Thứ tự 12 con giáp Việt Nam: Tên gọi và ý nghĩa theo từng năm

12 con giáp là gì? Thứ tự 12 con giáp của Việt Nam như thế nào?  Mỗi chúng ta khi sinh ra đều thuộc vào 1 trong 12 con giáp. Đối với từng con giáp sẽ có những ý nghĩa đặc trưng riêng biệt. Chính vì thế việc nắm được ý nghĩa của các con giáp là điều rất quan trọng.

Dưới bài viết này Đồ thờ Hưng Vũ sẽ chia sẻ với cách đọc tên 12 con giáp theo thứ tự qua nội dung sau nhé!

12 con giáp là gì?

Mười hai con giáp hay còn được gọi là sinh tiếu (生肖) là một sơ đồ phân loại dựa trên âm lịch gán một con vật và các thuộc tính đã biết của nó cho mỗi năm trong một chu kỳ 12 năm lặp lại. Chu kỳ 12 năm xấp xỉ 11,85 năm của chu kỳ quỹ đạo Sao Mộc.

12 con giáp có nguồn gốc từ phía nam sông Dương Tử, Trung Quốc, mười hai con giáp và các biến thể của nó được sử dụng ở các quốc gia vùng văn hóa Á Đông như Nhật Bản, Nam Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên, Trung Quốc và Việt Nam.

Ngoài ra còn có một số nước ĐNA khác cũng có 12 con giáp nhưng khác lịch, như 12 con giáp của Đế chế Angkor hoàn toàn trùng lịch với văn minh Đông Á do yếu tố văn hóa ảnh hưởng từ Phật giáo, Ấn Độ giáo và khí hậu thời tiết nên thay đổi trễ hơn lịch phương đông 3 tháng. Từ đó âm lịch của người Khmer, Thái, Lào (3 nước này đều kế thừa từ văn minh Angkor) giống nhau trễ hơn lịch văn minh Sinosphere 3 tháng.

12 con giáp có thể bắt nguồn từ nền văn minh Bách Việt sau đó ảnh đến người chinh phục dân cư mới có thể là người Hán, bằng chứng cho thấy hình thức Tết của người Việt và Khmer gần giống nhau liên quan tới mùa vụ thu hoạch hoặc dễ hiểu lễ chào đón mùa mới, thêm nữa đón Tết bằng cách nấu bánh có nhân từ thịt heo hoặc nguyên liệu khác (bánh chưng bánh giầy), năm mới hỏi thăm gia đình cha mẹ hàng xóm quê hương. Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên (Hàn Quốc) đón năm mới cung trăng giao thừa.

Xác định sơ đồ này bằng thuật ngữ chung “cung Hoàng Đạo” phản ánh một số điểm tương đồng bề ngoài với cung hoàng đạo phương Tây: cả hai đều có chu kỳ thời gian được chia thành 12 phần, mỗi phần gán ít nhất phần lớn phần đó với tên của một con vật, và mỗi phần được liên kết sâu sắc với một nền văn hóa trong việc mô tả tính cách hoặc những sự kiện xảy ra trong suốt cuộc đời của một con người cho đến mức độ ảnh hưởng của mối tương quan cụ thể của người đó đến chu kỳ.

Tuy nhiên, có hai sự khác biệt lớn giữa hai hệ thống: các động vật thuộc 12 con giáp không liên quan đến các chòm sao nằm dọc mặt phẳng Hoàng Đạo. Chu kỳ 12 phần của Việt Nam tương ứng với năm, thay vì tháng. Mười hai con giáp được đại diện bởi 12 con vật, trong khi một số cung hoàng đạo phương Tây không phải là động vật, mặc dù hàm ý từ nguyên của từ zodiac trong tiếng Anh, bắt nguồn từ zōdiacus, hình thái được Latinh hóa từ Hy Lạp cổ đại zōidiakòs kýklos (ζῳδιακός κύκλος), có nghĩa là “chu kỳ hoặc vòng tròn của những động vật nhỏ”.

Thứ tự 12 con giáp Việt Nam

Thứ tự 12 con giáp của Việt Nam

Thứ tự 12 con giáp của Việt Nam theo truyền thốn bắt đầu bằng con giáp: Tý, rồi tới Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi.

Sau đây là 12 con giáp theo thứ tự, mỗi con giáp có các đặc điểm liên quan (Thiên Can, Triết lý Âm Dương, Tam Phân và ngũ hành).

  1. Tý – 鼠, shǔ (子) (Dương, Tam Phân thứ 1, Nguyên tố Thủy)
  2. Sửu – 牛, niú (丑) (Âm, Tam Phân thứ 2, Nguyên tố Thổ)
  3. Dần – 虎, hǔ (寅) (Dương, Tam Phân thứ 3, Nguyên tố Mộc)
  4. Mão – 猫/貓, māo (卯) (Âm, Tam Phân thứ 4, Nguyên tố Mộc)
  5. Thìn – 龙/龍, lóng (辰) (Dương, Tam Phân thứ 1, Nguyên tố Thổ)
  6. Tỵ – 蛇, shé (巳) (Âm, Tam Phân thứ 2, Nguyên tố Hỏa)
  7. Ngọ – 马/馬, mǎ (午) (Dương, Tam Phân thứ 3, Nguyên tố Hỏa)
  8. Mùi – 羊, yáng (未) (Âm, Tam Phân thứ 4, Nguyên tố Thổ)
  9. Thân – 猴, hóu (申) (Dương, Tam Phân thứ 1, Nguyên tố Kim)
  10. Dậu – 鸡/雞, jī (酉) (Âm, Tam Phân thứ 2, Nguyên tố Kim)
  11. Tuất – 狗, gǒu (戌) (Dương, Tam Phân thứ 3, Nguyên tố Thổ)
  12. Hợi – 猪/豬, zhū (亥) (Âm, Tam Phân thứ 4, Nguyên tố Thủy)

Trong chiêm tinh học Trung Quốc, các con giáp được gán theo năm đại diện cho cách người khác nhìn nhận về bạn hoặc cách bạn thể hiện bản thân. Một quan niệm sai lầm phổ biến rằng các con giáp của năm là con giáp duy nhất và nhiều mô tả phương Tây về chiêm tinh học Trung Quốc chỉ dựa trên hệ thống này.

Trên thực tế, cũng có những con giáp được gán cho tháng (nội giáp), theo ngày (thực giáp) và giờ (bí giáp). Trái đất bao gồm tất cả 12 con giáp (địa chi) và 10 thiên can (Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý) thuộc 5 hành (Kim, Mộc, Thổ, Thủy, Hoả).

Lấy ví dụ

  • Một người là tuổi Thìn vì họ được sinh ra vào năm Thìn, nhưng họ cũng có thể là Tỵ nội giáp, Sửu thực giáp và Mùi bí giáp.
  • Xung đột giữa các con giáp trong một người và nhiều người là cách họ sống được gọi là Thái Tuế.

Sự tích về 12 con giáp

Từ ngày xưa, Ngọc Hoàng là người đặt tên cho muôn loài. Ngài cai quản thiên giới nên muốn tìm một số loài vật có thể thay mặt mình cai quản hạ giới và đặt tên cho các năm. Chính vì vậy mà ngài đã hẹn các loài vật lên trời.

Rồng là loài vật thống trị vùng sông biển, nó lên trời và nghĩ rằng mình nhất định được chọn tên đẹp nhất và vị trí chủ quản. Trông bộ cánh của rồng thật là hùng dũng oai phong, giáp trụ trên người nó cứ lấp la, lấp lánh, dưới mũi nó có bộ ria đâm ra tua tủa. Tuy nhiên rồng lại thiếu một thứ đó là trên đầu không có gì cả. Vậy nên nó muốn tìm mượn một bộ sừng để trông oai phong hùng dũng hơn.

Lúc này rồng gặp gà trống cũng đang chuẩn bị lên trời và ngỏ ý mượn cặp sừng màu vàng óng của gà. Lúc đầu gà trống chẳng đồng ý thế nhưng rồng vẫn cứ thương lượng và nói rằng cặp sừng này chẳng hợp với gà. Đúng lúc này thì rết xuất hiện và còn đứng ra bảo đảm cho rồng để rồng mượn cặp sừng của gà. Cuối cùng, gà bằng lòng cho mượn.

Hôm sau, muôn loài muôn thú đều kéo tới thiên cung đông vô kể. Ngọc hoàng ra ngự triều và phán bảo:

Từ nay các năm được lấy tên các loài muôn thú, còn thứ tự thì do các người tự bình chọn lấy cho dân chủ!

Và thế là muôn loài lựa chọn: Trâu, hổ, rồng, ngựa, dê, chó, lợn, thỏ, rắn, khỉ, gà trống và chuột. Có 12 con vật nhưng lại không xác định được thứ tự, chúng tranh giành nhau nên cuối cùng Ngọc Hoàng đành phân xử rằng cho trâu đứng đầu vì nó là loài vật lớn nhất. Ai cũng đồng ý nhưng chuột nhắt lại có ý kiến:

Thế không lẽ tôi không to hơn trâu ư? Sao khi nhìn thấy tôi, mọi người đều thốt lên: “ Chà con chuột to quá !” Nhưng không ai lại bảo : “Ái chà con trâu to làm sao!”. Như vậy con người đã cho tôi lớn hơn cả trâu rồi!

Ngọc Hoàng phân vân không biết phân xử làm sao. Sau hồi tranh cãi thì chó, mèo, gà có ý kiến nên tìm con người để kiểm chứng. Khi Ngọc Hoàng cùng các con vật kéo nhau đến chỗ đám người đang tụ họp, họ thấy con trâu liền kêu lên: “Ồ con trâu béo đẹp làm sao”. Đúng lúc ấy con chuột ma mãnh leo lên lưng trâu vuốt ve chòm râu để mọi người chú ý. Có tiếng người reo to lên: “Ồ trông con chuột to quá”.

Chính Ngọc Hoàng cũng nghe rõ điều đó và phán luôn: Từ nay năm đầu lấy tên là Chuột (Tý) đến Trâu (Sửu), Hổ (Dần), Mèo (Mão), Thìn (Rồng), Rắn(Tỵ), Ngọ (Ngựa), Dê (Mùi), Khỉ (Thân), Gà (Dậu), Chó (Tuất), Lợn (Hợi).

Nói đến gà trống, lúc quay về nó buồn hiu vì nghĩ rồng có cặp sừng đẹp mà mình cho mượn nên mới được xếp trước. Do vậy mà nó đòi lại cặp sừng nhưng lúc này rồng lại không chịu trả và lặn mất tăm.

Gà nhớ ra rết là người bảo lãnh nên đến bắt đền nhưng rết lại chống chế, vả lại nó cũng chẳng làm gì được rồng. Gà tức giận mắng rết rồi xù lông rướn cổ mổ mấy nhát thật đau lên đầu rồi nuốt rết vào diều, vì chuyện đó mà gà và rết có mối thù truyền kiếp.

Ngày nay, gà tìm họ nhà rết mà mổ cho hả giận. Còn sáng sáng, gà trống gáy toán: “Ò ó o, anh rồng trả cặp sừng cho tôi đi”.

Truyền thuyết về 12 con giáp

Theo truyền thuyết đã kể lại vào đúng ngày sinh nhật của Ngọc Hoàng Thượng Đế ngài đã tổ chức ra một cuộc thi dành cho tất cả các loài vật. Trong cuộc khi này Ngài đưa ra yêu cầu xem 12 con vật con nào sẽ vượt qua các chướng ngại vật để cán đích trước tiên. Các chướng ngại vật được đưa ra đó là cần phải xuyên qua những cánh rừng cây cối rậm rạp, gỗ to chắn đường và băng qua con sông rộng thênh thang.

Khi đó, trâu là một con vật khỏe khoắn, tốt bụng. Biết được điều này mèo và chuột đã đánh lừa trâu bằng việc xin đi nhờ và hứa nhường chiến thắng lại cho trâu. Khi cả 3 con vật gần chạm tới đích, chuột liền đẩy cho mèo ngã xuống nước và sau đó nhảy mạnh về đích trước trâu. Do chuột là con vật cán đích đầu tiên nên nó được xếp ở vị trí đầu trong 12 con giáp và tiếp đến là trâu.

Mặc dù hổ là một trong những con vật có thân hình vạm vỡ, là chúa tể của muôn loài nhưng nó cũng chỉ cán đích thứ 3. Tiếp theo đó là thỏ đã về ở vị trí thứ 4. Rồng mặc dù biết bay nhưng cũng chỉ về đích ở vị trí thứ 5 vì lý do trên đường thi nó còn phải làm mưa để dập tắt những đám cháy xuất hiện trên đường.

Khi ngựa sắp về tới đích thì rắn đã trườn nhanh lên phía trước và xếp ở vị trí thứ 6. Lúc này ngựa đã hoảng loạn và cán đích ở vị trí thứ 7 sau rắn.

Dê, khỉ và gà là những con vật thuộc nhóm bé nhỏ và nhận thấy có thể cùng tương trợ lẫn nhau trong cuộc đua. Thấy thế Ngọc Hoàng đã vinh danh cho dê ở vị trí thứ 8, khỉ ở vị trí thứ 9, gà ở vị trí thứ 10. Chó cán đích ở vị trí 11 và cuối cùng là lợn con mập mạp, ham ăn sau đó ngủ một giấc nên đã về ở vị trí cuối cùng.

Còn mèo sau khi bị chuột xô ngã xuống nước thì sắp chết đuối và leo lên bờ nghỉ. Khi nó tới đích thì mọi con vật khác đã đang ăn mừng. Cũng chính từ đấy mà chuột đã trở thành kẻ thù của mèo, nếu gặp chuột ở đâu thì mèo sẽ đuổi bắt cho tới cùng.

Tại nước ta, trong 12 con giáp thì thỏ sẽ được thay thế là mèo. Do đó mèo sẽ xếp ở vị trí thứ 4 trong thứ tự của 12 con giáp.

Ý nghĩa hình tượng của 12 con giáp đối với cuộc sống

Mười hai con giáp gắn liền với cuộc sống của chúng ta. Nó mang tới nhiều ý nghĩa hình tượng sâu sắc như.

Ý nghĩa của con Chuột – Tý

Chuột được xếp ở vị trí đầu tiên của 12 con giáp, nó mang biểu tượng cho sự khởi đầu đầy may mắn và tốt đẹp. Những người mang tuổi Tý thường rất thu hút được sự chú ý của mọi người xung quanh nhờ vào sự duyên dáng và lanh lợi trong công việc. Họ luôn mang tới một nguồn năng lượng dồi dào, tích cực nhất. Dù xảy ra bất kỳ khó khăn nào họ vẫn điềm tĩnh để giải quyết.

Xét về mặt phong thuỷ, Tý còn là đại diện của sự giàu sang, sung túc. Những mẫu tượng 12 con giáp với linh vật chuột sẽ giúp cho gia chủ gặp được nhiều điều may mắn, bình an và mang tới sự giàu sang, thịnh vượng nhất.

12 con giáp

Ý nghĩa của con Trâu – Sửu

Trâu là một trong những con vật mang ý nghĩa biểu tượng cho sự khỏe mạnh, cần cù, chịu khó và có đức tính hiền lành. Thông thường những người thuộc vào tuổi Trâu thường rất điềm đạc, thật thà và chịu thương, chịu khó.

Trong 12 con giáp, hình tượng con trâu sẽ tượng trưng cho sự đầy đủ, ấm no và bền vững. Khi đặt tượng con trâu trong nhà sẽ giúp cho gia chủ luôn hoà thuận, êm ấm và tiếp thêm nguồn sức mạnh dồi dào cho tất cả các thành viên.

12 con giáp

Ý nghĩa của con Hổ – Dần

Những người cầm tinh con hổ thường là người hay nổi nóng, tính tình cộc cằn, yêu thích sự mạo hiểm. Họ là những người rất cá tính, năng động và có tinh thần mạnh mẽ.

Trong phong thuỷ con vật này sẽ tượng trưng cho sự quyết đoán, thể hiện được sự mạnh mẽ và oai phong. Thông thường những người lãnh đạo thường chọn tượng con hổ để đặt trong phòng làm việc của mình để tăng thêm sức mạnh và quyền lực cho bản thân.

12 con giáp

Ý nghĩa của con Mèo – Mão

Mèo là con vật biểu tượng cho đức tính nhẫn nại, nhẹ nhàng, có sự tinh anh, lanh lợi. Về mặt phong thuỷ thì đây lại là con vật mang tới cuộc sống thịnh vực, sung túc và thể hiện được sự thành công trong sự nghiệp.

Nó còn là một linh vật giúp xoá bỏ đi các điềm xấu, tà khí mang tới điềm lành cho gia chủ.

12 con giáp

Ý nghĩa của con Rồng – Thìn

Rồng là một con vật mang biểu tượng của nền văn hoá dân tộc ta từ thời xa xưa tới nay. Nó mang ý nghĩa tượng trưng cho sự quyền quý, sức mạnh và hoàng tộc. Đây còn là đại diện của sự phát triển, mang tới một cuộc sống đầy đủ và ấm no.

Nhiều gia chủ rất yêu thích đặt tượng linh vật con Rồng trong nhà của mình. Theo các chuyên gia phong thuỷ nó sẽ giúp mang tới nhiều may mắn và tài lộc cho gia chủ.

12 con giáp

Ý nghĩa của con Rắn – Tỵ

Con rắn mang nhiều ý nghĩa biểu tượng khác nhau như tượng trưng cho nước, lửa, linh hồn, sự đa nghi và nhục dục. Hình ảnh rắn lột ra còn đại diện cho khởi đầu mới mẻ, xoá bỏ đi những điều cũ để nhận tới những điều tốt đẹp hơn.

Những người tuổi rắn thường là người thông minh, dễ hoà nhập và giao tiếp tốt. Họ luôn biết cách nắm bắt thành công trong tay. Đồng thời theo phong thuỷ việc đặt tượng linh vật rắn trong nhà còn giúp xua đuổi được điềm xấu, tà ma để bảo vệ an toàn cho gia đình của mọi người.

12 con giáp

Ý nghĩa của con Ngựa – Ngọ

Con ngựa sẽ đại diện cho sự kiên nhẫn, bền bỉ và là biểu tượng của sự thành công, thành đạt. Vì vậy với những gia chủ làm ăn, kinh doanh và buôn bán rất hay treo tranh, đặt tượng ngựa trong nhà. Họ luôn mong muốn sẽ gặt hái được nhiều thành công, tài lộc, công việc dồi dào, thuận buồm xuôi gió.

12 con giáp

Ý nghĩa của con Dê – Mùi

Con dê tượng trưng cho sự bền vững, chắc chắn và theo đuổi đến cùng những mục tiêu đã được đặt ra. Người tuổi dê thường có sự nhút nhát, khiêm tốn nhưng vô cùng điềm tĩnh. Họ sẽ cố gắng giải quyết mọi vấn đề vướng mắc, khó khăn xảy ra trong cuộc sống theo chiều hướng tốt đẹp nhất.

Theo chuyên gia phong thuỷ bạn nên đặt tượng con dê trong nhà. Nó sẽ giúp mang tới thật nhiều may mắn và tài lộc cho gia chủ.

12 con giáp

Ý nghĩa của con Khỉ – Thân

Khỉ là một con vật rất thông minh và gần gũi với con người. Nó mang biểu tượng cho sự quyền quý, chức tước và có địa vị trong phong thuỷ.

Những người cầm tinh con khỉ thường thông minh, nhạy bén và có nhiều tài trong công việc. Đồng thời tính tình của họ dễ gần và gần gũi với nhiều người xung quanh.

12 con giáp

Ý nghĩa của con Gà – Dậu

Gà là con vật biểu tượng cho khởi đầu mới suôn sẻ, thành công và xoá bỏ đi được nguồn năng lượng xấu. Những người tuổi gà thường là người siêng năng, chịu khó và không quản khó khăn luôn vươn lên trong cuộc sống.

Đặt tượng con gà trong gia đình rất có ý nghĩa. Nó sẽ giúp xua đuổi được tà khí, điềm xấu để mang tới một cuộc sống thịnh vượng, tốt đẹp nhất cho gia chủ.

12 con giáp

Ý nghĩa của con Chó – Tuất

Con chó mang ý nghĩa biểu tượng cho sự trung thành và rất gần gũi với con người. Người tuổi tuất phần lớn sẽ sống rất tình cảm, họ luôn cảm thông với mọi người xung quanh nên được nhiều người yêu mến. Còn về mặt phong thuỷ, khi đặt tượng con linh vật này trong nhà sẽ giúp xua đuổi tà xấu, bảo vệ gia chủ và mang tới sự thịnh vượng nhất.

12 con giáp

 

Ý nghĩa của con Lợn – Hợi

Lợn có ý nghĩa biểu tượng cho sự sung túc, đầy đủ và ấm no. Đặt tượng con heo phong thuỷ trong nhà sẽ giúp chiêu tài, đón lộc, giúp gia chủ có một cuộc sống dư giả và phát triển mỗi ngày.

12 con giáp

Các lý giải về 12 con giáp

Một vài lý giải về sự tích thù – ghét giữa các con giáp:

Vì sao gà trống lại thù rết?

Theo sự tích thì là do khi rồng mượn cặp sừng của gà trống, gà trống không chịu nhưng rết lại đứng ra bảo lãnh khiến gà trống cho mượn và sau đó mất luôn cặp sừng xinh đẹp của mình. Và gà trống cũng nghĩ rằng đây là lý do khiến Ngọc Hoàng xếp nó sau rồng.

Vì sao gà trống gáy ò ó o?

Cũng từ câu chuyện cặp sừng, rồng mượn cặp sừng của gà trống để tham gia cuộc thi nhưng sau đó lại lật lọng, lấy luôn không trả. Gà trống uất ức vô cùng nhưng chẳng thể làm gì, chỉ có thể mỗi sáng gáy ò ó o để đòi rồng trả cặp sừng lại cho mình.

Vì sao mèo và chuột thù nhau?

Mèo và chuột vốn là hàng xóm, vì cậy thân hình to lớn mà mèo liên tục bắt nạt chuột. Khi Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi, mèo ra lệnh bắt chuộc hôm sau phải gọi nó dậy. Chuột nhân cơ hội này trả thù, âm thầm rời đi. Chính vì vậy mà mèo đã đến trễ.

Một dị bản khác thì thì nói rằng trong lúc nhanh nhẹn nhảy lên đầu trâu ngồi nhằm tới được bờ kia con sông, chuột bất ngờ bị trượt người về phía trước, điều này khiến mèo rơi xuống sông. Điều này cũng lý giải cho tại sao mèo khá sợ nước.

Theo thần thoại Trung Quốc, vì sao chuột đứng đầu?

Trong thần thoại Trung Quốc về nguồn gốc của thế giới, vũ trụ ban đầu là một quả trứng chìm trong bóng tối. Chính nhờ chuột cắn rách vũ trụ mà trời đất mới chia đôi và ánh sáng xuất hiện. Từ đó chuột được coi là anh hùng giải cứu thế giới và vị trí đứng đầu trong 12 con giáp là để vinh danh loài vật này.

Trên đây chúng tôi đã gửi tới các bạn thứ tự 12 con giáp trong văn hóa Việt Nam. Mong rằng qua bài viết chia sẻ này sẽ giúp các bạn biết được truyền thuyết về 12 con giáp và ý nghĩa trong cuộc sống.

Nếu quan tâm tới các thông tin khác thì hãy đón đọc bài viết mới nhất của Đồ Thờ Hưng Vũ nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *