Đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo (Quận 1, TP.Hồ Chí Minh)

Đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo tại TPHCM từ lau đã là điểm đến nổi tiếng được rất nhiều du khách phía Nam ghé thăm. Nơi đây là một trong những điểm tín ngưỡng linh thiêng của thành phố. Có nhiều kiến trúc vô cùng đặc sắc và có những lễ hội ấn tượng.

Từ những hoạt động trên thì đền thờ đức Thánh Trần Hưng Đạo không chỉ có giá trị nghiên cứu trên nhiều phương diện mà còn làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.

Sau đây hãy cùng Đồ Thờ Hưng Vũ khám phá về điểm đến văn hóa nổi tiếng của TPHCM này nhé!

Đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo

Giới thiệu đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo

Đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo là nơi thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là thiên tài quân sự trong lịch sử Việt Nam.

Đây là một ngôi đền có lịch sử ở Thành phố Hồ Chí Minh và được xem là một trong những địa điểm tín ngưỡng linh thiêng của Thành phố.

Đền được xây dựng năm 1932, trong một khuôn viên rộng lớn của chùa Vạn An cũ. Đến năm 1957, theo đồ án của kiến trúc sư Nguyễn Mạnh Bảo, Hội Bắc Việt tương tế đã khởi công xây dựng lại đền vào ngày 28 tháng 7, và hoàn thành vào ngày 11 tháng 7 năm 1958. Về sau, đền còn được tu bổ nhiều lần.

Đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo

Đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo tại TPHCM ở đâu?

Đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo ở số 36 đường Võ Thị Sáu, phường Tân Định, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Vị trí đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo

Lịch sử về Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn

Mặc dù bị thất bại trong lần xâm lược thứ nhất (1-1258), quân Nguyên – Mông vẫn chưa từ bỏ dã tâm xâm lược Đại Việt. Năm 1285, nhà Nguyên cử 50 vạn quân chia làm 3 đường ào ạt tiến vào phía bắc và vùng Thanh Hóa, Nghệ An, quyết tâm xâm lược nước ta lần thứ hai.Quân và dân nhà Trần đồng lòng chống xâm lược, nhưng những trận đánh chặn ở biên giới của nhà Trần đều thất bại, quân ta bị nhiều tổn thất.

Trước thế giặc mạnh như vũ bão, Quốc công Tiết chế Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đã đưa vua Trần Nhân Tông, Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông cùng hoàng gia và binh lính rút lui chiến lược vào Thanh Hóa phòng ngự để đảm bảo an toàn lực lượng và chờ cơ hội phản công địch.

Từ Thăng Long, đoàn hộ giá theo đường thủy xuôi về phía nam. Đến cửa Thần Phù đoàn theo sông Hoạt giang tiến sâu vào nội địa và dừng chân ở vùng đất cận thủy, cận giang: Làng Thổ Khối, huyện Tống Giang thuộc phủ Thanh Hoa. Thổ Khối có địa thế chiến lược hiểm yếu.

Phía bắc có dãy Tam Điệp án ngữ. Phía tây và phía nam đồi núi điệp trùng, lại là nơi hợp lưu của sông Tống Giang, sông Hoạt và sông Lũng Khê. Từ đây có thể đi ra biển bằng sông Càn qua cửa Lạch Quèn hoặc sông Nga Giang ra cửa Bạch Câu qua sông Lũng Khê và Chiếu Bạch.

Làng Thổ Khối, huyện Tống Giang thuộc phủ Thanh Hoa đã vinh dự được Đức Quốc Công Tiết chế chọn làm nơi dừng chân cho hai vua cùng bộ chỉ huy, và trở thành tổng hành dinh của cuộc kháng chiến.

Để rồi sau hơn một tháng củng cố lực lượng, tháng 5 năm 1285 Hưng Đạo Vương đã quyết định tiến quân ra bắc phối hợp cùng các đạo quân khác đánh tan quân địch ở Hàm Tử, Chương Dương, Tây Kết, Bạch Đằng, quét sạch quân Nguyên – Mông ra khỏi bờ cõi, lập nên chiến công hiển hách trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.

Ngày 20 tháng Tám năm Canh Tý niên hiệu Hưng Long năm thứ 8 (1300), Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn bệnh nặng qua đời. Để tưởng nhớ công ơn của vị anh hùng dân tộc, nhân dân làng Thổ Khối đã lập đền thờ ngài.

Theo tấm bia đá còn lại trong đền thì ngôi đền hiện nay (ngoài một số hạng mục mới tôn tạo vài năm lại đây) được trùng tu hoàn chỉnh vào năm Canh Tuất, Tự Đức thứ 3 (1850), bởi vậy, kiến trúc của đền là kiến trúc thời Nguyễn.

Đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo

Kiến trúc đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo tại Quận 1

Kiến trúc và bài trí của đền Trần Hưng Đạo lần lượt từ ngoài vào trong có:

Cổng và sân

Có ba cổng vào đền, cổng chính ở giữa và hai cổng phụ ở hai bên. Cổng chính được thiết kế bề thế và đẹp đẽ, với mái ngói uốn cong, có trang trí hình rồng, phụng. Hai bên chân cột có đặt đôi tượng kỳ lân bằng đá cẩm thạch trắng, thực chất đây là tượng Sư tử đá Trung Quốc nhưng nay đã được rà soát xem là linh vật ngoại lai và đã trục xuất khỏi đền.

Hiện nay tại Đền Trần Hưng Đạo không trưng bày tượng Sư tử hay kỳ lân mà chỉ có tượng ông Hổ (cọp) vốn là linh vật bản địa của người Việt. Trên trán cổng nổi bật 4 chữ Hán cỡ lớn (phiên âm): “Hưng Đạo Đại Vương”, và tên ngôi đền cùng địa chỉ bằng tiếng Việt.

Ở mặt ngoài của hai cột chính, có đôi câu đối viết bằng chữ Hán (tạm dịch):

  • Xem sử nhà Trần, nhớ mãi những chiến tích oanh liệt tích tụ lại
  • Vào cửa miếu, thấy ánh sáng linh thiêng tỏa rạng ra.

Mặt trong của cổng, ở trên cao có bốn chữ triện: “Trần Triều Hiển Thánh”, và phía dưới trên 2 cột chính cũng có đôi câu đối viết bằng chữ Hán. Cổng chính chỉ mở vào ngày rằm, ngày 30 (âm lịch) hằng tháng, và những ngày có lễ hội lớn trong năm. Hằng ngày, khách đến viếng thăm bằng cổng phụ. Qua cổng chính là một khoảng sân rộng lát gạch. Ở đầu sân, có đặt một pho tượng Trần Hưng Đạo bằng xi măng cốt sắt.

Đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo

Đền Thờ Trần Hưng Đạo

Đền thờ xây ở cuối sân, cấu trúc theo hình chữ “đinh” (chữ Hán: 丁), trên một diện tích khoảng 200 m2. Đây là một căn nhà 5 gian (ở 3 gian chính có 3 cửa liền nhau) xây bằng vật liệu gỗ và bê tông cốt thép, mái lợp ngói vẩy cá. Phía trên ba cửa nổi bật 10 chữ Hán (phiên âm): “Hiển thánh Trần triều Hưng Đạo Đại Vương linh từ” (Đền thờ của bậc hiển thánh linh thiêng là Hưng Đạo Đại Vương họ Trần).

Mặt trước cửa chính, có đôi câu đối viết bằng chữ Hán:

Núi Vạn Kiếp không có ngọn nào là không có hơi kiếm bốc hỏa,

Sông Lục Đầu không có cơn sóng nào lại không có tiếng thu ầm vang.

Trong đền có hai khu vực là tiền điện và hậu điện.

  • Tiền điện được bày trí đẹp đẽ và trang nghiêm với tàn lọng, đồ bát bửu, đôi hạc, ngựa hồng, ngựa bạch, xương sườn cá ông (cong vút, dài gần 3 m), v.v…Ngoài ra, ở đây còn có nhiều tác phẩm chạm gỗ, được sơn son thiếp vàng rất mỹ thuật như: hương án, bao lam, hoành phi, liễn đối…; và nhiều bức phù điêu vẽ lại chiến trận Bạch Đằng 1288 và quang cảnh bốn mùa do các nghệ dân nhân gian thực hiện. Ở giữa tiền điện có bàn thờ thờ các vị tướng lĩnh tài giỏi đời Trần như: Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng.
  • Nội điện (hậu cung) cũng được trang trí đẹp đẽ và trang nghiêm như tiền điện. Đặc biệt, ngoài những hoành phi, liễn đối, phù điêu. Phù điêu ở đây diễn tả lại những sự kiện lớn của lịch sử đời Trần như: Hội nghị Diên Hồng (1824), Lời thề sông Hóa (1287), Trận Bạch Đằng (1288). Thông tin thêm: Cuối năm 1287, quân Nguyên Mông sang đánh nước Việt lần thứ ba. Khi nghe tin tướng của đối phương là Ô Mã Nhi kéo quân đến sông Bạch Đằng, Hưng Đạo Vương (Trần Hưng Đạo) liền cho quân tiến qua sông Hóa (một nhánh sông của sông Thái Bình), nhưng nước sông cạn làm voi trận bị sa lầy mà chết. Để giữ vững tinh thần binh sĩ, ông chỉ xuống dòng sông Hóa mà thề: “Trận này không phá xong giặc Nguyên, thì không về đến khúc sông này nữa”. Nghe vậy, quân sĩ ai nấy đều xin quyết chiến.

Đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo

Tại nơi đây còn có tượng Trần Hưng Đạo nơi khám thờ ông. Pho tượng bằng đồng cao 1,7 m, được đúc ở tư thế người ngồi trên long ỷ, tay cầm quyển binh thư, và có thanh kiếm bạc dựng một bên; được nhóm thợ đúc đồng Ngũ Xã (Hà Nội) khởi công đúc từ ngày 25 tháng 10 năm 1957 và khánh thành vào ngày 1 tháng 7 năm 1958. Phía trên pho tượng là bức hoành phi, giữa có thêu mấy chữ Hán (phiên âm): “Nam Quốc Cơ Công” (Công trạng xây dựng nền móng nước Nam). Cũng trên bức hoành phi này, phía trái có thêm 2 chữ “Đại nghĩa” (vì Nghĩa lớn), và phía phải có thêm hai chữ “Chí trung” (Hết lòng Trung).

Hai bên bức hoành phi, còn có đôi câu đối chữ Hán (tạm dịch):

Dòng dõi nhà vua, ngựa đá bao phen lo việc nước,

Trần Triều danh tướng, bình vàng xã tắc điện sáng ngời.

Ngoài ra, ở hai bên tượng còn có bàn thờ đặt bài vị ba người con gái (trái) và ba người con trai (phải) của Trần Hưng Đạo. Bên cạnh các hạng mục trên, bên phải sân đền (ngoài cổng nhìn vào) còn có nhà “Trưng bày lịch sử đời Trần” được xây kiên cố.

Bên trong ngôi nhà trưng bày một số hiện vật, như văn bản, bản đồ, đoạn trích bài hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo. Hằng năm, đền thờ đều có tổ chức các ngày lễ lớn, trong số đó có lễ giỗ (20 tháng 8 âm lịch) và lễ sinh (10 tháng chạp) của Trần Hưng Đạo

Đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo

Lễ hội khai ấn Đền Trần, làng Thổ Khối

Hàng năm, theo thông lệ, Lễ hội chính Đền Trần được tổ chức vào các ngày 19, 20, 21 tháng 8 âm lịch. Lễ hội Đền Trần nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóa, giáo dục truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của ông cha ta ở thời Trần. Mặt khác, phát huy truyền thống đạo lý “Uống nước, nhớ nguồn” động viên các tầng lớp nhân dân địa phương phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống, xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Cũng như nhiều lễ hội khác của Xứ Thanh, lễ hội Khai ấn Đền Trần ở Hà Dương được tổ chức vào đêm 14 Tháng Giêng theo nghi lễ truyền thống, với hai phần: Lễ và Hội.

Trước khi vào lễ chính, nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, múa rồng, múa lân diễn ra thu hút đông đảo thanh thiếu niên trong vùng, làm cho không khí vào hội trở nên tưng bừng, nhộn nhịp… tiếp đến là các chương trình biểu diễn văn nghệ đặc sắc được lựa chọn từ các câu lạc bộ của các làng văn hóa đến tham gia giao lưu với nhau trước đông đảo khán giả, càng làm cho không khí đêm hội thêm náo nhiệt, để rồi vào khoảng 10 giờ đêm kết thúc trong cảm giác háo hức, bâng khuâng…

Giờ Khai ấn được thực hiện vào đúng 12 giờ đêm. Trước đó 15 phút, tại cung cấm (nơi đặt tượng Đức Thánh Trần), ban tổ chức chuẩn bị các điều kiện để tiến hành nghi lễ khai ấn. Ngay sau đó là lễ dâng sớ được thực hiện.

Những người tham gia nghi lễ trong trang phục lễ hội chỉnh tề. Lễ dâng sớ gồm một mâm cỗ chín (có xôi, thủ lợn (hoặc) gà), mâm lễ chay gồm: hương, hoa, đăng, trà, quả, thực…

Sau khi ổn định tổ chức, chủ lễ là vị đại diện cho chính quyền xã trang trọng đọc lời khai mạc, giới thiệu đại biểu, nội dung buổi lễ và chúc phúc, cảm ơn quý khách gần xa đã tới dự lễ. Đội hành lễ từ từ đi vào tiền đường, qua trung đường và dừng lại với lòng thành kính trang nghiêm để dâng sớ lên Đức Thánh Trần ngự ở Hậu cung.

Vị đại diện chính quyền địa phương mời đại diện lãnh đạo các đoàn đại biểu của tỉnh, của huyện, của xã và một cụ cao niên của làng tham gia khai ấn tại cung cấm.

Ông trưởng Ban Thường trực đền vào cung cấm khai ấn. Mỗi vị đại diện chỉ đóng một lá ấn. Các lá ấn được đóng xong và bỏ vào hòm đựng ấn. Ban Thường trực đền tiến hành rước ấn ra cung tiền đường đóng ấn và khấn tấu.

Ra khỏi cung cấm, hai ông trong trang phục áo the, khăn xếp trên tay nâng một bát hương đi trước, một ông nâng hòm đựng ấn đi sau, tiếp theo là đại diện các đoàn đại biểu dự lễ, các thành viên khác (lễ khai ấn tại cung cấm được diễn ra trong điệu nhạc lưu thủy, hành văn, nhạc dâng hương…nổi lên rộn rã cho đến khi ấn được rước ra đặt tại cung tiền đường).

Địa phương cử ra một người đọc chúc văn. Ấn được đặt tại vị trí trang trọng tại cung tiền đường, nhà đền bắt đầu nghi lễ dâng sớ khai ấn trong giọng đọc chúc văn vang lên trầm, ấm…Sau bài phát biểu của vị đại diện cho cấp ủy địa phương, ban tổ chức mời đại biểu lên dâng hương. Sau lễ dâng hương, ban tổ chức tiến hành phát ấn cho đại biểu.

Trên đây là một số thông tin về Đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo tại TPHCM mà Đồ thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về địa danh nổi tiếng tại Sài Gòn

Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các ngôi Đền khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tôi nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *