÕ HƯNG
- 宋齐继 TỐNG TỀ KẾ
- 迨至隋 ĐÃI CHÍ TÙY
- 二十传 NHỊ THẬP TRUYỀN
- 炎宋兴 VIÊM TỐNG HƯNG
- 莅中国 LỴ TRUNG QUỐC
- 迨成祖 ĐÃI THÀNH TỔ
- 膺景命 ƯNG CẢNH MỆNH
- 读史者 ĐỘC SỬ GIẢ
- 昔仲尼 TÍCH TRỌNG NI
- 披蒲编 PHI BỒ BIÊN
- 如囊萤 NHƯ NANG HUỲNH
- 苏老泉 TÔ LÃO TUYỀN
- 若梁灏 NHƯỢC LƯƠNG HẠO
- 莹八岁 OANH BÁT TUẾ
- 蔡文姬 THÁI VĂN CƠ
- 唐刘晏 ĐƯỜNG LƯU ÁN
- 犬守夜 KHUYỂN THỦ DẠ
- 幼而学 ẤU NHI HỌC
- 人遗子 NHÂN DI TỬ
Các bài học Tam Tự Kinh
Tổng hợp nhanh các bài học tại Tam Tự Kinh gồm:
Bài 1
Nhân chi sơ 人之初 (Rén zhī chū)
Tính bản thiện 性本善 (xìng běnshàn)
Tính tương cận 性相近 (xìng xiāngjìn)
Tập tương viễn 习相远 (xíxiāngyuǎn)
Tạm Dịch: Trời phú cho mỗi người một cái Tánh bổn thiện, ai cũng giống như ai, nên gọi là gần nhau; nhưng khi lớn lên, vì thâm nhiễm thói đời hư xấu nên cái Tánh trở nên xa nhau.
Giải nghĩa: Con người khi mới sinh ra thì bản chất thiện hảo, lâu dần do môi trường sống là những gương sống của người khác và cách giáo dục của cha mẹ, thầy cô nên người đó có thể trở nên một con người khác: có thể là tốt lành mà cũng có thể là xấu tệ .
Bài 2
Cẩu bất giáo 苟不教 (gǒu bù jiào)
Tính nãi thiên 性乃迁 (xìng nǎi qiān)
Giáo chi đạo 教之道 (jiàozhī dào)
Quý dĩ chuyên 贵以专 (guì yǐ zhuān)
Tạm Dịch: Nếu chẳng được giáo dục, bản tính sẽ thay đổi.) (Đường lối để giáo dục, quý ở sự chuyên cần.
Giải nghĩa: Con người khi sinh ra, ai cũng có bản tính hiền lành. Vì bản tính hiền lành giống nhau, nên giúp họ gần nhau. Nhưng khi lớn lên, hòa nhập với xã hội. Bản tính bị nhiễm thói tục ở đời, khiến tính tình trở lên khác đi, thành ra xa nhau. Nếu như con người không được dạy dỗ, giáo dục từ nhỏ. Thì bản tính ban đầu ấy sẽ dần thay đổi theo môi trường mà họ tiếp xúc. Về giáo dục con cái, phải lấy đức chuyên làm trọng.
Bài 3
Tích mạnh mẫu 昔孟母 (xī mèng mǔ)
Trạch lân xử 择邻处 (zé lín chù)
Tử bất học 子不学 (zi bù xué)
Đoạn cơ trử 断机杼 (duàn jīzhù)
Tạm dịch: Chuyện ngày xưa, mẹ của Mạnh Tử phải chọn láng giềng để làm nơi ở. Khi thấy con lười học mới chặt khung cửi để làm một bài học cho con.
Giải nghĩa: Thời Chiến Quốc, mẹ của Mạnh Tử vì để tìm một môi trường thích hợp cho Mạnh Tử học tập đã ba lần chuyển nhà. Một lần nọ, Mạnh Tử bỏ học trở về nhà, mẹ Mạnh Tử đã tức giận đến mức cắt miếng vải đang dệt dở ra làm hai. Bà nói: “Đi học cũng giống như dệt vải vậy. Một miếng vải tốt được dệt bắt đầu từ từng sợi một, từng chút một. Giờ một nửa miếng vải đã bị cắt mất, ta lại phải dệt lại từ đầu”
Bài 4
Đậu yên sơn 窦燕山 (dòu yànshān)
Hữu nghĩa phương 有义方 (yǒu yì fāng)
Giáo ngũ tử 教五子 (jiào wǔzǐ)
Danh câu dương 名俱扬 (míngjù yáng)
Tạm dịch: Đậu Vũ Quân ở Yên Sơn là người nhân nghĩa, lấy điều đạo nghĩa dạy năm con, sau này năm người con của ông đều làm quan, danh vọng hiển hách
Giải nghĩa: Vào thời Ngũ Đại, có một người cha rất coi trọng giáo dục con cái, đó là Đậu Yên Sơn. Ông chiểu theo lời giáo huấn của Thánh hiền mà dạy dỗ con cái. Năm người con dưới sự giáo dưỡng của ông cuối cùng đều thành tựu, tiếng tăm truyền khắp tứ phương.
Bài 5
Dưỡng bất giáo 养不教 (yǎng bù jiào)
Phụ chi quá 父之过 (fǔ zhīguò)
Giáo bất nghiêm 教不严 (jiào bù yán)
Sư chi đọa 师之惰 (shī zhī duò)
Tạm Dịch: Nuôi con mà không dạy bảo, đó là lỗi của người cha. Dạy con mà không nghiêm, đó là lỗi của người thầy
Giải nghĩa:
Nuôi con mà không dạy, là lỗi của người cha,
Dạy trò mà không nghiêm, là do thầy bê trễ.
Con trẻ không học tập, sẽ không biết lễ nghi,
Lúc còn nhỏ không học, khi già biết làm gì?
Sẽ là thiếu sót của bậc làm cha mẹ nếu họ chỉ chu cấp cho con cái mình những nhu cầu vật chất mà không chú trọng dạy bảo chúng. Tương tự, nếu giáo dục học trò mà không nghiêm, thì người thầy chưa làm tròn trách nhiệm của mình.
Trẻ nhỏ không được học hành lười nhác hay trốn học. Nếu chúng không nỗ lực học cách hành xử và giải quyết vấn đề khi còn trẻ, và không thể học hỏi, mở mang kiến thức trong xã hội, chúng sẽ không biết làm gì khi lớn lên.
Bài 6
Tử bất học 子不学 (zi bù xué)
Phi sở nghi 非所宜 (fēi suǒ yí)
Ấu bất học 幼不学 (yòu bù xué)
Lão hà vi 老何为 (lǎo hé wèi)
Tạm Dịch: Trẻ con mà không được đi học thì không phải lẽ. Lúc còn nhỏ không học khi già biết làm gì?
Giải nghĩa: Khi còn nhỉ thì phải chăm chỉ học hành cho tốt . Một người khi còn nhỏ chăm chỉ chịu khó học hành cho tốt, đến khi về già rồi cũng mới có thể dễ dàng hiểu được đạo lí làm người, có tri thức, mới có thể làm được mọi việc.
Bài 7
Ngọc bất trác 玉不琢 (yù bù zuó)
Bất thành khí 不成器 (bùchéngqì)
Nhân bất học 人不学 (rén bù xué)
Bất tri nghĩa 不知义 (bùzhī yì)
Tạm Dịch: Ngọc không được mài giũa không thành đồ dùng được, con người mà không được dạy dỗ sẽ không biết đạo nghĩa
Giải nghĩa:
“Ngọc bất trác bất thành khí”: Hòn ngọc không mài giũa hay đẽo gọt thì chẳng nên món đồ và không thể làm cho nó thể hiện được vẻ đẹp và giá trị của nó. Từ một viên đá quý, một viên ngọc lấy trong tự nhiên nếu không có bàn tay gọt đẽo, mài giũa của con người thì không thành những sản phẩm trang sức đẹp, quý giá được.
“Nhân bất học bất tri lí”: có nghĩa là nếu con người không được học hành đầy đủ (học cả ở trường lớpvà trường đời) thì không biết đến những lí luận, hiểu biết… về mọi sự vật hiện tượng được. Con người mà không có học thức thì làm sao có những hiểu biết, không có hiểu biết thì không có những lí lẽ, lập luận, bàn luận… về mọi vấn đề của đời sống con người và xã hội. Vì thế nếu là ngọc thì phải có sự gọt đẽo, mài giũa mới thể hiện được vẻ đẹp và giá trị của nó. Con người cũng như ngọc phải được học tập đầy đủ những kiến thức về tự nhiên, xã hộithì mới trở thành người hoàn thiện về nhân cách
Bài 8
Vi nhân tử 为人子 (wéirén zǐ)
Phương thiếu thời 方少时 (fāng shǎoshí)
Thân sư hữu 亲师友 (qīn shī yǒu)
Tập lễ nghi 习礼仪 (xí lǐyí)
Tạm dịch: Làm người con, đương trẻ lúc, Cận thầy bạn, tập lễ nghi.
Giải nghĩa: Phận làm con cái, từ nhỏ nên gần gũi với thầy cô, bạn bè để học tập những lễ tiết và tri thức, cách đối nhân xử thế từ họ.
Bài 9
Hương cửu linh 香九龄 (xiāng jiǔ líng)
Năng ôn tịch 能温席 (néng wēn xí)
Hiếu ư thân 孝于亲 (xiào yú qīn)
Sở đương chấp 所当执 (suǒ dāng zhí)
Tạm Dịch: Hoàng Hương 9 tuổi, ấm chăn chiếu ,có hiếu cha mẹ, là việc nên làm
Giải nghĩa: Khi Hoàng Hương lên chín tuổi đã biết dùng hơi ấm cơ thể của mình để ủ ấm chăn chiếu vào mùa đông, sau đó mới mời cha lên giường đi ngủ.Hiếu thuận với cha mẹ, là bổn phận mà người làm con nên làm.
Bài 10
Dung tứ tuế 融四岁 (róng sì suì)
Năng nhượng lê 能让梨 (néng ràng lí)
Đễ ư trưởng 弟于长 (dì yú zhǎng)
Nghi tiên tri 宜先知 (yí xiānzhī)
Tạm dịch: Dung tứ tuế, Năng nhượng lê ,Đệ vu trưởng, Nghi tiên tri
Giải nghĩa: Khổng Dung khi mới bốn tuổi đã biết khiêm nhường, cậu nhường quả lê to cho anh ăn, còn mình thì ăn quả nhỏ.Yêu mến anh là đạo lý mà người em nên hiểu từ khi còn nhỏ.
Có thể nói trong những kinh thư cổ của Trung Quốc thì đay chính là cuốn sách là đơn giản và dễ học nhất. Nội dung của nó bao trùm cả phạm vi văn học, lịch sử, thiên văn, địa lý,…Nội dung của Tam tự kinh rất phong phú và truyền cảm. Với những câu thơ ngắn hình thức 3 chữ giúp chúng ta dễ dàng để đọc miệng.
Tam tự kinh giúp những đứa trẻ biết những lễ nghi, văn học, thiên văn, cách làm người,…Chính vì vậy mà Tam tự kinh luôn được chọn là văn thư đầu tiên được chọn khi bắt đầu giáo dục cho trẻ.
Tải sách Tam Tự Kinh PDF
- Tải sách tam tự kinh PDF tại: https://drive.google.com/file/d/1PbBhcOr4AuL0mbudticn-V0Him5u2PRb/view
- Bản phiên âm Hán Việt tại: https://drive.google.com/file/d/1R3qiSiF2FmFTo1vl3Nthh2FT_bHh8HAK/view
Các câu phổ biến trong tam tự kinh
Một số câu trong Tam Tự kinh:
人之初,性本善
rén zhī chū, xìng běn shàn
Nhân chi sơ; Tính bản thiện.
性相近,习相远
xìng xiāng jìn, xí xiāng yuǎn
Tính tương cận; Tập tương viễn.
苟不教,性乃迁
gǒu bù jiāo, xìng nǎi qiān
Cẩu bất giáo; Tính nãi thiên.
教之道,贵以专
jiào zhī dào, guì yǐ zhuān
Giáo chi đạo; Quí dĩ chuyên
昔孟母,择邻处
xī mèng mǔ, zé lín chǔ
Tích Mạnh mẫu; Trạch lân xứ,
子不学,断机杼
zǐ bù xué, duàn jī zhù
Tử bất học; Đoạn cơ trữ.
窦燕山,有义方
dòu yān shān, yǒu yì fāng
Đậu Yên sơn; Hữu nghĩa phương,
教五子,名俱扬
jiào wǔ zǐ, míng jù yáng
Giáo ngũ tử; Danh cụ dương.
养不教,父之过
yǎng bú jiào, fù zhī guò
Dưỡng bất giáo; Phụ chi quá ;
教不严,师之惰
jiào bù yǎn, shī zhī duò
Giáo bất nghiêm; Sư chi đọa.
子不学,非所宜
zǐ bù xué, fēi suǒ yí
Tử bất học; Phi sở nghi.
幼不学,老何为
yòu bù xué, lǎo hé wéi
Ấu bất học; Lão hà vi ?
玉不琢,不成器
yù bù zhuó , bù chéng qì
Ngọc bất trác; Bất thành khí,
人不学,不知义
rén bù xué , bù zhī yì
Nhân bất học; Bất tri nghĩa.
为人子,方少时
wéi rén zǐ, fāng shǎo shí
Vi nhân tử; Phương thiếu thời,
亲师友,习礼仪
qīn shī yǒu, xí lǐ yí
Thân sư hữu; Tập lễ nghi
Trên đây là thông tin về tam tự kinh mà Đồ Thờ Hưng Vũ đã tổng hợp. Hy vọng qua nội dung trên các bạn sẽ hiểu hơn về tam tự kinh hiện nay
Nếu có nhu cầu đặt bộ chấp kích hãy liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất nhé!
Có thể bạn quan tâm: