Bát Nhã Tâm Kinh là gì? Tụng Bát Nhã Tâm Kinh có tác dụng gì? Bát Nhã Ba La Mật là gì? Từ lâu Bát Nhã Tâm Kinh là “ngọn đuốc” soi sáng con đường giác ngộ, tỉnh thức của những người tu Phật.
Không chỉ là bài kinh về tâm thông thường mà còn là tâm sắc bén, là cái trí để thông tuệ cội nguồn của mọi sự vật, hiện tượng trên thế gian.
Vậy Bát Nhã Tâm Kinh bản có chữ đầy đủ thế nào? Lịch sử ra đời cuốn kinh này ra sao? Sau đây hãy cùng Đồ Thờ Hưng Vũ tìm hiểu nhé!
Bát Nhã Tâm Kinh là gì?
Bát Nhã Tâm Kinh là văn bản nổi tiếng nhất của Phật Giáo Đại Thừa và Thiền tông, là tinh hoa của trí tuệ nhân loại với khoảng 260 chữ. Đây cũng là bộ kinh tinh yếu của bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 cuốn. Bát Nhã Tâm Kinh còn được gọi là Bát-nhã-ba-la-mật-đa tâm kinh (phiên latinh từ Phạn ngữ: Maha Prajñā Pāramitā Hridaya Sūtra, Prajnaparamitahridaya Sutra; Anh ngữ: Heart of Perfect Wisdom Sutra, tiếng Hoa: 般若波羅蜜多心經) hay Tâm Kinh
Kinh này được hầu hết các Phật tử tại Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản, Tây Tạng, và Trung Quốc, Hàn Quốc,… biết đến và rất thường dùng trong việc đọc tụng. Vài năm gần đây, bộ kinh này còn được nhiều người Châu Âu và Châu Mỹ lưu truyền.
Theo giáo lý Phật pháp, kinh Bát Nhã là ngọn đuốc soi sáng con đường giác ngộ, Bát Nhã là trí tuệ là sự tinh tấn để nhìn thấu sự thật mọi vật trên đời. Đức Phật muốn dân chúng hiểu rằng, con đường tu hành là con đường để giác ngộ, vượt qua chướng ngại vật trong cuộc sống.
Với người tu Phật, kinh Bát Nhã chính là ngọn đuốc để soi sáng con đường giác ngộ, tỉnh thức. Bát Nhã chính là trí tuệ, sự tinh tấn có thể nhìn thấu sự thật của mọi việc trên đời.
Bát Nhã Tâm Kinh không chỉ là bài kinh về tâm thông thường mà đây chính là tâm sắc bén của mỗi người, là cái trí để thông tuệ cội nguồn của mọi sự vật, hiện tượng trên thế gian này.
Đức Phật muốn chúng ta hiểu được con đường tu hành đi đến giải thoát và đạt giác ngộ là một con đường đầy gian nan, không hề dễ dàng, phải vượt qua nhiều chướng ngại vật, mà muốn vượt qua những khó khăn ấy thì Phật tử cần tụng niệm tâm kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa: qua đi, qua đi, qua, tích cực qua bờ bên kia đi, qua bờ bên kia sự giác ngộ sẽ được viên thành (Yết -đế. Yết-đế. Ba la yết-đế. Ba la tăng yết-đế. Bồ-đề tát-bà-ha).
Bát Nhã Ba La Mật là gì?
Bát Nhã Ba La Mật là Huệ tới bờ bên kia, nghĩa là ngài đã đi qua hết chặng đường tu tập, bây giờ đã tới mức cuối cùng, nghĩa là đã qua tới bờ giải thoát, và kết quả là ngài đạt Trí Tuệ siêu vượt, nhận ra bản thể của Ngũ uẩn là trống không.
Nguồn gốc Bát Nhã Tâm Kinh
Bộ Kinh Đại Bát Nhã gồm 40 cuốn, trong đó Bát Nhã Tâm Kinh là một cuốn kinh rất quan trọng nhất. Nguồn gốc chính xác của Bát Nhã Tâm Kinh đến nay vẫn chưa được xác định, theo Red Pine có thể bản ghi sớm nhất của bộ kinh này là bản dịch Tiếng Trung xuất hiện từ những năm của thế kỷ 2 (sau công nguyên).
Tính đến thế ký thứ 8, bản dịch này xuất hiện thêm một bài giới thiệu và kết luận. Đây là phiên bản có kết cấu dài hơn và được Phật giáo Tây tạng công nhận, tuy nhiên phiên bản này không phổ biến bằng phiên bản ngắn có mặt trước đó.
Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật là tên gọi khác của Bát Nhã Tâm Kinh được biên soạn thành một phiên bản mới phổ biến rộng rãi ở vùng Đông Á với cái tên khác là Kinh Kim Cang hay Kinh Kim Cương.
Lịch sử Bát Nhã Tâm Kinh
Tình trạng xuất hiện của kinh này không được các tác giả thống nhất. Thời điểm ra đời của nó có thể là từ năm 100 TCN đến thế kỷ thứ 2 và một số tác giả cho rằng bài kinh này do bồ tát Long Thọ (Nàgàrjuna) viết. Tuy nhiên, lời thoại của trong Kinh này vẫn là lời thoại chúng thời Phật tại thế. Vì vậy những tác giả cho rằng “Kinh có sau thời Đức Phật” đó vẫn là giả thuyết mơ hồ.
Bản kinh phổ biến nhất ở Việt Nam là bản của sư Trần Huyền Trang (Tam Tạng) sau khi thỉnh kinh về đã dịch lại vào năm 649. Trước đó đã có nhiều sư dịch từ tiếng Phạn ra Hán ngữ trong đó có Cưu Ma La Thập (402-412), Nghĩa Huyền, Pháp Nguyệt, Bát Nhã và Lợi Ngôn, Trí Tuệ Luận, Pháp Thành, và Thi Hộ.
Kinh cũng đã được sự chú giải của rất nhiều sư từ nhiều quốc gia. Riêng ở Việt Nam, người chú giải kinh này đầu tiên là thiền sư Đạo Tuân Minh Chánh ở chùa Bích Động (tỉnh Ninh Bình) thời vua Minh Mạng.
Ý nghĩa của Bát Nhã Tâm Kinh
Trong Phật giáo Đại Thừa, lòng từ bi thường được thảo luận dưới góc độ của tuyệt đối và sự tương đối. Từ bi tuyệt đối là từ bi trong ánh sáng của Tánh không, tất cả chúng sinh đều trống rỗng.
Tất cả chúng sinh, do đức tính trống rỗng của họ đã được giải phóng như trong Bát Nhã Tâm Kinh đã nói khổ đau trống rỗng và sự giải thoát khỏi khổ cũng trống rỗng.
Lòng từ bi tuyệt đối đã làm cho mọi người duy trì việc hỗ trợ, giúp đỡ chúng sinh vô tận mà không suy nghĩ.
Lòng từ bi tương đối dựa trên quan điểm rộng lớn về bản chất trống rỗng của cuộc sống, trong mối liên hệ giữa trái tim và sự tham gia.
Bản thân xem việc đó là điều không thể nhưng cùng nhau tạo ra thì cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn.
Bát Nhã Tâm Kinh truyền đạt bản chất của trái tim đó là “Sự hoàn hảo của trí tuệ hay cái nhìn sâu sắc”. Nó không phức tạo và cũng không cung cấp cho chúng ta tất cả những chi tiết.
Giống như một bản ghi nhớ ngắn gọn để suy ngẫm tất cả các yếu tố trong cuộc sống tâm linh. Từ quan điểm của những gì chúng ta đang có cho tới con đường giác ngộ và những gì chúng ta đạt được khi kết thúc con đường đó.
Nếu muốn tìm hiểu tất cả các chi tiết, bạn hãy đọc bộ Đại Bát Nhã khoảng 21.000 trang trong kinh điển Phật giáo Đại Thừa nhưng ý nghĩa của Bát Nhã đều được cô đọng trong bản kinh với 260 chữ.
Tánh không trong Bát Nhã Tâm Kinh là gì?
Tánh không là một học thuyết của truyền thống Đại Thừa, đây cũng là học thuyết gây tranh cãi nhiều nhất trong Phật giáo.
Thông thường chúng ta hiểu rằng “ tánh không” có nghĩa là không có gì tồn tại. Nhưng trong Tứ Diệu Đế, Đức Phật nói rằng những đau khổ của chúng ta đều đến từ chính ý nghĩ rằng chúng ta tồn tại một cách độc lập với cái tôi nội tại. Nhận thức được triệt để bản chất nội tại này chính là ảo tưởng mà chúng ta dính mắc và bám chấp vào nó, giải phóng chúng ra khỏi đau khổ.
Trong Bát Nhã Tâm Kinh có câu: Sắc Tức Thị Không – Không Tức Thị Sắc. Câu nói này có nghĩa là gì? Sắc ở đây được hiểu là vật chất hay hình tướng. Những gì chúng ta cảm nhận được thông qua 5 giác quan. Không có nghĩa là chơn không hay vô tướng. Chúng ta phải biết khi nào “sắc” khi nào “không” . Để có thể giải thoát khỏi khổ đau trong cuộc sống.
Trong Bát Nhã Tâm Kinh, Bồ tát giải thích rằng. Tất cả các hiện tượng đều là những biểu hiện của Tánh không. Trống rỗng với những đặc tính vốn có. Bởi vì các hiện tượng không có các đặc tính vốn có. Chúng không sinh ra cũng không bị phá hủy, không tinh khiết, không ô uế, không đến hay đi.
Tụng Bát Nhã Tâm Kinh có tác dụng gì?
Bát Nhã Tâm Kinh nói về 2 chủ đề lớn là Không và Chân Như. Chủ đề “Không” đưa đến thoát khổ; chủ đề “Chân Như” đưa tới trí tuệ kiên toàn.
Dù tụng hay nghe Bát Nhã Tâm Kinh thì mọi người đều thừa hưởng nhiều tác dụng, lợi ích, phải kể đến như:
Mở mang trí tuệ
Trí tuệ của con người luôn cần có thêm kiến thức và kinh Phật là một kho tàng kiến thức khổng lồ với các điển tích, những thông tin đúng đắn trong suốt chiều dài lịch sử.
Vậy nên, việc tụng kinh Bát Nhã thường xuyên sẽ giúp mọi người thấu hiểu được rất nhiều kiến thức. Từ đó, mọi người tiếp cận được rất nhiều thông tin hữu ích về cuộc sống, kiếp trước, kiếp sau và cõi nhân sinh.
Định tâm
Tác dụng tiếp theo của kinh Bát Nhã đó chính là giúp mọi người định tâm. Khi tụng bài kinh này, mọi người sẽ giữ được tâm hồn bình an, vượt qua được mọi giông tố, gian nan trong cuộc đời.
Đây cũng chính là lý do vì sao Bát Nhã Tâm Kinh được nhiều người lựa chọn để đọc tụng hàng ngày.
Có nhiều công đức
Có được công đức, sự may mắn, bình an chính là điều mà bất kỳ ai mong muốn khi tụng kinh. Và điều này hoàn toàn có thể khi bạn tụng kinh Bát Nhã thường xuyên.
Không những thế còn giúp bạn có thêm nhiều công đức sâu dày để cuộc sống ở kiếp này, kiếp sau đều tốt đẹp.
Bài kinh Bát Nhã có chữ đầy đủ
Sau đây Đồ Thờ Hưng Vũ sẽ tổng hợp bản tụng Hán – Việt và dịch nghĩa của Bát Nhã Tâm Kinh như sau:
Bản tụng Hán – Việt
Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách.
Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức diệc phục như thị.
Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành thức.
Vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, vô sắc, thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới. Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận.
Vô khổ, tập, diệt, đạo. Vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố. Bồ đề tát đõa y Bát nhã Ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn.
Tam thế chư Phật, y Bát nhã Ba la mật đa cố, đắc A nậu đa la Tam miệu Tam bồ đề.
Cố tri Bát nhã Ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư.
Cố thuyết Bát nhã Ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết: Yết đế yết đế, bala yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.
Bản dịch nghĩa Bát Nhã Tâm Kinh
Ngài Bồ Tát Quán Tự Tại khi thực hành thâm sâu về trí tuệ Bát Nhã Ba La Mật, thì soi thấy năm uẩn đều là không, do đó vượt qua mọi khổ đau ách nạn. Nầy Xá Lợi Tử, sắc chẳng khác gì không, không chẳng khác gì sắc, sắc chính là không, không chính là sắc, thọ tưởng hành thức cũng đều như thế.
Nầy Xá Lợi Tử, tướng không của các pháp ấy chẳng sinh chẳng diệt, chẳng nhơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt. Cho nên trong cái không đó, nó không có sắc, không thọ tưởng hành thức. Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý. Không có sắc, thanh, hương vị, xúc pháp. Không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới.
Không có vô minh, mà không có hết vô minh. Không có già chết, mà cũng không có hết già chết. Không có khổ, tập, diệt, đạo. Không có trí cũng không có đắc, vì không có sở đắc.
Khi vị Bồ Tát nương tựa vào trí tuệ Bát Nhã nầy thì tâm không còn chướng ngại, vì tâm không chướng ngại nên không còn sợ hãi, xã lìa được cái điên đảo mộng tưởng, đạt cứu cánh Niết Bàn. Các vị Phật ba đời vì nương theo trí tuệ Bát Nhã nầy mà đắc quả vô thượng, chánh đẳng chánh giác.
Cho nên phải biết rằng Bát nhã Ba la mật đa là đại thần chú, là đại minh chú, là chú vô thượng, là chú cao cấp nhất, luôn trừ các khổ não, chân thật không hư dối. Cho nên khi nói đến Bát nhã Ba la mật đa, tức là phải nói câu thần chú: Yết đế yết đế, bala yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha (có nghĩa là: Qua rồi qua rồi, qua bên kia rồi, tất cả qua bên kia rồi, giác ngộ rồi đó).
Bản phổ kệ thầy Thích Nhất Hạnh
Bản tụng Bát Nhã Tâm Kinh phổ kệ của thầy Thích Nhất Hạnh như sau:
Bồ Tát Quán Tự Tại
Khi quán chiếu thâm sâu
Bát Nhã Ba La Mật
(tức Diệu Pháp Trí Độ)
Bổng soi thấy năm uẩn
Đều không có tự tánh
Thực chứng điều ấy xong
Ngài vượt thoát tất cả
Mọi khổ đau ách nạn.
Nghe đây Xá Lợi Tử:
Sắc chẳng khác gì không
Không chẳng khác gì sắc
Sắc chính thực là không
Không chính thực là sắc
Còn lại bốn uẩn kia
Cũng đều như vậy cả.
Xá Lợi Tử nghe đây:
Thể mọi pháp đều không
Không sanh cũng không diệt
Không nhơ cũng không sạch
Không thêm cũng không bớt
Cho nên trong tánh không
Không có sắc, thọ, tưởng
Cũng không có hành thức
Không có nhãn, nhĩ, tỷ
Thiệt, thân, ý (sáu căn)
Không có sắc, thanh, hương
Vị, xúc, pháp (sáu trần)
Không có mười tám giới
Từ nhãn đến ý thức
Không hề có vô minh
Không có hết vô minh
Cho đến không lão tử
Cũng không hết lão tử
Không khổ, tập, diệt, đạo
Không trí cũng không đắc
Vì không có sở đắc
Khi một vị Bồ Tát
Nương Diệu Pháp Trí Độ
(Bát Nhã Ba La Mật)
Thì tâm không chướng ngại
Vì tâm không chướng ngại
Nên không có sợ hãi
Xa lìa mọi vọng tưởng
Xa lìa mọi điên đảo
Đạt Niết Bàn tuyệt đối
Chư Bụt trong ba đời
Y Diệu Pháp Trí Độ
Bát Nhã Ba La Mật
Nên đắc vô thượng giác
Vậy nên phải biết rằng
Bát Nhã Ba La Mật
Là linh chú đại thần
Là linh chú đại minh
Là linh chú vô thượng
Là linh chú tuyệt đỉnh
Là chân lý bất vọng
Có năng lực tiêu trừ
Tất cả mọi khổ nạn
Cho nên tôi muốn thuyết
Câu thần chú Trí Độ
Bát Nhã Ba La Mật
Nói xong đức Bồ Tát
Liền đọc thần chú rằng:
Yết đế, Yết đế
Ba la Yết đế
Ba la Tăng yết đế
Bồ đề tát bà ha
Phổ thơ lục bát:
Khi hành Bát Nhã Ba La
Ngài Quán Tự Tại soi ra tột cùng
Thấy ra năm uẩn đều Không
Bao nhiêu khổ ách khốn cùng độ qua
Này Xá Lợi Tử xét ra
Không là sắc đó, sắc là không đây
Sắc cùng không chẳng khác sai
Không cùng sắc vẫn sánh tài như nhau
Thọ, tưởng, hành, thức uẩn nào,
Cũng như sắc uẩn ,một màu không không
Này Xá Lợi Tử ghi lòng
Không không tướng ấy, đều không tướng hình
Không tăng giảm, không trược thanh
Cũng không diệt, cũng không sanh pháp đồng
Vậy nên trong cái chơn không
Vốn không năm uẩn, cũng không sáu trần
Mắt, tai, mũi, lưỡi, ý, thân
Vị, hương, xúc, pháp, cùng phần sắc, thinh
Từ không giới hạn mắt nhìn
Đến không ý thức, vô minh cũng đồng
Hết vô minh, cũng vẫn không
Hết già, hết chết, cũng không có gì
Không khổ, tập, diệt, đạo kia
Trí huệ chứng đắc cũng là không không
Sở thành, sở đắc bởi không
Các vị Bồ Tát nương tùng huệ năng
Tâm không còn chút ngại ngăn
Nên không còn chút băng khoăng sợ gì
Đảo điên mộng tưởng xa lìa
Niết Bàn mới đến bên kia bến bờ
Ba đời chư Phật sau, xưa
Đắc thành Chánh Giác cũng nhờ huệ năng
Trí huệ năng lực vô ngần
Đại Minh vô thượng, Đại Thần cao siêu
Trí huệ năng lực có nhiều
Thật là thần chú trừ tiêu não phiền
Trí huệ năng lực vô biên
Dẫn đường giải thoát qua bên giác ngàn
Liền theo lời chú thuyết rằng:
Độ tha giác ngộ khắp trần chúng sanh.
Yết đế, yết đế
Ba la yết đế
Ba la tăng yết đế
Bồ đề Tát bà ha
Ý nghĩa câu thần chú trong Bát Nhã Tâm Kinh
Nguyên văn tiếng Phạn là : “Gate Gate Pāragate Pārasaṃgate Bodhi Svāhā”
Các nhà biên dịch ra tiếng Trung Quốc như Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang đã phiên âm câu chú này ra chữ Hán thành:
- 揭帝 揭帝 般羅揭帝 般羅僧揭帝 菩提 僧莎訶
Nếu người Trung Quốc đọc câu phiên âm này thì nghe gần giống như âm của câu tiếng Phạn. Nhưng người Việt chúng ta đọc theo âm Hán Việt thành:
- Yết Đế Yết Đế Ba La Yết Đế Ba La Tăng Yết Đế Bồ Đề Tát Bà Ha
Ý nghĩa câu thần chú
- Gate: suy ra từ động từ “gam”, nghĩa là đi
- Pāragate: pāra là danh từ giống đực, có nghĩa là sự mang qua; sự băng qua; khi giống trung, có nghĩa là bờ bên kia, sự đạt đến mức xa nhất. Cho nên pāragate là đã đi qua bờ bên kia.
- Pārasaṃgate: tiền tố “saṃ” trước động từ có nghĩa là cùng nhau hay hoàn toàn, trọn vẹn. Như thế pārasaṃgate là đã đi hoàn toàn qua bờ bên kia.
- Bodhi: danh từ giống cái, có nghĩa là sự giác ngộ.
- svāhā (ind) là tán thán từ, nguyên là từ dùng trong lễ hiến tế lên thần linh trong nghi thức tôn giáo ở Ấn độ, có thể hiểu như tiếng reo mừng, cảm thán.
- bodhi svāhā = Giác ngộ.
Trên đây là thông tin về Bát Nhã Tâm Kinh là gì do Đồ Thờ Hưng Vũ đã tổng hợp và gửi tới các bạn. Hy vọng qua nội dung trên giúp bạn hiểu hơn công dụng khi tụng Kinh Bát Nhã.
Nếu quan tâm tới các thông tin khác về kinh Phật thì hãy theo dõi bài viết khác của chúng tôi nhé!
Có thể bạn quan tâm: