Pháp Luân Công ra đời trong giai đoạn cuối của thời kỳ “bùng nổ khí công” ở Trung Quốc, với sự xuất hiện hàng loạt những môn phái tu tập tương tự nhau với các đặc điểm là thiền định, các bài tập cử động chậm rãi và điều hòa hơi thở.
Pháp Luân Công kết hợp thiền định và các bài tập khí công với một triết lý đạo đức.
Thực hành của Pháp Luân Công nhấn mạnh vào tâm tính, và tự nhận là một trường phái của Phật giáo, tuy vậy có kết hợp các yếu tố của Đạo giáo.
Những người tập luyện Pháp Luân Công mong muốn loại bỏ các cố chấp của tâm trí thông qua cách hành xử đạo đức và thiền định, và cuối cùng đạt đến sự giác ngộ tâm linh.
Pháp Luân Công
là một môn tu tập đa diện, có ý nghĩa khác nhau đối với những người khác nhau, có người coi đó là một bộ bài tập thể dục giúp đạt được sức khoẻ tốt hơn và biến niềm tin thành hành động tự chuyển biến, cũng có người coi là một triết lý đạo đức và một hệ thống kiến thức mới.
Mặc dù Pháp Luân Công ban đầu nhận được sự hỗ trợ đáng kể từ các giới chức Trung Quốc, nhưng từ giữa đến cuối thập niên 1990, nhà nước Trung Quốc ngày càng xem Pháp Luân Công như một mối đe dọa tiềm tàng bởi số lượng người tham gia, sự độc lập đối với nhà nước, và nội dung những bài giảng trong kinh của môn khí công này.
Các nguồn tin khác nhau ước tính số người tập Pháp Luân Công ở Trung Quốc khi đạt đỉnh điểm là từ 3 đến 20 triệu người[6] Chính phủ Trung Quốc cho rằng một số học viên Pháp luân công đã tham gia vào các hoạt động tuyên truyền mê tín dị đoan, chống chính phủ và cả việc ủng hộ cho những phần tử ly khai Tây Tạng[7]
Trong thời gian đó, các thông tin truyền thông mang tính tiêu cực về Pháp Luân Công bắt đầu xuất hiện, và các học viên thường phản ứng bằng cách biểu tình và bao vây các cơ quan báo chí liên quan.
Hầu hết trong các lần biểu tình, các học viên đã thành công trong việc buộc tờ báo gỡ bài, nhưng tranh cãi và căng thẳng tiếp tục leo thang.
Căng thẳng lên đến đỉnh điểm vào tháng 4 năm 1999, khi hơn 10.000 người tập luyện Pháp Luân Công đã biểu tình gần khu nhà trung ương chính phủ ở Bắc Kinh để yêu cầu công nhận tính hợp pháp và không bị nhà nước can thiệp.
Cuộc biểu tình này được nhiều người xem là chất xúc tác góp phần tạo ra cuộc trấn áp sau này.
Vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, giới lãnh đạo Trung Quốc khởi xướng một chiến dịch trấn áp trên toàn quốc và tuyên truyền trên nhiều mặt với mục đích loại bỏ Pháp Luân Công.
Việc truy cập Internet vào các trang web có đề cập đến Pháp Luân Công bị ngăn chặn, và vào tháng 10 năm 1999 Pháp Luân Công
bị Chính phủ Trung Quốc tuyên bố là một “tổ chức tà giáo” đe dọa sự ổn định xã hội. Tổ chức Freedom House (Hoa Kỳ) cáo buộc những người tập luyện Pháp Luân Công ở Trung Quốc “là đối tượng của hàng loạt hoạt động ngược đãi nhân quyền”, ước tính đã có hàng trăm ngàn người bị bỏ tù mà không qua xét xử
và nhiều người tập Pháp Luân Công bị giam giữ đã phải lao động cưỡng bức, hành hạ tâm thần, tra tấn, và nhiều phương pháp cưỡng chế khác nhằm chuyển hóa tư tưởng, dưới sự kiểm soát của chính quyền Trung Quốc.[9] Tính đến năm 2009, các tổ chức nhân quyền phương Tây tuyên bố đã có ít nhất 2.000 người tập
Pháp Luân Công đã chết do bị hành hạ khi bị giam giữ.[10] Một số nhà quan sát phương Tây còn cho rằng hàng chục ngàn người có thể đã bị giết hại để cung ứng nội tạng cho ngành công nghiệp ghép tạng của Trung Quốc.
Trong nhiều năm kể từ khi bị trấn áp, các tổ chức Pháp Luân Công tại Trung Quốc đã thực hiện những hoạt động mà họ tuyên bố là để “vận động cho nhân quyền ở Trung Quốc”.
Người sáng lập Pháp Luân Công Lý Hồng Chí đã di cư sang Hoa Kỳ từ năm 1996, và số lượng người tập Pháp Luân Công trên toàn cầu là khá lớn.
Tại Trung Quốc đại lục năm 2009, tổ chức Freedom House (Hoa Kỳ) ước tính có hàng chục triệu người vẫn đang tiếp tục tập luyện Pháp Luân Công bất chấp việc bị chính phủ ngăn cấm.Ước tính có hàng trăm ngàn người đang tập luyện Pháp Luân Công bên ngoài Trung Quốc tại hơn 70 quốc gia trên toàn thế giới.
Pháp Luân Công quản lý nhiều tổ chức mở rộng ở Hoa Kỳ và nước ngoài, họ đã nhận được sự chú ý đáng kể của giới truyền thông phương Tây vì sự can dự vào chính trị Hoa Kỳ và thông điệp ý thức hệ, đặc biệt kể từ khi các tổ chức mở rộng này tham gia vào cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016.
Các tổ chức mở rộng của Pháp Luân Công bao gồm Đại Kỷ Nguyên, một tổ chức truyền thông đã nhận được sự chú ý đáng kể của giới truyền thông vì chuyên quảng bá các thuyết âm mưu và chính trị cánh hữu,
tuyên truyền chống tiêm chủng tuyên truyền chống chủ nghĩa cộng sản ủng hộ phong trào ly khai Tây Tạng và tập trung quảng bá cho tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.
Đoàn ca múa nhạc Thần Vận cũng đã nhận được sự đưa tin đáng kể của giới truyền thông vì mục đích tuyên truyền của nó,
chẳng hạn như các tuyên bố chống thuyết tiến hóa và quảng bá học thuyết Pháp Luân Công, đồng thời tự cho mình là được thành lập dựa trên truyền thống cổ xưa
Nguồn gốc
Người sáng lập và lãnh đạo Pháp Luân Công Lý Hồng Chí
Pháp Luân Công thường được biết đến nhiều nhất qua phong trào khí công ở Trung Quốc. Khí công là một thuật ngữ hiện đại đề cập đến một loạt các phương pháp liên quan đến vận động chậm, thiền,
và thở có kiểm soát. Các bài tập theo kiểu khí công trong lịch sử đã được các nhà sư Phật giáo, các võ sĩ Đạo giáo, và các học giả Nho giáo tập luyện từ xa xưa như là một phương thức cải biến tinh thần, đạo đức, và thể chất.
Phong trào khí công hiện đại xuất hiện vào đầu những năm 1950, khi các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc coi các kỹ thuật này là một cách để cải thiện sức khỏe.
Thuật ngữ mới này được dựng lên để tránh liên đới với các môn tu luyện tôn giáo, vốn dễ bị gắn nhãn là “mê tín dị đoan” và bị đàn áp trong thời kỳ chủ nghĩa Mao.
Những người sớm chấp nhận khí công đều tránh các ngụ ý về tôn giáo của nó và xem khí công chủ yếu như là một nhánh của y học Trung Quốc. Vào cuối những năm 1970,
các nhà khoa học Trung Quốc cho biết đã phát hiện ra sự tồn tại vật chất của năng lượng khí mà khí công tìm cách khai thác
Trong giai đoạn thời kỳ hậu Mao-ít thiếu thốn tâm linh, hàng chục triệu người dân thành thị và người cao tuổi Trung Quốc đã tham gia luyện tập khí công, và hàng loạt các thầy khí công có uy tín đã mở văn phòng hành nghề. Từng có thời điểm, hơn 2.000 môn khí công đã được giảng dạy.
Hiệp hội Nghiên cứu Khoa học Khí công (CQRS), một cơ quan được quản lý bởi nhà nước Trung Quốc, đã được thành lập vào năm 1985 để giám sát và quản lý phong trào này.
Vào ngày 13 tháng 5 năm 1992, Lý Hồng Chí đã tổ chức buổi hội thảo đầu tiên giới thiệu trước công chúng về Pháp Luân Công tại thành phố Trường Xuân ở vùng đông bắc của Trung Quốc.
Theo tiểu sử về hành trình chứng ngộ tâm linh của ông, Lý Hồng Chí nói rằng ông đã được “một số thiền sư theo các trường phái Phật giáo và Đạo giáo” dạy cho ông cách thức “tu luyện”.
Những người thầy này bao gồm đại sư Toàn Giác (Quan Jue), truyền nhân đời thứ 10 của một môn Đại Pháp của Phật Gia, và một vị sư phụ trong môn Đại Đạo với Đạo danh là Chân Đạo từ dãy núi Trường Bạch. Pháp Luân Công được cho là kết quả qua sự sắp xếp và ghi chép lại những bài học mà ông đã được truyền thụ]
Lý Hồng Chí giới thiệu Pháp Luân Công thuộc về “truyền thống tu luyện đã tồn tại từ hàng trăm năm nay”, và qua đó ông muốn khôi phục lại các yếu tố tôn giáo và tâm linh trong sự tập luyện khí công vốn bị loại bỏ trong thời kỳ Cộng sản trước đó.
David Palmer viết rằng Lý đã “định nghĩa lại phương pháp của ông có mục đích hoàn toàn khác với khí công: mục đích tập luyện không phải để đạt được sức khỏe thể chất hay phát triển công năng, mà là để thanh tẩy tâm của con người và đạt đến sự giải thoát/cứu độ”.
Pháp Luân Công khác biệt với các trường phái khí công khác ở chỗ các bài giảng của môn tu luyện này bao gồm một loạt các chủ đề tâm linh và siêu hình, nhấn mạnh về các giá trị đạo đức và đức hạnh và trình bày chi tiết về một vũ trụ luận hoàn chỉnh.
Môn tu luyện này là thuộc về Phật gia (Fojia) nhưng cũng có sử dụng các khái niệm và ngôn ngữ có trong Đạo giáo và Khổng giáo
Điều này đã khiến một số học giả coi Pháp Luân Công như là một loại đức tin kết hợp giữa các trường phái.
Niềm tin và thực hành
Các giáo huấn trọng tâm
Pháp Luân Công mong muốn các học viên có thể đề cao về mặt tinh thần thông qua sự giữ gìn đạo đức ngay chính và tập luyện hệ thống các bài tập và thiền định.
Ba nguyên lý trọng tâm của đức tin này là Chân (真, Zhēn), Thiện (善, Shàn), Nhẫn (忍, Rěn).
Những nguyên lý này được xem là bản chất cơ bản của vũ trụ, tiêu chí để phân biệt đúng sai, và được cho là biểu hiện cao nhất của Đạo, hoặc Phật Pháp. Tuân thủ và tu luyện những đức tính này được xem là nền tảng trong sự tu tập Pháp Luân Công. Trong Chuyển Pháp Luân (转法轮),
quyển sách căn bản được xuất bản năm 1995, Lý Hồng Chí viết: “Bất kể tiêu chuẩn đạo đức của nhân loại thay đổi như thế nào…
Bản chất của vũ trụ không thay đổi, và nó là tiêu chuẩn duy nhất để quyết định người tốt và người xấu. Vậy nên là một người tu luyện chư vị phải lấy bản chất của vũ trụ làm chỉ đạo để cải thiện bản thân mình”.
Tu luyện Pháp Luân Công có hai đặc điểm: tập luyện các bài tập, và sự cải biến tâm tính (xinxing – bẩm tính, tính khí) của một người. Trong quyển sách chính của Pháp Luân Công
Lý nói rằng tâm tính “bao gồm đức (là một loại vật chất), nó bao gồm Nhẫn, nó bao gồm Ngộ, bao gồm xả – xả bỏ tất cả các ham muốn và chấp trước của người thường – và chư vị cũng phải chịu đựng cực khổ, và còn nhiều thứ khác nữa”.
Một người có thể đề cao phẩm chất đạo đức một mặt bằng cách sống chiểu theo chân, thiện, nhẫn; và mặt khác, bằng cách xả bỏ những dục vọng và “những suy nghĩ và hành vi tiêu cực, chẳng hạn như tham lam, tư lợi, sắc, dục, sát sinh, tranh đấu, trộm cắp, cướp giật, lừa dối, ghen tuông, v.v.”.
Trong các khái niệm trọng tâm ở các bài giảng của Pháp Luân Công là sự tồn tại của ‘Đức’ (‘德, Dé) và ‘Nghiệp’ (‘ 業, Ye). Đức được tạo ra thông qua làm việc tốt và chịu đau khổ, trong khi nghiệp được tích lũy do những việc làm sai trái.
Tỷ lệ nghiệp và đức của một người được cho là sẽ quyết định vận mệnh của họ trong cuộc đời này hoặc kiếp sau. Trong khi đức đem lại may mắn và đưa đến sự ngộ đạo, tích tụ nghiệp sẽ mang đến đau khổ, bệnh tật, và sự xa rời bản chất của vũ trụ. Sự đề cao tâm tính đạt được thông qua việc tiêu nghiệp và tích đức
Các bài giảng của Pháp Luân Công cho rằng con người thuở ban đầu và bẩm sinh là tốt, thậm chí là sinh mệnh cao tầng, nhưng họ đã rơi vào cõi mê và chịu đau khổ sau khi phát triển tư tâm và tích nghiệp.
Để đề cao lên lại và quay trở về với “bản chất thật” của mình, các học viên Pháp Luân Công phải đồng hóa mình với các đặc tính chân, thiện, nhẫn, buông bỏ “các cố chấp của tâm trí và dục vọng” và phải chịu khổ để hoàn trả nghiệp.
Mục tiêu cuối cùng của sự tu luyện là sự giác ngộ hay viên mãn (yuanman), và thoát khỏi vòng luân hồi mà trong truyền thống Phật giáo gọi là ‘’samsara’’
Tư tưởng văn hóa Trung Quốc truyền thống và sự hiện đại là hai trọng tâm trong các bài giảng của Lý Hồng Chí. Pháp Luân Công nhắc lại niềm tin truyền thống của người Trung Quốc rằng
Con người được kết nối với vũ trụ qua tâm trí và cơ thể, và Lý tìm cách thách thức “các tâm lý thông thường”, liên quan đến bản chất và nguồn gốc của vũ trụ, thời-không, và cơ thể con người.
Môn tu luyện này vận dụng sự huyền bí Á Đông và y học cổ truyền Trung Quốc, chỉ trích các giới hạn được cho là do khoa học hiện đại tự mình đặt ra, đặc biệt là thuyết tiến hóa, và coi khoa học truyền thống Trung Quốc là một hệ thống hoàn toàn khác, nhưng trên phương diện bản thể luận là có giá trị ngang nhau.
Bộ bài tập
Năm bài tập của Pháp Luân Công
Ngoài triết lý đạo đức, Pháp Luân Công bao gồm bốn bài tập đứng và một bài ngồi thiền. Các bài tập được coi là yếu tố thứ yếu so với việc đề cao chuẩn mực đạo đức, dù vẫn là một phần thiết yếu của sự tu luyện Pháp Luân Công.[32][56]
Bài tập đầu tiên, được gọi là “Phật Triển Thiên Thủ pháp”, nhằm điều động năng lượng tự do di chuyển khắp cơ thể và khai mở các kinh mạch. Bài tập thứ hai,
“Pháp Luân Trang pháp”, gồm việc giữ bốn tư thế tĩnh – mỗi tư thế đó giống như đang ôm một bánh xe – trong thời gian dài. Mục đích của bài tập này là để “sinh trí tuệ, làm tăng sức mạnh, đề cao tầng, và gia trì thần thông”. Bài tập thứ ba,
“Quán Thông Lưỡng Cực pháp”, bao gồm ba động tác chuyển động nhằm mục đích để có thể trục xuất năng lượng xấu (ví dụ khí bệnh hoặc khí đen) và hấp thụ năng lượng tốt vào cơ thể. Thông qua thực hành bài tập này, các học viên mong muốn làm sạch và tịnh hóa thân thể.
Bài tập thứ tư, “Pháp Luân Chu Thiên pháp”, tìm cách để năng lượng lưu thông tự do trong cơ thể. Không giống bốn bài tập đầu tiên, bài tập thứ năm được thực hiện trong tư thế kiết già.
Được gọi là “Thần Thông Gia Trì pháp”, tư thế thiền định này được duy trì càng lâu thì càng tốt.
Người tập có thể tập các bài tập Pháp Luân Công một mình hay tập theo nhóm
và thời gian tập tùy vào nhu cầu và khả năng của từng cá nhân người tập. Porter viết rằng các học viên Pháp Luân Công được khuyến khích đọc các kinh sách Pháp Luân Công và tập luyện các bài tập đều đặn, tốt nhất là tập hàng ngày.
Các bài tập Pháp Luân Công được tập luyện theo hình thức nhóm trong công viên, khuôn viên các trường đại học, và những nơi sinh hoạt công cộng khác tại hơn 70 quốc gia trên toàn thế giới, và được hướng dẫn miễn phí bởi các tình nguyện viên Ngoài năm bài tập
vào năm 2001 một hoạt động thiền định đã được đưa vào gọi là “phát chính niệm”, nhằm mục đích giảm bớt sự bức hại trên bình diện tinh thần.
Một nghiên cứu thí nghiệm liên quan đến hồ sơ di truyền của sáu học viên Pháp Luân Công tuyên bố rằng “thay đổi trong biểu hiện gen của các học viên [Pháp Luân Công] trái ngược với những người khỏe mạnh bình thường được đối chiếu trong thí nghiệm,
đặc trưng bởi sự tăng cường khả năng miễn dịch, ức chế/giảm sự trao đổi chất của tế bào, và thay đổi các gen liên quan đến quá trình apoptosis giúp tiêu viêm nhanh”.
Với việc áp dụng nhiều hệ thống thiền định Phật giáo và Đạo giáo, ngoài lợi ích về sức khỏe,
Pháp Luân công tuyên bố rằng học viên có thể chuyển hóa cơ thể vật chất và tu luyện ra nhiều thần thông (shentong), chẳng hạn như tha tâm thông (đọc ý nghĩ) và thiên nhãn
thông.Những cuộc thảo luận về các công năng cũng là đặc điểm nổi bật trong phong trào khí công, và sự tồn tại của những công năng này cũng nhận được những ý kiến đồng thuận
trong cộng đồng khoa học Trung Quốc vào những năm 1980 Các bài giảng của Pháp Luân Công cho rằng các học viên có thể có được những công năng thông qua sự kết hợp giữa
tu luyện tâm tính, thiền định và các bài tập. Những công năng này bao gồm – (nhưng không chỉ giới hạn trong) – tiên tri, thấu thính, tha tâm thông, và thiên mục (thông qua việc mở
con mắt thứ ba hoặc thiên nhãn). Tuy nhiên, Pháp Luân Công nhấn mạnh rằng các quyền năng này chỉ có thể được phát triển nhờ vào sự tu luyện tâm tính, và không nên truy cầu
hoặc hiển thị tùy tiện.[64] Theo David Ownby, Pháp Luân Công dạy rằng “Tự phụ về khả năng, hoặc mong muốn thể hiện là biểu hiện của những chấp trước nguy hiểm”, và Lý cảnh
báo các đệ tử không nên bị phân tâm bởi sự theo đuổi các “thần thông” như vậy.
Theo tờ Washington Post (Hoa Kỳ), nhiều học viên Pháp Luân công tin rằng việc thực hiện các bài tập này có thể “nuôi dưỡng năng lượng vũ trụ”, giúp họ chữa khỏi rất nhiều bệnh nan y hoặc mãn tính, từ ung thư cho đến đến chứng dị ứng.
Các niềm tin kiểu này được Pháp luân công truyền bá khắp nơi.
Một công chức nghỉ hưu ở Bắc Kinh nói rằng Pháp Luân Công đã chữa khỏi bệnh dị ứng da và tiêu chảy mãn tính của ông. Một phụ nữ Trung Quốc ở độ tuổi 50 cho rằng Pháp Luân
Công giúp cô tái tạo một đoạn xương đã bị cắt bỏ trong cuộc phẫu thuật, một Cơ đốc nhân thì tự mô tả Pháp Luân Công đã giúp kiểm soát bệnh tiểu đường của ông ấy.
Stephen Barrett, giáo sư khoa tâm thần, đồng sáng lập Hội đồng quốc gia chống gian lận sức khỏe (Hoa Kỳ) cho rằng tập Pháp Luân Công không có gì sai khi sử dụng chúng như bài tập thể dục nhẹ nhàng và một kỹ thuật thư giãn tâm lý.
Tuy nhiên, những bài tập này có thể gây nguy hiểm khi chúng tạo ra niềm tin sai lầm. Pháp Luân Công liên tục đưa ra những tuyên bố về sức khỏe mà không thể xác minh một cách khoa học, bao gồm chữa bệnh bằng cách tiếp xúc,
chữa khỏi người bị liệt, chữa bệnh ung thư với tỷ lệ thành công cao hơn nhiều so với các loại thuốc thông thường, gửi xung động để chữa bệnh ở khoảng cách xa hoặc sống thọ tới mấy trăm năm.
Stephen Barrett lo ngại rằng niềm tin mù quáng vào “sức mạnh chữa bệnh tuyệt đối” khi tập Pháp Luân Công có thể khiến những người bệnh từ chối các phương pháp điều trị y tế khoa học
Tập Pháp Luân Đại Pháp có tác dụng gì?
Trên thế giới hiện nay có hơn 100 triệu người đang tập luyện Pháp Luân Công. Vậy môn tập có tác dụng gì?
Tác dụng tốt đối với sức khỏe
Điều tra tại Trung Quốc
Năm 1998, các nhà nghiên cứu y khoa đã tiến hành một cuộc điều tra trên diện rộng đối với số lượng lớn học viên Pháp Luân Công. Qua 5 lần điều tra, thu thập, phân loại từ thời gian tập luyện, độ tuổi, giới tính, loại bệnh, mức độ bệnh… Kết quả, đều cho tỷ lệ khỏi bệnh rất cao sau khi tập luyện.
Điều tra tại Đài Loan
Tiến sĩ Hồ Ngọc Huệ thuộc Khoa Kinh tế tại Đại học Quốc gia Đài Loan đã nghiên cứu về tập luyện khí công. Bản báo cáo nhấn mạnh rằng sau khi tập luyện Pháp Luân Đại Pháp, 72% số người sử dụng thẻ y tế của họ một lần trong một năm, giảm gần 50% trong quá khứ.
Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy Pháp Luân Công giúp người tập từ bỏ những thói quen không lành mạnh. Cụ thể: 81% người được hỏi đã bỏ hút thuốc lá, 77% bỏ rượu chè, 85% bỏ cờ bạc, và 85% hoàn toàn ngưng thói quen nhai trầu.
Tác dụng với tinh thần con người và xã hội
Khác với những hệ thống khí công thông thường chỉ rèn luyện thân thể, Pháp Luân Công hướng người tập nâng cao, tu dưỡng đạo đức trong đời sống hàng ngày.
Ông Trọng Duy Quang, học giả người Trung Quốc sống ở Đức, đã nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp nhiều năm. Khi hỏi, Pháp Luân Công là gì?
Ông cho biết: “Chân – Thiện – Nhẫn là giá trị cốt lõi mà các học viên tuân theo. Nó không đơn giản là khẩu hiệu cửa miệng.
Những hoạt động của họ luôn là tình nguyện. Họ dùng tiền riêng của mình như là một phần của mọi hoạt động họ tham gia. Tôi nhìn thấy bạn bè tôi thay đổi, họ trở nên trong sáng, ôn hòa và vị tha hơn. Chân – Thiện – Nhẫn là lẽ sống, là cuộc sống thật sự của các học viên.”
“Các học viên không tham gia chính trị hay đấu tranh vì lợi ích cá nhân.
Vì thế họ không bị ảnh hưởng bởi chính trị hay tiền bạc. Đây là sức mạnh của tín ngưỡng và tinh thần.
Các học viên phải nói thật và sống thật. Đó chính là bản chất của họ. Thiện và Nhẫn là hoàn toàn đối lập với bạo lực.
Sự tồn tại của Thiện và Nhẫn làm tiêu tan những lời dối trá và vu khống. Nó giúp cho đạo đức con người thăng hoa trở lại, quay lại với những giá trị văn hóa truyền thống. Góp phần giúp toàn xã hội hưng thịnh trở lại.”
Pháp Luân Công là tốt hay xấu?
Pháp Luân Công hướng trọng tâm vào tu tâm tính, người tập cần đạt được Chân Thiện Nhẫn trong mọi hoàn cảnh. Ví như:
Không nói dối, nghĩ xấu, nói sai, nói bất thiện
Luôn tìm lỗi sai từ mình, biết nghĩ cho người khác đạt đến tâm thuần tịnh, từ bi
Nhẫn được coi là chìa khóa tu tâm, nó có bất công họ vẫn nhẫn nhưng không ủy khuất…
Đây cũng là Pháp môn thuận tiện nhất, tốt nhất cho tâm tính và sức khỏe, hoàn toàn nên tập.
Chính đạo là khuyên dạy con người làm điều tốt, hướng thiện, tin nhân quả báo ứng, quay về giá trị truyền thống, buông bỏ danh-lợi-tình.
Mọi hoạt động của giáo phái chính đạo đều là tự nguyện, không lôi kéo, thu tiền, coi trọng sinh mệnh, luôn lấy cảnh giới cao mà đối đãi… Đạo nào ngược lại với điều này là tà giáo.
Pháp Luân Đại Pháp có đầy đủ yếu tố của một chính đạo chân chính.
Vì sao chính quyền Trung Quốc lại đàn áp Pháp Luân Công?
Có 3 lý do cơ bản được cho là nguyên nhân chính quyền Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công:
Rất nhiều người Trung Quốc đã tham gia môn tập chỉ trong thời gian ngắn.
Chỉ bằng hình thức tâm truyền tâm, người truyền người vì lợi ích tốt đẹp về sức khỏe và tâm tính nên trong 4 năm ngắn ngủi, số người tập tại Trung Quốc lên hàng trăm triệu người. Đảng cầm quyền duy nhất nên họ sợ số đông…
Pháp Luân Công đi ngược lại về ý thức hệ của Đảng Cộng sản Trung Quốc. ĐCSTQ tuyên truyền vô thần luận, ép người dân không tin Thần Phật, không tin nhân quả báo ứng, làm đạo đức con người tha hóa. Điều đó khiến nó dễ dàng tẩy não, uy hiếp và thống trị người dân.
Lòng đố kỵ của nhà cầm quyền Giang Trạch Dân. Đây được coi là điều then chốt nhất. Lòng đố kỵ, tâm địa độc ác, mưu cầu chính trị, củng cố địa vị khiến ông ta bất chấp tất cả, ra tay đàn áp dã man những học viên lương thiện.
Pháp Luân Đại Pháp ở Đài Loan, Trung Quốc và trên thế giới
Pháp Luân Công được giới thiệu ở Đài Loan vào tháng 4/1995 và được người dân nơi đây chào đón nồng nhiệt. Số lượng học viên Pháp Luân Đại Pháp tại quốc đảo này đứng thứ 2 thế giới sau Trung Quốc.
Hiện nay, Pháp Luân Đại Pháp được phổ truyền tại 140 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các cuốn sách được dịch ra 40 ngôn ngữ và truyền rộng khắp thế giới.
Pháp Luân Công không bị cấm ở Việt Nam
Tại Việt Nam, môn pháp này được một số du học sinh luyện tập từ những năm 2000. Nhờ những giáo lý dạy con người làm điều tốt, hướng thiện, phù hợp với văn hóa, tín ngưỡng người Việt.
Hơn nữa, nhờ hiệu quả chuyển biến sức khỏe một cách diệu kỳ nên môn pháp này nhanh chóng lan rộng tại Việt Nam. Sau hơn 20 năm phát triển theo hình thức người truyền người, tâm truyền tâm, đến nay, khắp các tỉnh thành trên cả nước đều có nhiều người tập luyện…
Nhiều người thắc mắc Pháp Luân Công có bị cấm ở Việt Nam không? Luật pháp Việt Nam không quy định cấm người dân tập luyện. Vì vậy, việc người dân tập luyện là hoàn toàn hợp pháp. Nếu không hợp pháp liệu có thể phát triển suốt 20 năm nay?
Năm bài tập Pháp Luân Công
5 bài tập Pháp Luân Đại Pháp đã được người dân tập thường xuyên ở các công viên, sân trường đại học và các địa điểm công cộng vào các buổi sáng sớm và chiều tối. Hiện nay, 5 bài tập này được người dân ở nhiều nước trên thế giới tập luyện hàng ngày.
Chín bài giảng Pháp Luân Đại Pháp
9 bài giảng trong cuốn Chuyển Pháp Luân là nội dung chính của Pháp Luân Đại Pháp và có tính hệ thống chỉ đạo tu luyện.
Các bài giảng có thể tải miễn phí cùng các video, audio (9 bài giảng Pháp) tại đây: trang web chính thức của Pháp Luân Đại Pháp. Đây là tư liệu có bản quyền và để phục vụ miễn phí cho mọi người, không vì mục đích lợi nhuận.
Tập Pháp Luân Công giúp ích trong thời dịch Covid-19?
Nhiều người có chung nhận thức là tập khí công sẽ tốt cho sức khỏe và có thể trị bệnh. Vậy cơ sở khoa học nào cho việc khí công có thể trị bệnh?
Vẻ đẹp Chân – Thiện – Nhẫn
Chân – Thiện – Nhẫn là những giá trị cốt lõi của Pháp Luân Công. Sau một thời gian tập luyện, nhiều học viên đã chia sẻ những trải nghiệm của họ. Nhiều người từng bị bệnh tật đầy thân nhưng họ đã trở nên khỏe mạnh hoàn toàn nhờ tu luyện. Họ cũng có những trải nghiệm đề cao tâm tính, trở thành người tốt hơn nữa.
Trên đây là một số thông tin về Pháp Luân Công mà Đồ Thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về Pháp Luân Công cũng như tiền thân của Phật ở nơi này nhé!
Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các thông tin khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tôi nhé!