Tiểu Sử Đức Vua-Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Phật hoàng Trần Nhân Tông

Khi làm vua là minh đế, khi cầm quân là danh tướng, đi tu là phật tổ, làm thơ là đại thi sĩ. Vài nét chấm phá đó để nói về thành tựu trọn đời của một con người kiệt xuất – Đức vua Trần Nhân Tông.

Vùng đất Tây Yên Tử của Bắc Giang có duyên với Ngài. Trong quá trình hoằng dương Phật pháp, nơi đây in đậm dấu chân Ngài.

Đức vua Trần Nhân Tông, tên húy là Trần Khâm, sinh năm Mậu Ngọ – 1258 vào ngày 11 tháng 11 âm lịch. Ngài là con trưởng của Đức Vua Trần Thánh Tông và Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm.

Sử sách ghi lại rằng khi Ngài mới sinh ra đã có dung mạo của bậc thánh nhân, thể chất hoàn hảo, thần khí tươi sáng, sắc thái như vàng ròng, nên được vua cha đặt cho tên hiệu là Phật Kim.

Tiểu sử Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông (1258 – 1308)

Đức vua Trần Nhân Tông tên húy là Khâm, sinh ngày 11/11 năm Mậu Ngọ (tức 07/12/1258), là con trưởng của vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng hậu Trần Thị Thiều.

Sinh thời, Ngài có tướng mạo rất phi phàm. Theo Đại Việt Sử ký toàn thư, khi sinh ra, thân Ngài có màu sắc hoàng kim, nước da vàng sáng rất đẹp, nên gọi Ngài là Phật kim. Ngài rất thông minh, hiếu học, đọc hết sách vở, suốt thông nội điển (kinh Phật) và ngoại điển (sách đời).

Vào năm 1274, khi 16 tuổi, Ngài được phong làm Hoàng Thái tử. Mặc dù Ngài từ chối ngôi vị nhưng vua cha không đồng ý. Sau đó, vua cha cưới trưởng nữ của Nguyên Từ Quốc Mẫu cho Ngài (tức là Khâm Từ Hoàng hậu sau này). Tuy Ngài sống trong cảnh gia đình vui hòa, hạnh phúc nhưng tâm Ngài vẫn luôn ưa thích sự tu hành.

Một hôm, vào nửa đêm, Ngài trèo thành trốn đi với ý định vào núi Yên Tử tu hành. Đến chùa Tháp, núi Đông Cứu thì trời vừa sáng. Vì người đã thấm mệt, Ngài bèn vào nằm nghỉ trong tháp. Vị Sư trụ trì ở đây thấy tướng mạo Ngài phi phàm liền làm cơm thiết đãi. Vua cha hay tin, sai các quan đi tìm, bất đắc dĩ Ngài phải quay về cung thành.

Đến năm 21 tuổi (năm 1279), Ngài lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Trần Nhân Tông. Tuy ở địa vị cao sang, Ngài vẫn giữ mình thanh tịnh và thường đến chùa Tư Phước tu tập. Một hôm nghỉ trưa, Ngài mơ thấy trong rốn mọc lên một hoa sen vàng lớn bằng bánh xe, trên hoa sen có Đức Phật vàng. Có người đứng bên cạnh Ngài nói: “Biết Đức Phật này không? Đó là Đức Biến Chiếu Tôn!”. Tỉnh giấc, Ngài đem việc đó tâu lên vua cha. Vua Thánh Tông khen giấc mơ là việc kỳ lạ và đặc biệt.

Những khi giặc Nguyên sang xâm chiếm Đại Việt , Ngài gác việc tu học Phật Pháp để lo giữ gìn xã tắc. Với tài mưu lược sáng suốt, khả năng đoàn kết toàn dân, Ngài đã hai lần cùng các tướng lĩnh lãnh đạo quân dân đánh tan quân xâm lược Nguyên – Mông (1285, 1287 – 1288), bảo vệ vững chắc nền độc lập, tự chủ của dân tộc.

Sau 14 năm trị vì đất nước, đến năm Quý Tỵ (1293), Ngài nhường ngôi cho con là Trần Thuyên (tức vua Trần Anh Tông) và lên ngôi Thái thượng hoàng, để chuẩn bị con đường xuất gia tu hành.

Đến tháng 10 năm Kỷ Hợi (1299), Ngài xuất gia tu hành ở núi Yên Tử (nay thuộc tỉnh Quảng Ninh). Ở đây, Ngài chuyên cần tu tập theo hạnh đầu đà (khổ hạnh), lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu-đà và sáng lập nên dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Sau đó Ngài lập chùa, cất tinh xá, khai giảng để tiếp độ chúng Tăng, vì vậy học chúng đến tu học rất đông.

Tiếp tục tâm nguyện độ sinh, Ngài đến chùa Phổ Minh ở Phủ Thiên Trường (nay thuộc tỉnh Nam Định) lập giảng đường, giảng dạy mấy năm.

Ngài lại vân du đến trại Bố Chính lập am Tri Kiến (nay thuộc tỉnh Quảng Bình) rồi ở đó. Khi tu tập trên núi Yên Sơn thành tựu được sự giác ngộ, Ngài xuống núi đi hoằng dương Phật Pháp, làm lợi lạc cho chúng sinh.

Năm 1308, sau nhiều năm xuất gia tu tập, Thượng hoàng Trần Nhân Tông (hiệu là Trúc Lâm đại sĩ) viên tịch tại am Ngọa Vân, núi Yên Tử.

Với những đóng góp to lớn của vua Trần Nhân Tông cho đạo pháp và dân tộc, Ngài đã được người đời kính trọng, sau được suy tôn là Phật Hoàng Trần Nhân Tông (hay còn gọi là vua Phật Việt Nam).

Phật hoàng Trần Nhân Tông – vị Vua từ bỏ ngai vàng để xuất gia cầu đạo.

Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Sự nghiệp tu hành của Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Rời bỏ ngai vàng, Ngài lên Yên Tử khoác áo cà sa thuyết pháp độ sinh, khai sáng Thiền phái Trúc Lâm – niềm tự hào của Phật giáo Việt Nam. Cùng với tư tưởng “Hòa quang đồng trần” Phật giáo nhập thế, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã khéo léo gắn kết đạo và đời, lấy đạo xây đời và qua đời dựng đạo, hết lòng vì sự phát triển của đất nước, vì hạnh phúc của người dân.

Ngài là Tổ Sư của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, hay còn còn gọi là Sơ Tổ người sáng lập ban đầu. Khi tu hành, Ngài đã khéo léo dung hợp ba dòng thiền là Vô Ngôn Thông, Thảo Đường và Tỳ ni đa lưu chi trong dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử có từ trước thời nhà Trần. Bên cạnh đó, Ngài còn kết hợp cả Nho giáo, Lão giáo và Phật giáo, cho nên gọi là Tam giáo đồng nguyên.

Điều này thể hiện tinh thần hòa hợp của Phật hoàng Trần Nhân Tông khi đã khéo léo dung hợp tất cả tôn giáo về một dòng thiền.

Trong bài giảng Kinh Mi Tiên vấn đáp bài 177 “Đầu đà khổ hạnh có lợi ích gì?”, Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh có chia sẻ rằng một đức vua ngồi trên ngai vàng; sau đó rời ngai, cạo tóc xuất gia tu đầu đà khổ hạnh thì đó không phải chuyện bình thường. Bởi Ngài ý thức được tu khổ hạnh mang lại lợi ích vô cùng.

Chính điều đó cũng khẳng định rằng, vật chất trần gian không phải là gốc đem lại hạnh phúc cho mọi người.

Cả cuộc đời dành tâm huyết cho đạo Pháp và dân tộc, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã có những công lao lớn trong bảo vệ đất nước và xây dựng thiền phái Trúc Lâm, truyền bá đạo Phật, làm lợi ích nhân sinh.

Chư Tăng chùa Ba Vàng tu hạnh đầu đà tiếp nối dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử

Bước theo dấu chân của Sư Tổ Trần Nhân Tông đã đi, chúng ta cần phải học Phật, tu Phật và vận dụng được tinh thần của Phật giáo làm lợi ích trong đời sống hiện tại cho chúng ta và cho nhân loại.

Trải qua hàng trăm năm lịch sử, chùa Ba Vàng – ngôi cổ tự thuộc Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, đã và đang từng bước truyền tải Phật Pháp làm lợi ích cho thế gian; sao cho Phật Pháp được ứng dụng trong đời sống, nâng cao tình đoàn kết, thân ái của dân tộc.

Sư Phụ đã kế thừa và giáo dưỡng cho hàng đệ tử xuất gia tu hành theo tinh thần của dòng Thiền Trúc Lâm mà Sư Tổ đã truyền trao. Đệ tử xuất gia cần tu hành miên mật hạnh độc cư, khổ hạnh đầu đà, như Sư Tổ ngày nào một mình lên nơi núi rừng để tìm cầu chân lý, cầu đạo giải thoát.

Hiện nay, Tăng chúng chùa Ba Vàng đang cố gắng thực hành miên mật hạnh đầu đà với tâm nguyện thứ nhất là độ mình, thứ hai là làm lợi ích cho chúng sinh để giữ gìn Phật Pháp trường tồn lâu dài ở thế gian.

Dưới sự giáo dưỡng trên Sư Phụ, bất kể ngày hay đêm, nắng nóng hay mưa giông, chư Tăng chùa Ba Vàng vẫn miên mật thực hành Pháp, thức dậy thiền hành vào lúc đêm khuya, chiến đấu với ngoại cảnh khắc nghiệt.

Chư Tăng ngày đêm tu tập trong rừng, thực hành ăn ngày một bữa. Đây là phương pháp tu tập của Tăng chúng có từ thời Đức Phật tại thế: chư Tăng ngày ăn một bữa, thường ở trong rừng, ngủ dưới gốc cây bởi rừng là môi trường rất tốt cho hành giả tu tập.

Như vậy, việc chúng ta nối tiếp tinh thần Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử chính là giữ gìn mạng mạch Phật Pháp. Bởi tinh thần của Thiền phái Trúc Lâm đó là “Hòa quang đồng trần”. Không chỉ ở trong chùa, núi rừng, mà ngay ở phố thị, tại gia, việc đưa Phật Pháp vào cuộc sống là giá trị đích thực của nhân sinh và đúng với tinh thần Đức Phật cứu độ chúng sinh.

Đã 714 năm kể từ ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông – vị Tổ thứ nhất của Thiền phái Trúc Lâm nhập Niết bàn, những giá trị Ngài để lại cho nhân thế vẫn còn lưu lại cho đến ngày hôm nay.

Ngài không những là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, còn là con người vĩ đại để nhân loại đời đời học tập, noi bước theo.

Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Tây Yên Tử Linh Thiêng 

Trong một lần trò chuyện, ông Nguyễn Đình Bưu, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh Bắc Giang chia sẻ với tôi, chúng ta nên quan tâm nghiên cứu góc độ Trần Nhân Tông là nhà quân sự trong hoạt động ở vùng Yên Tử. Là người đã hai lần cầm quân chiến đấu với giặc Nguyên – Mông ắt hẳn Ngài phải có tinh thần cảnh giác cao độ với giặc phương Bắc.

Việc tu hành ở đỉnh núi Yên Tử, nơi có tầm bao quát lớn ra biển Đông cũng chính là biện pháp phòng ngừa từ sớm, từ xa khi có giặc lâm le bờ cõi.

Đồng tình với quan điểm này, mới đây dự hội thảo về Phật hoàng Trần Nhân Tông tại Bắc Giang, nhà sử học Dương Trung Quốc nói với tôi rằng ông đã từng đề nghị với nhà nước xây dựng tượng Anh hùng dân tộc Trần Nhân Tông tại Yên Tử, tức là pho tượng đứng, chứ không chỉ những pho tượng ngồi trong chùa như hiện nay.

Chùa Vĩnh Nghiêm tọa lạc nơi hợp lưu của sông Lục Nam và sông Thương. Chùa nhìn ra ngã ba sông, là cửa ngõ ra vào núi Yên Tử. Đây là trung tâm, nơi đào tạo tăng đồ cho cả nước, nơi phát tích Tam Tổ phái Thiền Trúc Lâm của Phật giáo Việt Nam.

Có thể thấy, từ ngôi chùa Vĩnh Nghiêm linh thiêng, huyền diệu, con đường hoằng dương Phật pháp của các phật tổ bắt đầu khai mở và phát triển huy hoàng. Câu ca mà đọc lên thấy ngay không khí Phật giáo triều Trần chính là: “Ai qua Yên Tử – Quỳnh Lâm, Vĩnh Nghiêm chưa đến, thiền tâm chưa đành”.

Đáng chú ý, qua nhiều năm điền dã, các nhà nghiên cứu đã chứng minh được mối liên hệ giữa chốn tổ Vĩnh Nghiêm với đỉnh thiêng Tây Yên Tử qua hệ thống chùa, tháp dọc sườn Tây Yên Tử, những nơi đó đều in đậm dấu chân Phật hoàng Trần Nhân Tông

Vì vậy, “Theo dấu chân Phật hoàng” là gợi mở về một sản phẩm du lịch, nằm trong sản phẩm du lịch được tỉnh Bắc Giang xác định là chủ lực, du lịch văn hóa – tâm linh.

Thực tế thấy rằng, du lịch văn hóa – tâm linh là sản phẩm tạo ra bước đột phá cho phát triển du lịch của tỉnh Bắc Giang trong những năm gần đây mà trọng điểm là vùng Tây Yên Tử linh thiêng.

Khúc tưởng niệm Phật Hoàng 

Tôi có may mắn được gặp gỡ, trao đổi với nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ có vốn hiểu biết sâu sắc và có nhiều sáng tác về Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Nhà thơ Trần Ninh Hồ là người con quê hương Bắc Giang không chỉ có nhiều bài thơ về Trần Nhân Tông mà ông còn dành nhiều thời gian nghiên cứu dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử với tư tưởng nhập thế “Cư trần lạc Đạo”, “Hòa quang đồng trần” là dòng thiền mang bản sắc riêng của Đại Việt.

Tôi đã nhiều lần được nghe nhà thơ Trần Ninh Hồ hào hứng đọc và giảng giải về bài thơ khúc tưởng niệm minh đế triều Trần, như sau: “Quét lưới dọc bể đông Tự ngẫm trầm luân sóng Một ngày trước bệ rồng Biết rồng không là cá  20 tuổi trị vì.

Thấy mình là thiên hạ Dẹp giặc dựng thái bình/ Đời hỏi còn chi lạ 40 tuổi lên đây Xuống tóc hóa nghìn tuổi Ngọc tỷ chửa rời tay Đã xem như đá cuội/ Bao thế kỷ gập ghềnh Khúc khuỷu những sự tích/ Khói sương nào là đích  Đã khuất cả vào mây”.

Với những nghiên cứu của mình về Trần Nhân Tông, nhà thơ Trần Ninh Hồ đúc kết, đó là danh nhân kiệt xuất: “Khi làm vua là minh đế, khi cầm quân là danh tướng, đi tu là phật tổ, làm thơ là đại thi sĩ”.

Đức vua Trần Nhân Tông, tên húy là Trần Khâm, sinh năm Mậu Ngọ – 1258. Ngài là con trưởng của Đức vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng hậu Trần Thị Thiều.

Năm 16 tuổi, Ngài được lập làm Hoàng Thái tử và trong năm đó Ngài kết duyên cùng công chúa Quyên Thanh, là trưởng nữ của Hưng Đạo Đại Vương. Ngài được truyền ngôi vua khi chưa đầy 20 tuổi.

Khi giặc Nguyên – Mông xâm chiếm nước ta, vua Trần Nhân Tông đã trực tiếp lãnh đạo quân dân Đại Việt hai lần chiến thắng giặc phương Bắc vào các năm 1285 và 1288. Hào khí Đông A quật cường, Ngài đã cảm hứng bằng hai câu thơ để cổ vũ quân, dân: “Xã tắc hai phen chồn ngựa đá, Non sông muôn thuở vững âu vàng”.

Trong một lần trò chuyện, ông Nguyễn Đình Bưu, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh Bắc Giang chia sẻ với tôi, chúng ta nên quan tâm nghiên cứu góc độ Trần Nhân Tông là nhà quân sự trong hoạt động ở vùng Yên Tử.

Là người đã hai lần cầm quân chiến đấu với giặc Nguyên – Mông ắt hẳn Ngài phải có tinh thần cảnh giác cao độ với giặc phương Bắc. Việc tu hành ở đỉnh núi Yên Tử, nơi có tầm bao quát lớn ra biển Đông cũng chính là biện pháp phòng ngừa từ sớm, từ xa khi có giặc lâm le bờ cõi.

Đồng tình với quan điểm này, mới đây dự hội thảo về Phật hoàng Trần Nhân Tông tại Bắc Giang, nhà sử học Dương Trung Quốc nói với tôi rằng ông đã từng đề nghị với nhà nước xây dựng tượng Anh hùng dân tộc Trần Nhân Tông tại Yên Tử, tức là pho tượng đứng, chứ không chỉ những pho tượng ngồi trong chùa như hiện nay.

Tóm lại, Trúc Lâm Điều Ngự – Trần Nhân Tông là bậc tôn kính đối với tất cả con cháu chúng ta, và tinh thần của Ngài cần được phát huy đúng mức, nhắc nhởcho con em chúng ta và con cháu mai sau phải luôn nhớ cội nguồn, phải biết trân quí, giữ gìn gia sản quí báu của Tổ tiên, chính đó là nền tảng xây dựng đất nước vững bền.

Trên đây là một số thông tin về Phật Hoàng Trần Nhân Tông mà Đồ Thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về Phật Hoàng Trần Nhân Tông cũng như tiền thân của Phật  ở nơi này nhé!

Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các thông tin khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tôi nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *