Tại sao thờ ngựa? Thờ 2 con ngựa có ý nghĩa gì? Trong văn hóa Việt Nam thì bàn thờ có con ngựa sẽ tượng trưng cho điều gì? Ngựa thờ là vật dụng mà không thể thiếu trong các điện thờ, am, miếu,…
Con ngựa là một trong những loài vật được con người thuần hoá và sử dụng trong đời sống hàng ngày. Ngựa là con vật thông minh, khôn ngoan, nhanh nhẹn cho nên nó được chọn là con vật kề vai sát cánh cùng con người xông pha trận mạc.
Tuy nhiên hiện nay cũng có nhiều người chưa biết tới ý nghĩa của ngựa gỗ thờ. Vậy hãy theo dõi thông tin về Tại sao thờ ngựa? mà Đồ Thờ Hưng Vũ đang cung cấp nhé!
Ngựa gỗ thờ là gì?
Ngựa gỗ thờ là một vật dụng đặc biệt trong đời sống tâm linh trong văn hóa Việt Nam ta. Trong quan niệm cổ xưa, ngựa là con vật có bản tính mau lẹ, hăng hái, sung mãn, được xếp dưới nguyên lý Dương của tự nhiên, và được coi là biểu trưng cho yếu tố hỏa, một số nơi người ta dùng biểu tượng ngựa để tượng trưng cho mặt trời, có nơi, ngựa là động vật hiến tế trong tín ngưỡng thờ thần mặt trời.
Phần nào con ngựa cũng biểu trưng cho chu kỳ chuyển động của mặt trời, tức sự chiếu sáng, nguồn ánh sáng mang lại sự sống cho vạn vật, tiêu trừ những tai chứng, bệnh dịch. Ngựa trắng còn là biểu tượng thần thoại của mặt trời Ngựa còn là linh vật liên quan mật thiết với nước.
Vì vậy các mẫu ngựa gỗ thờ được lựa chọn phổ biến trong văn hóa thờ cúng của Việt Nam
Tại sao thờ ngựa?
Trong quan niệm cổ xưa, ngựa là con vật có bản tính mau lẹ, hăng hái, sung mãn, được xếp dưới nguyên lý Dương của tự nhiên, và được coi là biểu trưng cho yếu tố hỏa, một số nơi người ta dùng biểu tượng ngựa để tượng trưng cho mặt trời, có nơi, ngựa là động vật hiến tế trong tín ngưỡng thờ thần mặt trời.
Phần nào con ngựa cũng biểu trưng cho chu kỳ chuyển động của mặt trời, tức sự chiếu sáng, nguồn ánh sáng mang lại sự sống cho vạn vật, tiêu trừ những tai chứng, bệnh dịch. Ngựa trắng còn là biểu tượng thần thoại của mặt trời Ngựa còn là linh vật liên quan mật thiết với nước.
Thờ 2 con ngựa có ý nghĩa gì?
Thờ 2 con ngựa có ý nghĩa thể hiện lòng thành kính của mình đối với các vị thần thánh của đất nước, những vị thánh đã có công mở mang bờ cõi, giữ vững bình yên cho đất nước. Người dân quan niệm, ở trên trời cao, giữa dân gian và âm phủ các đức thánh cũng dùng ngựa để đi chầu, đi hành đạo nên khi họ đặt am miếu thờ cúng phải có ngựa thờ. Cho nên, các am, cảnh, miếu, đình chùa người dân đều có ngựa thờ.
Ngựa là con vật thân quen gắn liền với con người từ xa xưa trong lịch sử, là con vật biểu trưng cho sự thông minh nhanh nhẹn, là biểu tượng của sự hùng mạnh trong chiến tranh trung cổ.
Trong văn hóa người Việt, Ngựa là một trong số 12 con Giáp (Ngọ), là biểu tượng cho sự trung thành tận tụy, thông minh mạnh mẽ, đồng thời là biểu tượng của tài lộc, thịnh vượng và thành công.
Chính vì lẽ đó mà hình tượng con Ngựa đã đi vào đời sống tâm linh của người Việt cổ được phản ánh trong lịch sử, trong văn hóa dân gian, văn học nghệ thuật, qua một số công trình kiến trúc cổ được con người thần tượng hóa thành những linh vật thờ tự ở một số di tích lịch sử văn hóa cùng với những linh vật khác.
Trong các ngôi đình có những tượng ngựa gỗ đang đứng trên bốn bánh xe bày trong gian Tiền Tế. Nhiều ngôi đình còn có tượng ngựa đá bày giữa sân trông khá oai nghiêm.
Trong các đền chùa ở Việt Nam vào thời Lê-Mạc, có hình ảnh loại ngựa có cánh được trang trí trên đồ gốm, trên gạch.
Trong quan niệm về thế giới tâm linh, sau khi quá cố, những ông Quận công triều Lê Trung Hưng thường xây cho mình những lăng đá. Trong khuôn viên lăng phải có ngựa đá đôi con, quan hầu bằng đá cũng đôi vị.
Ngựa thờ cúng được thiết kế thế nào?
Ngựa thờ thường được làm bằng chất liệu gỗ mít, gỗ dổi, gỗ hương,…
Ngựa thờ cúng được các nghệ nhân chạm trổ hoa văn long, ly, quy, phượng, mây trên giáp, yên, bệ ngựa. Ngựa thờ được sơn son thếp vàng rất đẹp và sau cùng ngựa thờ được trang trí một lớp áo giáp, bơm ngựa, dây cương,… bằng vải rất đẹp
Ngoài ra, trong các am miếu vừa có ngựa đá, ngựa giấy và ngựa gỗ, trong đó có hai màu sắc được thờ phổ biến nhất là màu đỏ và màu trắng, và mỗi màu sắc có ý nghĩa đặc biệt đối với một vị thần.
Phổ biến nhất tại Huế có thể thấy hai loại ngựa được thờ trang trọng trong am miếu là ngựa đỏ và ngựa trắng, ngựa màu đỏ để thờ cho lục vị tôn ông (quan lớn) ngựa trắng dành cho các cậu ngoại càng (quan nhỏ).
Trong tứ phủ đền thần thì hai loại ngựa này được thờ để tôn ông đi chầu. Người Huế đặc biệt lưu tâm đến hai loại ngựa được làm bằng đá, hoặc gỗ, giấy màu đỏ và trắng giống y như ngựa thật để thờ
Ngoài ra, khi thiết kế thì kích thước ngựa thờ phù hợp với không gian thờ cúng
Trong văn hóa thờ cúng ngựa tại Huế thì sẽ có 3 màu sắc ngựa chính là: Ngựa đỏ, ngựa trắng và ngựa đen. Với mỗi màu sắc ngựa thờ cúng thì sẽ mang một ý nghĩa riêng
Ngựa đỏ
Ngựa đỏ dùng cho cho tôn ông ngự giá, chu du, hành đạo (6 tôn ông: gồm ngài đệ nhất, đệ nhị, đệ tam giám sát, đệ tam thủy phủ, đệ ngũ, đệ nhị ngoại), cứ mỗi năm một lần đều sắm cho các ngài một cặp ngựa để thờ trước am điện.
Vì các bậc thánh nhân ở cõi trên nên thiên thông biến hóa khôn lường, vì thế khi thờ ngựa đỏ cho các bậc thánh nhân cũng khác, thờ ngựa đỏ con ngựa đó phải có thêm đôi cánh để bay do ở cõi thượng thiên nên di chuyển theo hướng bay là chủ yếu nên đã lắp thêm đôi cánh. Vì tôn ông ngự giá ở cõi thượng thiên nên khi làm ngựa thờ ngựa đó phải có cánh, vì ở cõi trời nên ngựa có cánh dùng để bay.
Ngựa trắng
Ngựa trắng là để thờ các cậu ngoại càng (hay còn gọi là quan thần nhỏ) và ngựa trắng có ở am miếu thờ cậu, thờ ngựa trắng là con ngựa bình thường với đầy đủ tứ chi, dây cương, đao kiếm vì ở cõi trung thiên thì làm ngựa như ngựa ra chiến trận bình thường, có yên ngựa, dây cương, đao kiếm để ra trận.
Ngựa trắng được người dân Huế thờ phổ biến nhất ở các am miếu ngoài trời, do am thờ nhỏ nên người dân Huế cũng đặt người thợ xây làm những con ngựa đá nhỏ thờ bên cạnh những bát nhang thờ các cậu ngoại càng. Khi cúng các cậu ở am miếu ngoài trời phải có trứng gà sống, nem, thuốc lá, rượu bởi các cậu ngoại càng thích những thức ăn đó.
Ngựa đen
Ngoài hai con ngựa đỏ, trắng, ở Huế người dân còn thờ ngựa đen dâng cho ông Chiêm Thành, họ quan niệm rằng người Chiêm sống trên đất Huế nên họ thờ ngựa đen, và trên mỗi cái am họ còn thờ ngựa xanh lục cho Thái tử Đông Cung và ngựa vàng cho Ngài đệ nhị tất cả các loại ngựa này khác về màu sắc nhưng đều dùng làm phương tiện đi lại cho các ngài (thần)
Người dân Huế khi thờ ngựa đen có nghĩa là họ đã thờ ngựa đó cho ông chiêm thành nên khi cúng ngài cũng phải có những vật dụng như khoai nướng, thịt nướng (thịt heo quay), xôi đậu đen.
Giá bán ngựa thờ cúng hiện nay
Các sản phẩm ngựa thờ cúng hiện đang được Đồ Thờ Hưng Vũ cung cấp với giá bán tùy theo chất liệu gỗ, kích thước mà quý khách yêu cầu
Vì vậy nếu quý khách quan tâm tới các giá bán các mẫu ngựa thờ thì vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua hotline để được hỗ trợ sớm nhất nhé!
Tại sao nên chọn mua ngựa thờ cúng tại Đồ Thờ Hưng Vũ
Đồ Thờ Hưng Vũ hiện là địa chỉ cung cấp ngựa thờ cúng uy tín hàng đầu trên thị trường hiện nay. Chúng tôi với quy mô hàng nghìn m2 xưởng sản xuất, Showroom hàng nghìn mẫu mã ngựa gỗ thờ có sẵn cho khách hàng lựa chọn, với đội ngũ thờ lâu năm được đào tạo một chuyên nghiệp qua nhiều năm.
Đến với chúng tôi khách hàng sẽ được tư vấn, thiết kế, thi công,… một cách trọn vẹn nhất
Sản phẩm của chúng tôi khác biệt với những làng nghề khác từ hoa văn họa tiết thẩm mỹ, cũng như chất liêu sơn son Thếp Vàng truyền thống đã được ghi nhận hàng trăm năm
Với đội ngũ tạc tượng tay nghề cao chúng tôi đã góp phần thi công làm đẹp hàng trăm chùa, đình, điện,..
Thợ trạm đồ nét được đào tạo học hỏi kế thờ kinh nghiệm của ông cha. Các sản phẩm với hoa văn, kỹ thuật cao tạo ra sự khác biệt so với các nơi làm nghề.
Đội ngũ thợ sơn truyền thống đã khẳng định được vị thế hàng trăm năm qua làm nên thương hiệu cho cả làng nghề. Trình độ sơn ta, sơn son thếp vàng thếp bạc , sơn giả cổ đã làm nên uy tín hàng trăm năm của làng nghề
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, thiết kế, thi công những công trình tâm linh một cách tốt nhất
Ngoài ra khi quý khách hàng lựa chọn Đồ Thờ Hưng Vũ sẽ luôn được đảm bảo:
- Chính sách bảo hành uy tín Ngựa Thờ Gỗ Mít Sơn Son Thếp Vàng
- Chất lượng gỗ đúng chủng loại 100%; gỗ đã được qua xử lý chống mối mọt cong vênh
- Chất lượng sản phẩm: Trong ngoài như nhau
- Phần sơn son thếp bạc được bảo hành 10 năm
- Sơn Pu, vesni bảo hành 5 năm
- Tuổi Thọ: Dùng càng lâu năm càng có giá trị theo đồ cổ
- Chạm khắc tinh xảo.
- Thời gian đúng hẹn.
- Hỗ trợ vận chuyển bán kính 30km.
- Uy tín làm nên thương hiệu
Trên đây là thông tin về Thờ 2 con ngựa có ý nghĩa gì do Đồ Thờ Hưng Vũ đã tổng hợp và gửi tới bạn đọc. Hy vọng qua nội dung trên các bạn sẽ hiểu được lý do Tại sao thờ ngựa trong văn hóa Việt Nam
Nếu quan tâm tới các thông tin khác về đồ thờ cúng hãy đón đọc bài viết mới nhất của chúng tôi nhé!
Thông tin liên hệ
Đồ Thờ Hưng Vũ
Địa chỉ: 36 Xóm Ngã Tư – Xã Sơn Đồng – Huyện Hoài Đức – Tp. Hà Nội
Hotline – Zalo: 0908.867.888
Số điện thoại: 0907.200.988