Chùa Keo, tên chữ là Thần Quang Tự, là một trong những ngôi chùa của Việt Nam còn giữ lại được nguyên vẹn nét kiến trúc xưa có kiến trúc cổ gần 400 năm, một trong 10 công trình kiến trúc cổ tiêu biểu của Việt Nam. Du khách thập phương tới chùa trước là vãn cảnh, sinh hoạt tâm linh và chiêm bái. Chùa Keo được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt năm 2012, nơi lưu giữ nhiều giá trị nghệ thuật kiến trúc, văn hóa độc đáo.
Tại sao chùa Keo lại nổi tiếng đến vậy, hôm nay hãy cùng theo chân mình để cùng nhau tìm hiểu nhé!
Giới thiệu về Chùa Keo Thái Bình ở đâu ?
Chùa Keo tên chữ là Thiền Quang Tự tọa lạc trên diện tích khoảng 58.000m² nằm ở huyện Vũ Thư, Thái Bình. Với 17 công trình gồm 128 gian xây dựng theo kiểu “Nội công ngoại quốc”. Gần 400 năm tồn tại, những dấu ấn thời gian còn in hằn lên màu rêu phong xưa cũ, cả những lần trùng tu tôn tạo chùa Keo vẫn giữ nguyên kiến trúc độc đáo trở thành một trong những ngôi chùa cổ đẹp nhất Việt Nam.
Tương truyền dân gian kể lại rằng, dưới thời vua Lý Thánh Tông, chùa Keo được xây dựng từ thế kỷ 17 ở ven sông Hồng bởi Thiền sư Dương Không Lộ dưới thời vua Lý Thánh Tông. Sau này khi ông qua đời đã được thờ tự trong chùa. Theo thời gian dòng chảy của sông Hồng làm xói mòn dần nền chùa, sau đó một trận lũ lớn đã cuốn trôi cả làng mạc lẫn ngôi chùa. Dân làng Keo phải bỏ quê xa xứ, một phần tới đông nam hữu ngạn sông Hồng lập nên chùa Keo – Hành Thiện, Nam Định, một phần vượt sông định cư phía đông bắc tả ngạn sông Hồng lập nên chùa Keo, Thái Bình.
Cách thức di chuyển đến chùa Keo
Ngày nay đường xá đã được mở rộng, các phương tiện di chuyển cũng hiện đại hơn vì vậy du khách có thể dễ dàng đến tham quan, lễ bái chùa. Dưới đây là một số cách di chuyển đến chùa Keo thuận tiện nhất:
- Di chuyển bằng các phương tiện cá nhân: Lộ trình gợi ý theo hướng Nút giao thông Đại Xuyên – Nút giao thông Liêm Tuyền – Đường Hà Huy Tập – Trạm thu phí BOT Mỹ Lộc – Đại lộ Thiên Trường – Cầu vượt Nam Định – Cầu Tân Đệ – đường Hùng Vương – rẽ phải nhập vào đường TL463/TL220B – Đi thẳng gần 2 km là đến địa danh chùa keo.
- Di chuyển đến chùa Keo sử dụng phương tiện công cộng: Đối với những du khách muốn để dành sức lực tham quan, chưa từng đến Thái Bình thì có thể bắt xe khách cho đỡ bỡ ngỡ. Một số hãng xe uy tín được nhiều người lựa chọn là: Nhà xe Hải Âu, Nhà xe Khai Nguyên, Nhà xe Phúc Sang…
- Khi đã đến địa phận Thái Bình thì du khách bắt xe ôm hoặc taxi ra chùa. Ngoài ra, từ Thái Bình khách du lịch cũng có thể lựa chọn lên tuyến xe buýt 06 là đến thẳng chùa Keo. Chùa nằm ở cuối tuyến nên bạn không phải lo lắng xuống nhỡ bến.
Chùa Keo Thái Bình thờ ai?
Chùa Keo được đặt tên Hán Việt là Thần Quang Tự. Bên cạnh mục đích thờ Phật, ngôi chùa này cũng tương tự như chùa Keo ở Nam Định khi thờ Thánh Dương Không Lộ (Tiền Phật, hậu Thánh). Vị thánh này là nhà sư thời Lý có kiến thức uyên thâm về Phật giáo. Ngoài ra, nơi đây cũng thờ phụng 1 số người có công lớn xây dựng chùa như: Nguyễn Văn Trụ, Trịnh Thị Ngọc Lễ, Trần Thị Ngọc Duyên, Hoàng Nhân Dũng, Lê Hồng Quốc.
Kiến trúc độc đáo của chùa Keo
Chùa Keo gây ấn tượng bởi lối kiến trúc mang đậm giá trị thuần Việt “Nội công ngoại quốc”. Trên khu đất lên đến 58.000 m2 có tất cả 157 gian với 21 công trình lớn nhỏ. Hai công trình kiến trúc thờ Phật và Thánh Tổ Dương Không Lộ được bố trí quy mô. Trải dài là hệ thống Chùa Phật, Tam Quan, Toàn Thượng Điện, Điện Thánh, hành lang, gác chuông, khu tăng xá… Tam quan nội nổi bật với cánh cửa chạm trổ rồng chầu tinh xảo. Từ khu vực này đi qua sân du khách sẽ tới khu Chùa Phật gồm điện Phật, tòa thiêu hương và Chùa Ông Hộ.
Điểm nhấn độc đáo của khu Chùa Phật là các pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, La Hán, Tuyết Sơn có lịch sử từ thế kỷ XVII, XVIII. Ngoài ra, 2 dãy hành lang Đông, Tây dài rộng còn được xây dựng uốn quanh khu vực Chùa Phật và Đền Thánh. Mặt trước đi qua Tam quan nội và hàng dậu, mặt sau gắn liền với Gác Chuông kết nối thành chữ Quốc. Bên cạnh các công trình kiến trúc quy mô, ngôi chùa này còn có 1 loạt các khu phụ trợ như nhà khách nằm phía Tây và Đông.
Giếng nước là công trình được xây dựng từ lâu đời với phần miệng được xếp ngay ngắn từ những chiếc cối đá. Hiện tại để bảo tồn di tích nguyên vẹn khi đến tham quan khách du lịch sẽ chỉ được đứng ngoài nhìn vì xung quanh đã rào chắn. Tòa gác chuông tại chùa Keo cũng khá đặc biệt khi nằm ở cuối cùng trên con đường Thần Đạo. Tòa tháp có 4 tầng: tầng 1 treo khánh đá, tầng 2 đặt chuông đồng lớn, tầng 3 và tầng thượng đặt 2 chuông đồng cỡ nhỏ.
Những điểm nhấn đặc biệt của chùa keo Thái Bình
Gác chuông chùa Keo
Gác chuông chùa Keo là một công trình nghệ thuật bằng gỗ độc đáo, tiêu biểu cho kiến trúc cổ Việt Nam thời hậu Lê.
Công trình này được dựng trên một nền gạch xây vuông vắn, gác chuông cao 11,04m, có 3 tầng mái, kết cấu bằng những con sơn chồng lên nhau.
Tầng một treo một khánh đá dài 1,20m, tầng hai có quả chuông đồng cao 1,30m đường kính 1m đúc vào thời Lê Hy Tông năm 1686, tầng ba và tầng thượng treo chuông nhỏ cao 0,62m, đường kính 0,69m đúc năm 1796.
Nơi lưu giữ di vật chùa
Chùa Keo còn là nơi hiện đang lưu giữ và 197 di vật, cổ vật gắn với lịch sử hình thành và phát triển của chùa (từ thế kỷ XVII đến nay), được tạo tác từ nhiều loại chất liệu (gỗ, đá, đồng), có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học đặc sắc.
Với những giá trị đặc biệt về văn hóa lịch sử, năm 2012, quần thể chùa Keo được công nhận di tích cấp quốc gia đặc biệt.
Nên đến Chùa Keo vào thời điểm nào?
Du khách có thể ghé thăm chùa Keo vào bất cứ thời điểm nào trong năm để cầu nguyện may mắn, an lành, tài lộc cho bản thân và gia đình. Đặc biệt là trong các dịp Tết Nguyên Đán, Lễ Vu Lan… chùa cũng tổ chức nhiều hoạt động mang đậm nét đẹp Phật giáo như: thả cá, thả chim phóng sinh, giảng đạo…
Ngoài ra, lễ hội chùa Keo từ năm 2017 đã được nhà nước công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam. Vì thế, dịp lễ hội nơi đây tổ chức rất nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn. Ngày hội diễn ra trong khoảng từ 13/9 – 15/9 (Âm lịch) hàng năm tái hiện lại những dấu mốc quan trọng của vị Quốc sư Dương Không Lộ.
Chùa Keo Thái Bình mở hội ngày nào?
Lễ hội xuân – Lễ hội chùa Keo Thái Bình có nhiều trò chơi, trong đó trò chơi kéo lửa thổi cơm là trò chơi cổ được lưu truyền nhiều năm, tham gia chơi có 4 đội đại diện cho các phe.
Hội thu từ ngày 13 đến ngày 15 tháng Chín âm lịch mang đậm tính chất hội lịch sử, tái hiện lại cuộc đời của Quốc sư Dương Không Lộ.
Năm 2017, lễ hội chùa Keo Thái Bình đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Tham quan du lịch Chùa Keo có gì ?
Toàn bộ ngôi chùa được làm bằng gỗ lim dùng mộng gỗ ghép lại với nhau, dẫu vậy qua mấy trăm năm kiến trúc gỗ vẫn rất chắc chắn. Các cột, kèo đều được chạm khắc tinh xảo bởi bàn tay những người nghệ nhân thời Hậu Lê.
- Tam quan ngoại: Từ cổng đi vào Tam quan được trồng cây xanh 2 bên, những du khách phương xa hành hương đến hương chọn đây làm nơi nghỉ trưa. Nổi bật nhất là cột cờ được làm bằng gỗ cao tới 25m cũng chính là điểm đầu tạo nên đường Thần Đạo kiến trúc đặc sắc của chùa.
- Tam quan nội: Đi qua Tam quan nội, du khách sẽ vào tới nơi thờ phụng các vị thần, dâng lễ, cầu khấn. Tam quan nội có vẻ đẹp bình dị, hai bên tam quan có hai cửa ngách xây bằng gạch. Đây cũng chính là cánh cửa đẹp nhất trong số các cánh cửa kiến trúc cổ Việt Nam.
- Tháp chuông ở chùa Keo Thái Bình: Sau khi tham quan hết các nhà thờ điện, đừng nên bỏ qua tòa gác chuông. Nơi đây là điểm cuối trong toàn thể cấu trúc đường Thần Đạo của chùa.
- Toàn bộ khung gác của chuông đều được làm bằng gỗ ghép lại: Tòa tháp chuông được chia thành các tầng, tầng đầu tiên treo khánh đá, tầng thứ 2 treo một chiếc chuông lớn đúc hoàn toàn bằng đồng, trên tầng 3 và tầng thượng treo 2 chiếc chuông đồng nhỏ.
- Chùa thờ Phật: Chùa thờ Phật gồm ba ngôi nhà nối vào nhau.Chùa Hộ ở ngoài, ngôi nhà ở giữa là ống Muống và trong cùng là Phật điện. Khu thờ Phật của Chùa có gần 100 pho tượng trong đó phải kể đến những bức tượng nổi tiếng như Thích Ca nhập Niết bàn, tượng Bồ Tát Quan Âm Chuẩn Đề đặt giữa tượng Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát.
- Khu thờ thánh Không Lộ – Lý Quốc Sư: Nằm ngay phía sau khu thờ Phật, gồm 4 tòa: Giá Roi, Thiêu Hương, Phục Quốc và Thượng Điện. Đền Thánh lớn hơn chùa Phật 7 gian, toà Thượng Điện hiện còn đang đặt pho tượng thiền sư Không Lộ bằng gỗ trầm hương đặt trong cung cấm có tuổi đời gần nghìn năm. Phía ngoài có một giếng nước từng dùng giã gạo nuôi thợ xây chùa.
- Gác chuông: Đây là công trình nghệ thuật bằng gỗ độc đáo, tiêu biểu cho kiến trúc cổ Việt Nam thời hậu Lê. Tọa lạc trên một nền gạch vuông vức, cao hơn 11m với 3 tầng má là những con sơn chồng lên nhau. Tầng một treo khánh đá, tầng hai treo một quả chuông đồng đúc từ năm 1686, trên tầng ba có hai quả chuông nhỏ.
- Nơi lưu giữ di vật chùa: Ngoài rất nhiều pho tượng, chùa Keo hiện còn lưu gần 200 di vật, cổ vật gắn với lịch sử hình thành và phát triển của chùa , được tạo tác từ nhiều loại chất liệu. Tiêu biểu nhất phải kể đến 2 Bảo vật quốc gia là Hai cánh cửa chạm rồng và Hương án.
Những lưu ý khi đến chùa Keo
Trong văn hóa của Việt Nam, chùa Keo luôn được biết đến là nơi linh thiêng do đó khách du lịch cần chú ý một số điểm sau:
- Không ăn mặc phản cảm, tránh những trang phục có quá nhiều màu sắc, lòe loẹt, ngắn cũn cỡn làm mất đi tính thanh tịnh, trang nghiêm của chùa Keo.
- Không tự ý giẫm đạp lên cây trồng trong khuôn viên, bẻ cành hay cầm nắm, lấy đi bất cứ đồ vật nào khi chưa được sự cho phép của sư thầy.
- Không để chân lên bàn ghế kê trong chùa. Nếu có rác cần vứt đúng nơi quy định để tránh gây ra ô nhiễm môi trường.
- Đến chùa để tâm thanh tịnh, an yên do đó du khách nên tận hưởng cảnh chùa thay vì cười đùa, nói năng to tiếng.
Trên đây là một số thông tin về Chùa Keo mà Đồ thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn về một ngôi chùa nằm ở Thái Bình. Hy vọng nôi dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về ngôi chùa Keo này nhé!
Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các ngôi chùa khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tớ nhé!