18 Vị La Hán Chùa Tây Phương – Đồ thờ Hưng Vũ

18 vị La Hán Giả Cổ chùa Tây Phương, được xưởng sản xuất phục dựng lại trên chất liệu gỗ mít sơn son thếp vàng. Chùa Tây Phương nằm trên núi Câu Lậu nay thuộc xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội. Chùa nằm ở vị trí thoáng, sơn thủy hữu tình, mặt chính chùa quay ra phía Đông nhìn thấy núi Rùa, hướng Tây là sông Tích, hướng Nam là núi Con Voi, hướng Bắc là núi Ba Vì.

Nghệ Thuật Chế Tác 18 Vị La Hán Chùa Tây Phương

Nghệ Thuật Chế Tác 18 Vị La Hán Chùa Tây Phương

Được Xưởng Sản Xuất Phục Dựng Lại Trên Chất Liệu Gỗ Mít Sơn Son Thếp Vàng .

Chùa Tây Phương nằm trên núi Câu Lậu nay thuộc xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội.

Chùa nằm ở vị trí thoáng, sơn thủy hữu tình, mặt chính chùa quay ra phía Đông nhìn thấy núi Rùa, hướng Tây là sông Tích, hướng Nam là núi Con Voi, hướng Bắc là núi Ba Vì.

18 Vị La Hán Chùa Tây Phương

Tại sao có 18 vị La Hán trong Phật giáo?

Ý Nghĩa 18 Vị La Hán Chùa Tây Phương ?

Nơi đây, những pho tượng La Hán đã đi vào thi ca và vẫn còn hiển hiện “mỗi người một vẻ, mặt con người”. Và nữa, khi ta cố leo qua mấy trăm bậc đá ong đến chân các La Hán, tĩnh lặng, tỉ mỉ ngắm và độc thoại với chính mình, mới thấy rằng con người luôn là vô minh

18 Vị La Hán Chùa Tây Phương

Đặc biệt hơn cả là 18 pho tượng La Hán lớn bằng người thật trong các tư thế khác nhau ở hai bên tường lâu của thượng điện.

Giống như nhà thơ Huy Cận miêu tả, mỗi vị là một nỗi khổ, cử chỉ, dáng điệu riêng thể hiện những tính cách khác nhau khá sinh động và hiếm thấy trong nghệ thuật điêu khắc cổ nước ta.

18 Vị La Hán Chùa Tây Phương

Tại sao có 18 vị La Hán trong Phật giáo?

Trong Phật giáo, Thập Bát La Hán là 18 vị tu luyện tới cực hạn, vĩnh viễn giải thoát khỏi luân hồi, còn được gọi là Vô Cực Quả hoặc Giả Vô Học Quả.

18 Vị La Hán Chùa Tây Phương

La Hán trong Phật giáo có ba ý nghĩa:

Một là “sát tặc”, tức là loại bỏ mọi buồn phiền.

Phật giáo dẫn dắt chúng sinh thoát khỏi mê muội, vọng tưởng, nghi hoặc, bởi nó chính là nguyên nhân gây nhiễu loạn nội tâm thanh tĩnh, trở ngại chi tu hành, mang tới tình cảm tai hại. La Hán diệt bỏ mối họa này.

Hai là “ứng cung”, gọi là chính quả La Hán, đã đoạn diệt với tất cả những nguyên nhân có thể dẫn tới sinh tử lưu chuyển, cả người thanh tĩnh, được trời cung dưỡng.

Ba là “vô sinh”, tức là La Hán đã tiến vào cảnh giới Niết Bàn vĩnh hằng bất biến, không cần bước vào luân hồi sinh tử, là cảnh giới bất sinh bất diệt.

18 Vị La Hán Chùa Tây Phương

Nghệ Thuật Chế Tác 18 Vị La Hán Chùa Tây Phương

Khi thuyết về 18 vị La Hán hưng khởi, người ta lý giải ý nghĩa của con số 18 là vì số 9 là số may mắn, bội số của 9 là 18 cũng là một con số rất tốt lành.

Vì thế nên La Hán có 18 vị, chứ không phải 16 vị.

Thực chất, mọi con số trong Phật giáo đều chỉ mang tính chất ước lệ tương trưng, hầu như không có căn cứ chính xác.

18 Vị La Hán Chùa Tây Phương

 18 bức tượng người đứng kẻ ngồi, pho thì ngước mặt lên trời chỉ vào mây khói; pho thì hững hờ với ngoại vật, tì cằm trên đầu gối nhếch môi cười một mình nửa tinh nghịch, nửa mỉa mai.

Có pho tượng với vẻ mặt hân hoan tươi tắn, khổ người đầy đặn tròn trĩnh; Có pho tượng khác thể hiện vẻ mặt đăm chiêu lạ thường; lại có pho như đang đắn đo phân bua hay đang thì thầm trò chuyện cùng ai đó.

Có vị thân hình gầy gò, mặt dài, nhỏ, gò má cao, môi mỏng. Nói như nhà điêu khắc Lê Đình Quỳ, thì: “Chưa thấy pho tượng nào diễn tả y phục một cách hiện thực mà lại đẹp đến thế. Dáng điệu một tay cầm gậy, một tay để trên gối rất thoải mái, đôi bàn tay trông thấy rõ từng đốt xương bên trong. Những người thợ mộc xa xưa thật đầy tài nghệ”.

18 vị La Hán đạt tới cảnh giới bất sinh bất diệt, được người người cung dưỡng, có thể cắt đứt tất cả cảm xúc nhiễu loạn tu hành.

  18 vị La Hán chùa Tây Phương18 vị La Hán chùa Tây Phương 18 vị La Hán chùa Tây Phương  18 vị La Hán chùa Tây Phương

Bài thơ “Những vị La Hán chùa Tây Phương”

“Các vị La Hán chùa Tây Phương

Tôi đến thăm về lòng vấn vương.

Há chẳng phải đây là xứ Phật,

Mà sao ai nấy mặt đau thương?

Đây vị xương trần chân với tay

Có chi thiêu đốt tấm thân gầy

Trầm ngâm đau khổ sâu vòm mắt

Tự bấy ngồi y cho đến nay.

Có vị mắt giương, mày nhíu xệch

Trán như nổi sóng biển luân hồi

Môi cong chua chát, tâm hồn héo

Gân vặn bàn tay mạch máu sôi.

Có vị chân tay co xếp lại

Tròn xoe từa thể chiếc thai non

Nhưng đôi tai rộng dài ngang gối

Cả cuộc đời nghe đủ chuyện buồn…”.

Rồi sau đó là những suy tư về thời cuộc. Tượng gỗ nhưng cũng là những con người, có những nỗi đau day dứt về kiếp người, thời thế:

“Mỗi người một vẻ, mặt con người

Cuồn cuộn đau thương cháy dưới trời

Cuộc họp lạ lùng trăm vật vã

Tượng không khóc cũng đổ mồ hôi.

Mặt cúi nghiêng, mặt ngoảnh sau

Quay theo tám hướng hỏi trời sâu

Một câu hỏi lớn. Không lời đáp

Cho đến bây giờ mặt vẫn chau.

Cha ông năm tháng đè lưng nặng

Những bạn đương thời của Nguyễn Du

Nung nấu tâm can vò võ trán

Đau đời có cứu được đời đâu”.

Trên đây là thông tin mà Đồ Thờ Hưng Vũ đã chia sẻ. Hy vọng qua nội dung trên bạn sẽ có kiến thức cần thiết về sản phẩm mong muốn!

Thông tin liên hệ

Đồ Thờ Hưng Vũ

Địa chỉ: 36 Xóm Ngã Tư – Xã Sơn Đồng – Huyện Hoài Đức – Tp. Hà Nội

Hotline – Zalo: 0908.867.888

Số điện thoại: 0907.200.988

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *