Miếu Bà Chúa xứ Bàu Mướp hay Chùa Bàu Mướp tại An Giang từ lâu đã nổi tiếng là vùng đất với nhiều chùa chiền và địa điểm tham quan thu hút khách du lịch như: Núi Cấm, Núi Sam, Chùa Hang,…
Ngoài những địa điểm kể trên, Miễu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp là một trong những ngôi chùa tâm linh và được nhiều du khách hành hương tìm đến.
Vậy nơi đây có nguồn gốc lịch sử thế nào? Hãy cùng Đồ Thờ Hưng Vũ khám phá nhé!
Giới thiệu Miếu Bà Chúa xứ Bàu Mướp
Miếu Bà Chúa xứ Bàu Mướp với tên gọi như vậy sở dĩ là do phía trước chùa có một bàu lớn, trên mặt bàu chứa nhiều dây mướp chằng chịt nên được người dân gọi với tên thân thuộc là Chùa Bàu Mướp.
Ngôi miễu do Phật Thầy Tây An (Đoàn Minh Huyên, 1807 – 1856) và các tín đồ dựng lên giữa thế kỷ 19, để cho người dân đi khai hoang có nơi thờ cúng, thỏa mãn nhu cầu tính ngưỡng tâm linh.Sen được trồng đầy trên mặt bàu vào năm 2008.
Phía trước ngôi miễu có một bàu lớn. Đây là một loại đầm nhỏ (hay ao lớn) chứa nước ngọt thiên nhiên. Nhiều người cho rằng vì mặt bàu có nhiều dây mướp rừng chằng chịt, nên gọi là “bàu Mướp”.
Tuy nhiên, có một ý kiến khác cho rằng chữ “mướp” ở đây không phải là dây mướp mà là loại cây mốp, một loại cây có cộng rễ cứng, ruột mềm chứa nhiều nước, và có thể uống được.Năm 2013, phía trên mặt bàu là một tiểu đình và cầu dẫn bằng xi măng.
Ngôi chính điện thờ Thánh Mẫu Tiên Nương (tiền thân là ngôi miễu ngày xưa) hiện tọa lạc trong khuôn viên rộng nhiều m² (gồm nhiều hạng mục, trong đó quan trọng nhất là ngôi điện thờ vừa kể).
Thánh Mẫu này (mà người dân quen gọi là Bà Chúa Xứ Bàu Mướp) là một nữ thần có quyền năng cai quản xứ sở, theo tục thờ cúng của người dân Nam Bộ.
Ngày 16 tháng 10 năm 2012, UBND tỉnh An Giang đã ra Quyết định số 1814/QĐ-UBND công nhận Miễu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp là di tích “lịch sử và danh lam thắng cảnh” cấp tỉnh, và lễ đón nhận được tổ chức vào sáng ngày 28 tháng 11 năm 2012 .
Miếu Bà Chúa xứ Bàu Mướp ở đâu?
Miễu Bà Chúa xứ Bàu Mướp trước đây thuộc ấp Sơn Đông (xã Thới Sơn, Tịnh Biên), nay thuộc khóm Sơn Đông, thị trấn Nhà Bàng, huyện Tịnh Biên
Cách Núi Sam 11 km (di chuyển khoảng 20 phút), cách thành phố Long Xuyên khoảng 70 km (di chuyển khoảng 1 giờ 40 phút).
Vị trí Miếu Bà Chùa xứ Bàu Mướp
Kiến trúc Miếu Bà Chúa xứ Bàu Mướp
Sân miếu rộng, thoáng đãng, lót đá núi, có nhiều cây xanh, hoa kiểng tạo dáng nghệ thuật cầu kỳ. Hồ sen phía trước là Bàu Mướp năm xưa với những bầy cá tung tăng bơi lội, những đóa sen tỏa hương thơm ngát, không khí trong lành mát mẻ khiến cho du khách cảm thấy lòng an nhiên thanh tịnh.
