Ai ghé thăm Vũng Tàu ắt hẳn đã quá quen thuộc với cảnh sắc những bãi biển rộng mênh mông nằm yên ả trên bãi cát trắng.
Thế nhưng ít người biết rằng giữa núi rừng xanh thẳm lại có một không gian yên tĩnh, đó chính là Thiền Tôn Phật Quang trên núi Dinh
GIỚI THIỆU VỀ THIỀN TÔN PHẬT QUANG
Thiền Tôn Phật Quang nằm ở đâu?
Thiền Tôn Phật Quang tọa lạc tại Núi Dinh, thông Chu Hải, xã Tân Hải, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Nơi này được bao bọc và che chở bởi tầng tầng lớp lớp những ngọn cây xanh.
Hít một hơi thật sâu bạn sẽ cảm nhận được sự tươi mát và trong lanh của rừng già núi Dinh.
Thiền Tôn Phật Quang còn được biết đến với cái tên chính là chùa Phật Quang, đây là ngôi chùa nổi tiếng và linh thiêng bậc nhất thành phố biển Vũng Tàu.
Đứng ngay tại Thiền Tôn Phật Quang bạn có thể thu vào trong mắt mình cảnh đại dương mênh mông bao la, kéo dài đằng xa tít là đường chân trời, cùng bầu trời xanh trong vắt.
Sở hữu một địa thế cực kỳ thuận lợi cùng với sự thăng trầm của dòng thời gian, chùa Phật Quang đã trở thành địa điểm du lịch tâm linh được nhiều du khách và những người hành hương ghé thăm.
Hằng năm nơi đây đón tiếp rất nhiều du khách đổ về nhất là vào các dịp lễ hội quan trọng, các dịp Tết truyền thống.
Đường đi đến Thiền Tôn Phật Quang
Thiền Tôn Phật Quang nằm trên ngọn núi Dinh với độ cao gần 500m so với mặt nước biển, nơi đây sở hữu một không gian vô cùng bình yên và tĩnh lặng. Tuy nhiên, vì nằm tận trên ngọn, thế nên đường di chuyển đến địa điểm này tương đối khó khăn.
Tuy nhiên thời gian gần đây, hệ thống hạ tầng di chuyển đến nơi này cũng đã được cải tiến và du khách cũng dễ di chuyển hơn trước đây.
Du khách ghé thăm và viếng Phật tại đây có thể đi bằng xe máy hoặc ô tô. Tuy nhiên với đường núi bạn nên di chuyển bằng xe máy sẽ đơn giản và tiện lợi hơn. Đối với xe máy bạn có thể thuê xe trong trung tâm thành phố Vũng Tàu với giá từ 80.000vnđ/ngày – 150.000vnđ/ngày.
Nếu bạn xuất phát từ TP. HCM bạn có thể di chuyển bằng xe ô tô đến thành phố Vũng Tàu, đến đoạn ngã ba cách cổng chào khoảng 4km bạn có thể bắt xe ôm hoặc xe ô tô để di chuyển đến chùa.
Nếu bạn di chuyển bằng xe máy có thể đi theo cung đường Xa Lộ Hà Nội – Ngã Tư Vũng Tàu.
Sau đó bạn tiến vào cung đường QL 51 tại đây bạn chạy thẳng đến thành phố Vũng Tàu, tại ngã ba cổng chào Bà Rịa bạn rẽ trái theo hướng đi lên núi Dinh.
Tiếp tục đi theo con đường men theo sườn núi bạn sẽ bắt gặp cồng chùa Thiền Tôn Phật Quang.
Thời gian ghé thăm chùa Phật Quang
Chùa Phật Quang mở cửa từ 6h00 – 21h00, bạn có thể linh hoạt giờ giấc và sắp xếp thời gian để phù hợp với chuyến đi của mình. Thế nhưng lưu ý bạn nên mặc trang phục lịch sử đến để tham quan chùa bởi vì nơi đây là chốn tôn nghiêm thanh tịnh.
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CHÙA PHẬT QUANG
Thiền Tôn Phật Quang hay còn gọi là chùa Phật Quang dược lên kế hoạch xây dựng từ rất lâu vào năm 1958. Ngôi chùa được xây dựng vào thời kỳ Pháp thuộc chính vì thế thời gian xây dựng bị trì hoãn và kéo dài.
tuy không phải là một ngôi chùa cổ và có nhiều thiên niên kỷ thế nhưng chùa Phật Quang cũng chứng kiến và trải qua nhiều thăng trầm lịch sử đỉnh điểm là cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Khi ấy quá trình xây dựng ngôi chùa bị chững lại bởi sự thiếu hụt nhân lực, sự qua đời của các vị trụ trì, sự lấn chiếm đất canh tác.
Được biết khi xưa, khu đất tại đỉnh núi Dinh là một khu đất hoang.
Nơi đây đã được vị tổ sư Thiện Hòa xin khai khẩn để xây dựng trở thành một học viện Phật học.
Trải qua nhiều năm tháng xây dựng, đến mãi năm 1982 chùa vẫn tiếp tục được phát triển dưới sự chăm sóc và quản lý của các vị Hòa thượng Thích Minh Hạnh, Thích Minh Thành, Thích Minh Phát theo tâm nguyện của tổ sư.
Tại thời điểm này, Thiền Tôn Phật Quang vẫn còn rất hoang sơ, tuy nhiên cảnh vật xung quanh ngôi chùa đã được tu bổ và trở nên khang trang hơn. Nhờ vậy mà nhiều người cũng biết đến chùa Phật Quang ghé thăm và viếng bái.
Đến năm 1988, Hoà Thượng Thích Quảng Hiến có xin phép tu bổ và mở rộng chùa Phật Quang.
Ngài mong muốn được xây dựng thêm Tăng Xá và Ni viện Thiện Hoà để làm nơi ở cho các tăng, ni sinh tại lớp học bổ túc giáo lý.
Đến năm 1990, chùa Phật Quang đã trở thành ngôi chùa Phật học đầu tiên tại Vũng Tàu dưới sự công nhận của Giáo Hội Phật Giáo Trung Ương.
Đến tháng 4/1992, một lần nữa Thiền Tôn Phật Quang được trùng tu và mở rộng với các hạng mục: giảng đường, các lớp giáo lý, thư viện Phật học, chánh điện,…
Vào năm 1993, Thiền Tôn Phật Quang đã tổ chức Đại Giới Đàn lần I với sự tham gia của hơn 2000 Phật tử trên khắp đất nước. Tiếp nối sự thành công đó, chùa Phật Quang cũng tiếp tục tổ chức Đại Giới Đàn lần II, III, I.
Vào năm 2001, ngôi chùa được xây dựng và sửa chữa hoàn toàn để trở nên hoàn thiện hơn.
Phần lớn công sức trùng tu và phát triển ngôi chùa đều thuộc về Hòa thượng Thích Quảng Hiển. Tại buổi lễ đặt đá Thiền Tôn Phật Quang có đến 5000 tăng ni cùng chứng kiến và tham dự.
Đến năm 2005, Thiền Tôn Phật Quang hoàn tất xây dựng và tu bổ. Cuối cùng, ngôi chùa cũng đã hoàn thành được tâm nguyện của tổ sư Thiện Hoà. Vào năm 2006, Lễ hội Vạn Phật đã được tổ chức tại đây và thu hút hàng nghìn du khách đến tham gia.
Sau này chùa Phật Quang vẫn tiếp tục phát triển khi cho xây dựng nhiều công trình kiến trúc khác như: bảo tháp, cổng tam quan,…
KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANG
Khuôn viên chùa Phật Quang
Một trong những công trình được xây dựng sau này nhưng lại góp phần tô điểm vẻ nguy nga và hoành tráng cho Thiền Tôn Phật Quang chính là cổng tam quan.
Đây là một trong những công trình vô cùng đặc trưng và cơ bản, hầu hết bạn có thể bắt gặp được công trình cổng tam quan này ở các ngôi chùa tại Việt Nam.
Tiến vào bên trong bạn sẽ bắt gặp một vườn Lâm Tỳ Ni được đặt tượng Phật Thích Ca Mâu Ni tọa trên đài sen.
Phía trước bức tượng chính là Đản Sanh và gần đó là tượng Quan Âm Bồ Tát cùng với Phật Địa Tạng với gương mặt vô cùng từ bi và nhân hậu. Khu vườn chính là nơi tưởng nhớ Thái tử Đại Đa.
Bên trong vườn Lâm Tỳ Ni có trồng nhiều loại cây kiểng quý và tấm bia khắc Hán tư.
Không chỉ vậy, phía bên trong khuôn viên Thiền Tôn Phật Quang thoáng mát và thanh tịnh này còn có công trình Tháp Đa Bảo. Được biết đây là ngọn tháp con đến 25m và được hoàn tất xây dựng vào năm 1980.
Bên trên 9 tầng tháp sẽ thờ các vị tôn Phật tương ứng với mỗi tần. Tầng trên cùng của tòa Bảo Tháp sẽ thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, Đại Bảo Phật, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát cùng các vị đệ tử.
Tầng giữa sẽ thờ Phật Di Lắc, các vị Hộ Pháp và các câu đối được viết bằng Hán tự. Ngoài ra, phía trên đầu rồng còn có phía đá cao 20mm được tạc bức tượng Bồ Tát cao 20m.
Chánh điện uy nghiêm tráng lệ
Chánh điện của Thiền Tôn Phật Quang được gọi với cái tên vô cùng tôn nghiêm chính là Đại Tòng Lâm. Nơi đây đã được công nhận là chánh điện lớn nhất và được đưa vào kỷ lục của Việt Nam.
Bên trong chánh điện được bố trí trang nghiêm và đơn giản với tượng thờ của Tiên Diện Đại Sĩ cùng với Hộ Pháp Vi Đà được đặt gần với cửa điện. Khu vực chánh điện sẽ bao gồm 2 tầng được hoàn thành vào năm 2003 với tổng diện tích lên đến 4100m2.
Bên trong bày trí 9 tượng Phật được làm hoàn toàn bằng đá hoa cương với 10 bức tượng Phật nhỏ được đặt xung quanh. Phía tầng dưới là nơi thờ Đức Phật A Di Đà.
Đặc biệt phía bên trong của chánh điện phải kể đến bức tượng Phật Di Lặc được công nhận là tượng tạc bằng chất liệu đá hoa cương lớn nhất với chiều cao trên 5m cùng với trọng lượng đến 40 tấn.
Phía bên trái của chánh điện chính là giảng đường và nhà tăng.
Bức Phật cao 14m
Một trong những nét nổi bật tại Thiền Tôn Phật Quang mà bạn phải ghé thăm chính là bức tượng Phật Thích Ca cao 14m.
Từ khi khánh thành bức tượng Phật này, chùa Phật Quang cũng trở nên nổi tiếng hơn và đón tiếp nhiều du khách cùng như Phật tử gần xa ghé thăm nhiều hơn.
Được biết bức tượng này được làm hoàn toàn bằng đá granite.
Bức tượng được tạc lấy hình tượng là Phật Thích Ca trong tư thế ngồi thiền đẹp tuyệt mỹ giữa núi rừng bạt ngàn. Từng đường nét được chạm khắc trên bức tượng đều tinh xảo và tỉ mỉ.
Đặc biệt chính là những đường nét trên khuôn mặt của bức tượng toát lên vẻ từ bi, nhân hậu, và bao dung.
CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÁNG ĐỂ TRẢI NGHIỆM
Hoà mình vào bức tranh thiên nhiên hùng vĩ
Thiền Tôn Phật Quang tọa lạc tại khu đất trên đỉnh núi DInh chính vì thế nơi đây như lọt thỏm vào núi rừng bạt ngàn.
Từ trên cao nhìn xuống, bạn sẽ thấy nóc chùa Phật Quang như đàn hoà mình vào với màu xanh ngát của cây cỏ.
Không quá hào nhoáng, không quá tráng lệ chùa Phật Quang vẫn giữ nguyên cho mình nét đẹp hoang sơ, một vẻ đẹp bình yên thanh tịnh như tinh thần của giáo lý nhà Phật.
Lối đi dần vào cổng chùa cũng vô cùng thanh tịnh và hớp hồn nhiều du khách ghé thăm. Để đến được cổng chùa bạn phải băng qua cây cầu bắc ngang dòng suối chảy róc rách.
Không chỉ vậy, hai bên bạn còn được hòa mình vào khu rừng trúc xanh ngát. Vừa bước đi trên cầu bạn sẽ được lắng nghe tiếng suối chảy róc rách, tiếng lá cây xào xác, tiếng chim rừng hót líu lo.
Mọi âm thanh bạn nghe được đều là những âm thanh của thiên nhiên là những âm thanh chữa lành tâm hồn của bạn.
Bước đến khuôn viên chùa Phật Quang thoáng đãng, hít một hơi thực sự những tinh hoa của thiên nhiên của sự thanh bình sẽ đi từ từ bằng những luồng khí vào cơ thể bạn.
Bạn sẽ được trút bỏ mọi gánh nặng mọi khó khăn nơi cuộc sống ồn ào. Giữa bốn bề là cây cối, là hoa lá không gian thoáng đãng này sẽ làm tâm hồn bạn thêm nhẹ nhàng.
Tham gia các sự kiện Phật Giáo
Chùa Phật Quang là nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động sự kiện Phật giáo để mở rộng, kết nối và giao lưu các Phật tử trên khắp đất nước. Đây là nơi tổ chức các ngày lễ cầu phúc, giải nghiệp hay các khóa tu mùa hè dành cho học sinh, sinh viên.
Vào năm 2013, chùa Phật Quang được Kỷ Lục Việt Nam công nhận là chùa tổ chức Lễ Phật Thành Đạo có số người tham gia đông nhất.
Những hoạt động như khoá tu, thiện nguyện hay xây dựng trường học của chùa phật Quang đều có sức lan toả to lớn trong xã hội.
Chùa đang giữ một vai trò quan trọng trong việc kết nối và giữ gìn nhiều truyền thống văn hoá, giá trị của Phật giáo.
Góp phần xây dựng và lan tỏa những hình ảnh đẹp của cộng đồng Phật tử tại Vũng Tàu nói riêng và Việt Nam nói chung với những nơi khác.
Thiền Tôn Phật Quang không hào nhoáng hoa lệ, thế nhưng những mang trong mình vẻ đẹp vô cùng thanh tịnh và bình dị.
Trên đây là một số thông tin về Thiền Tôn Phật Quang mà Đồ Thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về Thiền Tôn Phật Quang cũng như tiền thân của Phật ở nơi này nhé!
Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các thông tin khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tôi nhé!