Cúng dường là gì ? Cúng dường là hoạt động của các tăng nhân, phật tử trong các ngày lễ của đạo Phật hay do các tăng nhân, phật tử tự tổ chức thực hiện để tỏ lòng thành kính đối với Đức Phật, chư Phật, chư Bồ Tát. Cúng dường cũng là một phương pháp tu tập theo quan niệm của đạo Phật. Mục đích của hoạt động này là tích đức, tích phước báu về sức khỏe, phúc thọ, trí tuệ với mong muốn có được hạnh phúc, an vui trong cuộc đời.
Cúng dường là gì?
Cúng dường hay cung dưỡng theo quan điểm của đạo phật là hình thức công đức các lễ vật như thức ăn, hoa, hương, nhang, đèn, kinh sách, giáo thuyết,… dâng lên các chư Phật, chư Bồ Tát để tỏ lòng biết ơn. Cũng giống như việc biết ơn và cung kính đối với gia tiên, đối với các bậc phụ mẫu của con cháu trong gia đình, học trò thể hiện lòng kính trọng đối với thầy cô giáo.
Cúng dường là hoạt động của các tăng nhân, phật tử trong các ngày lễ của đạo Phật hay do các tăng nhân, phật tử tự tổ chức thực hiện để tỏ lòng thành kính đối với Đức Phật, chư Phật, chư Bồ Tát. Cúng dường cũng là một phương pháp tu tập theo quan niệm của đạo Phật. Mục đích của hoạt động này là tích đức, tích phước báu về sức khỏe, phúc thọ, trí tuệ với mong muốn có được hạnh phúc, an vui trong cuộc đời.
Ý nghĩa của việc cúng dường
Theo quan điểm của Phật giáo, cúng dường để giảm bớt lòng tham của con người. Việc cúng dường là cho đi để tỏ lòng thành kính. Trong khi lòng tham chính là một trong những trở ngại lớn nhất trong việc giác ngộ đạo Phật.
Về nhân quả, việc cúng dường giúp con người vượt qua sự ích kỷ, mở rộng tấm lòng. Từ đó, được nhiều người yêu quý, tích phúc đức cho đời sau. Trong kinh tăng chi bộ, có ba phần thuộc về người bố thí: ” Một là trước khi bố thí, ý được vui lòng. Hai là trong khi bố thí, tâm được tịnh tín. Ba là sau khi bố thí, cảm thấy hoan hỷ”.
Ngoài ra, ý nghĩa thực tiễn cho thấy việc cúng dường giúp công sức đóng góp vào việc xây dựng cơ sở vật chất, tu sửa chùa chiền và nơi ăn ở của các chư Tăng. Việc cúng dường vừa là tự nguyện, tự thân vừa là trách nhiệm của một phật tử khi thực hiện sự nghiệp tu học của mình.
Như vậy, việc cúng dường mang lại ý nghĩa về vật chất và tinh thần to lớn trong đạo Phật. Cúng dường là hình thức tạo công đức mà tất cả phật tử hay một người bình thường có thể thực hiện nhằm tích phúc. Việc cúng dường về ý nghĩa thực tế cũng là một hình thức từ thiện, đối với ý nghĩa tinh thần thì giúp mở rộng thiện tâm, mở rộng lòng thành, thanh lọc cái ích kỷ, tiêu cực trong mỗi con người, giúp cho con người đạt được sự hạnh phúc, yên bình.
Cách cúng dường tam bảo
Cúng dường tam bảo là cúng dường Phật, cúng dường Pháp, cúng dường Tăng. Các vật phẩm sử dụng trong nghi thức cúng dường là nước, nhang, đèn, dầu, hoa tươi và đồ chay.
Cúng dường Phật bảo
Trong cúng dường Phật bảo, các phật tử sử dụng những vật phẩm thanh tịnh như thực vật, hương hoa để thể hiện lòng thành kính đối với Đức Phật khi người đã tìm ra con đường giải thoát, phổ độ chúng sinh. Một số vật phẩm nên dùng là: hương, đèn dầu, hoa tươi, trái cây, nước trong hoặc đồ ăn chay thanh đạm.
Cúng dường Pháp bảo
Pháp được hiểu là những lời dạy của Phật, có mục đích phổ độ chúng sinh, giúp con người thoát khỏi bể khổ, trầm luân. Phật Pháp hiện nay còn được lưu giữ qua Tam Tạng Điển Kinh, việc tìm hiểu, học và nghiên cứu Phật Pháp là việc quan trọng đối với các Phật tử, giúp họ có thể hiểu, giác ngộ và giải thoát.
Kinh Phật hay những giáo lý của Phật giáo đều hướng con người đến sự giải thoát khỏi phiền não, đau khổ trong cuộc đời. Việc cúng dường pháp là việc trao nhau, truyền tay nhau giáo Pháp: Ấn tống kinh sách, băng đĩa, chia sẻ Phật pháp, thực hành lời Phật dạy. Cao hơn nữa là giảng giáo Phật pháp, viết sách, phiên dịch các bộ Kinh Phật cho người khác.
Cúng dường Tăng bảo
Tăng sĩ là người tu hành của đạo Phật, sống trong sạch, gạt bỏ tham, sân, si; có tâm cao thượng, giữ gìn giới luật. Chư tăng là đại diện truyền lại giáo Pháp cho các Phật tử, phụng sự Phật và các phật tử. Việc cúng dường tăng bảo được thực hiện bằng việc công đức các loại thức ăn thanh đạm, thuốc thang, y phục, ngọa cụ. Hiện nay, việc cúng dường các chư Tăng được thực hiện dưới nhiều phương thức khác nhau nhưng mục đích vẫn nhằm tích phúc đức, thể hiện lòng thành đối với những người phụng sự Đức Phật, truyền bá giáo Pháp cho các Phật tử.
Lễ cúng dường tổ chức như thế nào?
Như đã đề cập ở trên, cúng dường thường được tổ chức vào các ngày lễ của Phật giáo hoặc do các Tăng sĩ, Phật tử tổ chức nhằm thể hiện lòng thành kính đối với Đức Phật và tích nhiều công đức. Việc cúng dường được tổ chức tại Chùa hoặc tại nhiều địa điểm, khu vực trong cùng một buổi lễ. Ở phái Nam Tông việc cúng dường Tăng bảo phổ biến ở hình thức khất thực, tức là các chư Tăng sẽ di chuyển nhiều nơi để nhận tấm lòng thành của các Phật tử.
Phật giáo cũng không có những nghi thức cụ thể về việc tổ chức cúng dường. Chính vì thể, nhiều trường hợp việc cúng dường được thực hiện chưa đúng với mục đích của Đạo Phật, nhiều người lợi dụng lòng tin của Phật tử thực hiện việc cúng dường vừa trái với quy định định Phật giáo vừa trái với đạo đức. Do đó, mỗi chư Tăng, Phật tử cần hiểu rõ lời dạy của Đức Phật trong việc cúng dường để tránh làm trái với mục đích, ý nghĩa của công đức.
Trên đây là thông tin về cúng dường là gì mà Đồ Thờ Hưng Vũ đang cung cấp. Hy vọng qua nội dung trên các bạn sẽ lựa chọn được bàn thờ Huế ưng ý
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất nhé!
Thông tin liên hệ
Đồ Thờ Hưng Vũ
Địa chỉ: 36 Xóm Ngã Tư – Xã Sơn Đồng – Huyện Hoài Đức – Tp. Hà Nội
Hotline – Zalo: 0908.867.888
Số điện thoại: 0907.200.988