Miễu gồm 3 gian, 2 chái, nóc cổ lầu, mái tam cấp đổ bê tông ốp ngói men màu vàng âm dương. Dưới các mái gắn diềm ngói hình hoa cúc mãn khai. Bờ nóc trang trí bộ tượng thể khối lưỡng long tranh châu. Các đầu kỳ và các góc mái gắn tượng phụng, dây lá cách điệu, phối hợp nhau thành một thể khối nghệ thuật thẩm mỹ. Mặt dựng viền diềm giữa các cấp mái vẽ các khuôn tranh sơn thủy màu sắc tươi tắn với điển tích, sông núi, làng quê, điểu hoa…, thể hiện sự trù phú của quê hương Thới Sơn.
Miễu Bà kết cấu 4 phần: võ ca, phủ quy, chánh điện và nhà hậu. Vỏ ca không xây vách, tạo không gian rộng rãi, thoáng đãng, tạo thuận lợi cho hoạt động lễ hội, tham quan lễ bái. Nối liền vỏ ca với chính điện là căn phủ quy. Nơi đây đặt 3 bàn thờ: Giữa là bàn thờ Tổ quốc và di ảnh Bác Hồ, hai bên là bàn thờ Tả và Hữu ban ngoại.
Chính điện là nơi thờ tự chính – nơi đặt bàn thờ Thánh Mẫu Tiên Nương (Bà). Mặt bệ bằng đá hoa cương, bên trên là tượng Bà uy nghiêm. Quanh tượng trang trí đèn pha lê mạ đồng, tỏa sáng huyền nhiệm, sắc màu lấp lánh, thể hiện sự uy linh của Bà. Hai bên bệ thờ Bà là bàn thờ Tả ban và Hữu ban với chất liệu gạch xây tô xi măng giả gỗ… Giữa hậu điện là bàn thờ Phật Thầy Tây An với biểu tượng bức Trần điều. Hai bên trái phải là bàn thờ Tổ nhạc lễ và Cửu huyền thất tổ…
Còn có công trình khác ở phía sau chánh điện như: nhà hậu. Hai bên nhà hậu là hai dãy Đông lang và Tây lang nơi làm việc của Ban hội miễu, phòng họp, phòng nghỉ của hương chức đình miễu bạn, phòng tiếp khách và phòng lưu trữ trang phục cùng những bảo vật khách thập phương dâng cúng Bà.
Nhà bia liệt sĩ hình lục giác, rộng 186m2, nền cao 0,6m, cột tròn, mái bê tông ốp ngói. Đây là nơi tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc của thị trấn Nhà Bàng.
Ngoài ra, năm 2018 đã xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng công trình kết hợp “Tượng Phật Di Lặc và Nhà trưng bày nông cụ truyền thống”, tạo một quần thể cảnh quan xứng tầm với Khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh của Miễu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp. Đặc biệt có đồ ăn chay cho khách ghé thăm chùa miễn phí mà rất ngon.
Bên cạnh kiến trúc đẹp, Miễu Bà chúa xứ Bàu Mướp còn là căn cứ bám trụ, hoạt động an toàn của lực lượng cách mạng Thới Sơn (nay là thị trấn Nhà Bàng) trong 2 cuộc kháng chiến giành độc lập, tự do dân tộc. Miễu Bà nằm trong vùng rộng lớn, có địa hình hiểm yếu với Anh Vũ sơn, núi Đất, căn cứ lõm núi Dài nhỏ, liên hoàn cùng các căn cứ cách mạng trong xã và huyện, khống chế đường đi vào quận lỵ Tịnh Biên và quân trường Chi Lăng của địch; là vùng căn cứ cách mạng vững chắc của Chi bộ ấp Sơn Đông và các lực lượng dân quân du kích xã Thới Sơn. Miễu là hậu cứ phục kích bắn tỉa rất lợi hại. Từ nơi đây, các phong trào đấu tranh chính trị, binh vận, võ trang bung ra hoạt động các nơi trong xã, huyện…
Trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ cứu nước, miễu Bàu Mướp là địa điểm sinh hoạt, hội họp, nơi nuôi chứa, tiếp tế lương thực, thuốc uống, cất giấu tài liệu… Căn cứ Bàu Mướp trở thành vùng căn cứ cách mạng an toàn, vững chắc, góp sức đáng kể cùng quân-dân huyện Tịnh Biên giải phóng quê hương.
Với tín ngưỡng dân gian, vẻ đẹp kiến trúc, cùng những đóng góp trong hai cuộc kháng chiến cứu nước, miễu Bà Chúa xứ Bàu Mướp được công nhận là di tích lịch sử văn hóa của tỉnh An Giang năm 2012.
Thời gian lễ hội chùa Bàu Mướp
Vào mỗi độ 19 tháng 4 Âm lịch hàng năm, người dân địa phương và những tín đồ hành hương tề tựu tại Miếu Bà để tham gia lễ vía.
Lễ Vía Bà Chúa Xứ Bàu Mướp được tổ chức với nghi lễ khá long trọng và chu đáo, với mong muốn cầu cho gia đạo của những người dân đến viếng trong ngoài được yên vui, công việc được suôn sẻ, thuận buồm xuôi gió.
Từ đó, sự linh thiêng và màu nhiệm của Bà Chúa Xứ Bàu Mướp đã đi vào tâm thức của những người dân Tịnh Biên nói riêng và tín đồ gần xa nói chung.
Ngoài ra, nếu không có dịp đi vào các ngày lễ, hội thì du khách có thể đi vào bất kỳ dịp nào trong năm. Sẽ rất phù hợp nếu du khách muốn du lịch tâm linh và tận hưởng không gian yên tĩnh, không xô bồ.
Cách di chuyển đến Miếu Bà Chúa xứ Bàu Mướp Tịnh Biên
Miếu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp Tịnh Biên nằm khá gần đường lớn nên cũng dễ di chuyển. Từ trung tâm của thành phố Long Xuyên, bạn di chuyển men theo hướng Quốc lộ 91 khoảng 70 km. Khi đến ngã ba có một con đường đối diện Hội chữ thập đỏ huyện Tịnh Biên, bạn có thể rẽ trái vào khoảng 1km nữa sẽ gặp được Miếu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp.
Trên cung đường này, bạn có thể ngắm được Khu du lịch Núi Sam Châu Đốc từ phía xa vô cùng xinh đẹp và hữu tình.
Ngoài ra, nếu di chuyển từ Thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể đón các tuyến xe khách về thành phố Châu Đốc. Sau đó, bạn hãy đặt ô tô riêng hoặc thuê xe máy rồi di chuyển về Quốc lộ 91 theo hướng Tịnh Biên để đến được với Miếu Bà cũng như tiện thể tham quan các điểm đến lân cận.
Tới chùa Bàu Mướp ăn gì?
An Giang là vùng đất nổi tiếng với nhiều địa điểm ăn uống ngon và đậm chất miền Tây sông nước. Đến với du lịch tâm linh Miễu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp du khách có thể thưởng thức vô vàng món ăn ngon như:
- Các món ăn chay cho những du khách thích ăn chay
- Bún cá Châu Đốc
- Bánh xèo rau núi
- …
Hoặc có thể mua về làm quà các loại đặc sản An Giang: Mắm Châu Đốc, các sản phẩm làm từ thốt nốt,…
Miễu Bà Chúa xứ Bàu Mướp – dấu ấn trăm năm
Hơn 170 năm tồn tại, miễu Bà Chúa xứ Bàu Mướp (phường Nhà Bàng, TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang) là công trình tín ngưỡng tâm linh đặc sắc của vùng Bảy Núi xưa và nay.
Bên cạnh giá trị lịch sử, nơi đây còn mang giá trị văn hóa từ thời khai hoang mở đất và ngày càng được du khách gần xa tìm đến chiêm bái quanh năm.
Giá trị lịch sử
Theo Ban Quản lý Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh miễu Bà Chúa xứ Bàu Mướp (Ban Quản lý), ngôi miễu hình thành từ giữa thế kỷ XIX, khi cụ Đoàn Minh Huyên cùng tín đồ đến vùng này phát hoang, trồng trọt, lập thôn ấp.
Để người dân có nơi thờ cúng, thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng tâm linh trong quá trình lập nghiệp, cụ Đoàn Minh Huyên cho dựng lên ngôi miễu nhỏ. Phía trước miễu là một bàu nước ngọt rất lớn, quanh năm không bao giờ cạn, bên trên có nhiều dây mướp rừng bò chằng chịt.
Do đó, ngôi miễu được gọi tên là miễu Bà Chúa xứ Bàu Mướp cho đến ngày nay. “Thời kỳ đầu, miễu được xây dựng bằng cây lá đơn sơ, mục đích để có nơi cho người dân cúng bái trên vùng đất mới.
Sau đó, ngôi miễu được trùng tu nhiều lần nhưng xuống cấp theo thời gian và chiến tranh. Năm 2008, Ban Hội miễu cùng nhân dân đóng góp kinh phí và công sức xây dựng ngôi miễu uy nghi, to đẹp như hôm nay.
Miễu có lối kiến trúc mang đậm dấu ấn thời Nguyễn, với kiểu dáng 3 gian, 2 chái, nóc cổ lầu. Bố cục chia làm 4 phần: Võ ca, phủ quy, chánh điện và nhà hậu.
Với kiến trúc đẹp mắt và phong cảnh hữu tình, miễu Bà được du khách gần xa khen ngợi, thường lui tới viếng thăm, chiêm bái” – Phó Chủ tịch UBND phường Nhà Bàng Trương Hữu Trung, Trưởng ban Quản lý thông tin.
Trước đó, năm 1994, Ban Hội miễu tiến hành nạo vét hồ Bàu Mướp, phát hiện 2 cổ vật gồm: 1 bàn nghiền lúa và 1 cây nghiền gãy làm hai, có niên đại khoảng 2.000 năm.
Hiện nay, Bảo tàng tỉnh An Giang đang lưu giữ 2 cổ vật này. Ngoài ra, dưới lòng hồ có vồ đá, có hang với đường kính khoảng 6 tấc, độ sâu khoảng 10m hiện nay vẫn còn.
Điều này cho thấy, miễu tọa lạc gần một công trình cổ cách đây hàng ngàn năm, ngày càng thu hút du khách đến tham quan Bà Chúa xứ Bàu Mướp. Trong kháng chiến chống Pháp, miễu Bà là địa điểm sinh hoạt, hội họp của chi bộ ấp Sơn Đông, nơi nuôi chứa, tiếp tế lương thực và cất giấu tài liệu của cán bộ hoạt động cách mạng.
Lực lượng cách mạng tại căn cứ miễu Bàu Mướp không ngừng xây dựng cơ sở ở các khu vực Thới Hòa, Sơn Tây, Thới Thuận và Sơn Đông, được nhân dân trong vùng ủng hộ.
Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cán bộ ta tiếp tục xây dựng căn cứ bí mật tại miễu Bà để tuyên truyền, vận động đồng bào phá “ấp chiến lược”, xây dựng và củng cố lực lượng nòng cốt đấu tranh với địch cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.
“Có thể khẳng định, miễu Bà Chúa xứ Bàu Mướp là công trình ghi dấu ấn lịch sử gắn liền quá trình hình thành và phát triển của vùng đất Nhà Bàng qua mấy trăm năm.
Đây là nơi diễn ra những sự kiện lịch sử cách mạng quan trọng, gắn chặt với quá trình giải phóng, xây dựng quê hương, trở thành niềm tự hào, giáo dục thế hệ hôm nay về lòng yêu nước, cùng chung tay xây dựng phường Nhà Bàng ngày càng phát triển” – Ông Trương Hữu Trung cho hay.
Giá trị văn hóa
“Bên cạnh giá trị lịch sử, miễu Bà Chúa xứ Bàu Mướp còn mang giá trị văn hóa đặc sắc, trở thành điểm đến tâm linh nổi tiếng tại địa phương. Hàng năm, Lễ hội Vía Bà Chúa xứ Bàu Mướp diễn ra vào các ngày 19, 20 và 21/4 (âm lịch) với nhiều hoạt động đặc sắc, được rất đông người dân đến tham gia” – Trưởng Ban Hội miễu Bà Chúa xứ Bàu Mướp Huỳnh Văn Thành cho hay.
Chương trình Lễ hội Vía Bà Chúa xứ Bàu Mướp hàng năm được chia làm 2 phần: Lễ hành chính và lễ truyền thống. Lễ hành chánh được khai mạc vào lúc 8 giờ ngày 19/4 (âm lịch) nhằm tưởng nhớ công ơn các bậc tiền nhân đã gầy dựng nên giá trị tín ngưỡng, văn hóa đặc sắc cho vùng Tịnh Biên hôm nay.
Đặc biệt, lễ hội truyền thống mang tính nhân văn sâu sắc, ăn sâu vào tâm thức cộng đồng cư dân, gồm lễ tắm Bà và nghi thức chánh tế. Trong phần nghi lễ cúng Bà, Ban Hội miễu còn bảo tồn loại hình âm nhạc tín ngưỡng múa – hát bóng rỗi độc đáo.
“Trong không gian tĩnh lặng và linh thiêng của ngôi miễu, đông đảo người dân và du khách cùng chiêm bái, ngưỡng vọng Thánh mẫu Tiên Nương, cầu mong Bà sẽ phù hộ cho họ cuộc sống bình an, hạnh phúc và viên mãn.
Hầu hết du khách đến đây đều khen miễu Bà có kiến trúc đẹp và an ninh tốt. Đây là động lực để chúng tôi tiếp tục cố gắng kiến thiết ngôi miễu ngày càng khang trang, to đẹp cũng như tạo sự an tâm cho cô bác gần xa” – ông Huỳnh Văn Thành cho hay.
Trải qua bao thăng trầm của thời cuộc, miễu Bà Chúa xứ Bàu Mướp vẫn tồn tại và ngày càng khang trang nhằm phục vụ nhu cầu tín ngưỡng, tham quan của du khách gần xa.
Đến với miễu, du khách được sống trong những câu chuyện lịch sử hào hùng đã tồn tại từ thời khai hoang lập làng ở vùng đất Tịnh Biên hàng mấy trăm năm và gửi gắn niềm tin, ước vọng…
Những năm qua, miễu Bà Chúa xứ Bàu Mướp được khách tham quan khắp nơi tìm đến chiêm bái ngày càng đông. Năm 2012, có khoảng 800.000 lượt khách đến chiêm bái và số lượng tăng đều qua các năm. Đến năm 2022, có trên 1,5 triệu lượt khách viếng thăm.
Điều này cho thấy sức hút ngày càng lớn của miễu Bà Chúa xứ Bàu Mướp, nơi đây trở thành điểm đến tâm linh nổi tiếng trên địa bàn tỉnh An Giang.
Những điều chưa nói về Bà Chúa Xứ Bàu Mướp
Theo lời kể của người dân sống gần chùa thì Bà Chúa Xứ Bàu Mướp là một trong 12 vị đệ tử của Phật Thầy Tây An. Bà là một người khá bí ẩn và không thường xuyên xuất hiện trước đám đông nên chỉ một số ít người biết về sự tồn tại của Bà.
Mọi người chỉ biết đến Bà sau khi Bà đã mất vì Bà thường hiển linh giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn. Những người địa phương được Bà giúp đỡ đã đến bà cúng viếng và góp công, góp của xây dựng lại ngôi miếu.
Không chỉ người dân sống quanh vùng mà cả khách du lịch ở thành phố xa xôi cũng tìm đến Bà Chúa Xứ Bàu Mướp để cầu xin bình an và may mắn. Sau khi được Bà phù hộ tai qua nạn khỏi, họ cũng về đây và góp của giúp xây dựng nên ngôi miếu khang trang như ngày nay.
Miếu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp hiện nay được xây dựng trên khuôn viên rộng hơn 17ha. Đây là ngôi miếu vừa mới được dựng nên vào năm 2011 nên vẫn còn khá mới.
Trước khi bước vào tham quan miếu, du khách phải đi qua cổng Tam Quan cao lớn được xây dựng vô cùng chắc chắn. Qua cổng Tam Quan, du khách sẽ tiến vào khuôn viên sân trước của miếu.
Trong sân trước của miếu khá rộng và thoáng mát lại có nhiều cây xanh và tiểu cảnh để du khách đến đây tham quan, vãng cảnh.
Trong miếu vẫn còn một bàu nước ngay sau Chánh Điện nhưng trên bàu đã không còn mướp rừng nữa, thay vào đó là hình ảnh 1 ngôi chùa 1 cột nhỏ thờ Phật Quan Âm và 1 cây si xanh mát nằm 2 bên lối đi dẫn từ Chánh Điện ra giữa hồ.
Trong hồ còn có bầy cá bơi lội và những bông hoa sen nở thơm ngào ngạt… tạo nên một phong cảnh đẹp như chốn thần tiên. Nhiều du khách đến tham quan hồ Bàu Mướp đều nhận xét không khí bình yên và thoáng mát ở đây khiến họ cảm thấy vô cùng thư giãn và dễ chịu.
Bên trong khuôn viên Miếu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp rộng rãi còn có những công trình kiến trúc tiêu biểu như Chánh Điện, nhà Hậu, Đông lang, Tây lang, võ ca, nhà ăn, nhà nghỉ cho các tăng ni…
Trong đó, công trình kiến trúc tiêu biểu làm nên tên tuổi của miếu là Chánh Điện của miếu. Từ một ngôi nhà lá đơn sơ, sau hơn 100 năm, Chánh Điện của miếu biến thành một ngôi đền 3 gian, 2 chái, trên lợp mái đỏ âm dương… vô cùng đẹp mắt và ấn tượng mạnh mẽ với du khách.
Chưa dừng lại ở vẻ đẹp kiến trúc bên ngoài, trong điện thờ Chánh Điện miếu còn được trang trí nhiều hoa văn điêu khắc hình rồng, hình phượng, điểm hoa lá, mặt trời… cùng nhiều bức tranh sơn thủy ghi lại các điển tịch về chùa, đức phật, bà chúa xứ…
Giữa Chánh Điện là nơi đặt bàn thờ Thánh Mẫu đầy uy nghiêm. Phía sau Hậu điện là bàn thờ Phật Thầy Tây An cùng bức Trần điêu của hệ phái Bửu Sơn Kỳ Hương.
Bí ẩn về Bà
Theo như người dân trong làng thuật lại: Bà Chúa Xứ Bàu Mướp chính là một trong 12 vị đệ tử của Phật Thầy Tây An. Với danh tính bí ăn, Bà không thường xuất hiện trước đám đông.
Nhưng sau khi Bà mất, Bà thường hiển linh giúp đỡ người dân gặp khó khăn. Những người dân được Bà phù hộ và đạt được điều nguyện cầu thường sẽ đến viếng bà và góp công sức, góp của để xây dựng Miễu Bà.
Không những những tín đồ tâm linh trong tỉnh. Miễu Bà còn được nhiều tín đồ phương xa tìm đến cầu bình an và may mắn. Sau khi được Bà phù hộ, họ thường quay lại và đền đáp, góp công sức xây dựng chùa, tạo nên ngôi chùa khang trang như hiện tai.
Trên đây là một số thông tin về Miếu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp mà Đồ Thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn. Chùa Bàu Mướp được biết tới là một trong những ngôi chùa tâm linh và được nhiều du khách hành hương tìm đến.
Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về Miếu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp cũng như những điều tâm linh độc đáo ở nơi này
Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các ngôi Miếu khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tôi nhé!
Có thể bạn quan tâm: