Đền Hòn Chén là một địa điểm tôn giáo nổi tiếng ở Huế. Nó là nơi thờ Thánh Mẫu Thiên Y A Na và có giá trị văn hóa, tâm linh đặc biệt. Đền Hòn Chén có kiến trúc đẹp và được trang trí tỉ mỉ. Ngoài việc tham quan và tìm hiểu về tín ngưỡng, du khách cũng có thể tham gia vào các hoạt động lễ hội và tìm hiểu về văn hóa dân gian tại đây. Hôm nay hãy cùng mình tìm hiểu về ngôi đền này nhé!
Đôi nét về Đền Hòn Chén
Đền Hòn Chén là điện thờ gắn với rất nhiều giai thoại. Theo truyền thuyết trước đây Đền Hòn Chén có tên gọi là Hoàn Chén với ý nghĩa đó là “trả lại chén ngọc”, lý do có cái tên đó là vì vua Minh Mạng trong một lần lên đây đã đánh rơi một chén ngọc xuống dòng Hương, tưởng không cách gì lấy lại được thì bỗng nhiên một con rùa to bằng chiếc chiếu nổi lên ngậm chén ngọc trả lại cho nhà vua.
Song, trong các văn bằng sắc phong chính thức của các vua Nguyễn, thì ngôi điện vẫn xuất hiện với tên chính thức “Ngọc Trản Sơn Từ” với ý nghĩa là đền thờ ở núi Ngọc Trản. Đến thời vua Đồng Khánh, ngôi điện này được đổi tên là Huệ Nam Điện với ý nghĩa mang lại ân huệ cho vua nước Nam và gắn với nhiều giai thoại khác nữa.
Mặc dù được biết đến với rất nhiều tên gọi nhưng đến nay dân gian vẫn quen gọi là Điện Hòn Chén hoặc Điện Hoàn Chén. Điện Hòn Chén nguyên là ngôi đền thờ nữ thần PoNagar của người Chăm. Theo truyền thuyết, nữ thần là con của Ngọc Hoàng được sai xuống trần gian, bà có công tạo ra trái đất, cây cỏ và lúa gạo.
Từ một di tích tôn giáo độc đáo của người Chăm, người Việt đã dung hợp và phát huy tín ngưỡng này thành nơi thờ thánh Mẫu cùng các vị thần của người Việt. Đây được coi là sự hòa nhập về tôn giáo hay còn gọi là bản địa hóa. Tên gọi PoNagar còn được nhiều người gọi là Thiên Y A Na (nghĩa là mẹ Xứ Sở).
Sau này, Liễu Hạnh Công Chúa (tức Vân Hương Thánh Mẫu) cũng được đưa vào thờ ở điện Hòn Chén. Ngoài ra, điện Hòn Chén còn là nơi thờ Phật, thờ Quan Công và các vị thần thánh khác. Nhờ những nét riêng của mình mà điện Hòn Chén hiện nay không chỉ là một thắng cảnh du lịch tuyệt đẹp mà còn là điểm tham quan văn hóa độc đáo.
Điện Hòn Chén ở đâu?
Đền Hòn Chén tọa lạc trên núi Ngọc Trản, thuộc địa phận làng Ngọc Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là ngôi điện có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân xứ Huế, và cũng là điện thờ duy nhất ở Huế có sự kết hợp ăn ý giữa nghi thức cung đình và tín ngưỡng văn hóa, dân gian.
Đường đi đến đền Hòn Chén
Điện Hòn Chén nằm trên núi Ngọc Tràn, thuộc làng Ngọc Hồ, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Điện Hòn Chén nằm cách trung tâm thành phố Huế chừng 8km theo hướng Tây Nam. Để đến được nơi đây bạn có thể di chuyển bằng 2 cách, bạn có thể đi thuyền rồng trên sông Hương hoặc đi bằng đường bộ. Nếu đi bằng đường bộ thì bạn có nhiều tuyến đường để di chuyển.
Tùy theo bạn đang ở tại khu vực nào, nếu bạn ở ngay tại 33 Nguyễn Trường Tộ thì bạn Đi về hướng Bắc lên Nguyễn Trường Tộ về phía Phan Chu Trinh -> Rẽ trái tại DNTN Phúc Hào vào Phan Chu Trinh -> Tại Xí Nghiệp Đầu Máy Đà Nẵng, tiếp tục vào Bùi Thị Xuân -> Tại vòng xuyến, đi theo lối ra thứ 1 vào Cầu Dã Viên -> Tại vòng xuyến, đi theo lối ra thứ 3 vào Kim Long -> Tại Khách Sạn Đại Bình, tiếp tục vào Nguyễn Phúc Nguyên -> Tại Đậu hủ O Oanh chùa Thiên Mụ, tiếp tục vào Đường Văn Thánh -> Tiếp tục đi thẳng qua Phú Thịnh vào Long Hồ -> Đi thẳng vào Kim Long/Ngọc Hồ -> Điện Hòn Chén
Kiến trúc của điện Hòn Chén
Hệ thống kiến trúc của điện Hòn Chén Huế
Đến điện Hòn Chén, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến khoảng 10 công trình kiến trúc lớn bé khác nhau, tất cả đều được nằm trên lưng chừng dãy núi Ngọc Trản. Mặt các công trình đều hướng ra sông Hương và e ấp sau những rừng cây xanh.
Minh Kính Đài
Kiến trúc chính của điện Hòn Chén là Minh Kính Đài nằm ở chính giữa. Phía bên trái là dinh Ngũ Hành, động thờ ông Hổ, bàn thờ các quan và am Ngoại Cảnh. Bên phải là nhà Quan Cư, chùa Thánh, Trinh Cát Viện. Ngay sát mép sông Hương có am Thủy Phủ. Không những thế, trong khu vực di tích ấy còn có khá nhiều am nhỏ, bệ thờ nằm rải rác rộng khắp.
Minh Kính Đài cũng là nơi diễn ra hoạt động tế lễ, hành hương ở điện Hòn Chén. Trước đây, triều đình đã ra quy định tổ chức nghi lễ này 2 lần/năm vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch. Các quan chức cũng được cử về đây để làm chủ tế.
Minh Kính Đài được chia làm 3 cung theo thứ tự từ cao đến thấp:
- Đệ Nhất Cung (Thượng Cung): là nơi thờ thánh mẫu Vân Hương, vua Đồng Khánh, nữ thần Thiên Y A Na và một số vị thần khác.
- Đệ nhị cung: là khu vực thờ nhiều tượng thần thánh và bày biện các lễ cúng để rước sắc vào những ngày lễ lớn
- Đệ Tam Cung: là chỗ cử hành lễ và là địa điểm du khách dâng hương cúng bái.
Ngoài ra vào cuối thế kỷ XIX, Minh Kính Đài là công trình tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc khảm sành sứ đỉnh cao và sử dụng biểu tượng con phụng làm hình ảnh để trang trí. Nghệ thuật chạm khắc tinh xảo này đã khiến du khách có cảm giác những con chim phụng đang bay lượn, tụ hội về đây. Theo quan niệm của dân gian thì đây chính là biểu tượng cho sự may mắn, an lành.
Phong cách bài trí ở điện Hòn Chén được du khách đánh giá là không quá cầu kỳ nhưng vì thế mà làm cho không gian thờ phụng trở nên khác biệt. Khung cảnh xung quanh có cây cối thiên nhiên, sông nước dịu dàng như hòa làm một.
Những giai thoại gắn liền với điện Hòn Chén
Trong quần thể di tích cố đô Huế thì điện Hòn Chén ẩn chứa vô số những giai thoại bí ẩn. Nếu có dịp bạn có thể dành chút thời gian ghé nơi đây để nghe những câu chuyện thú vị.
Giai thoại gắn liền với nữ thần Ponagar
Ngày xưa, điện Hòn Chén là nơi thờ phụng nữ thần Ponagar của người Chăm. Theo truyền thuyết kể lại, bà chính là con của Ngọc Hoàng được phái xuống trần gian và có công trong việc tạo ra trái đất và các loại lúa gạo, gỗ trầm. Dân gian xưa cho rằng vị nữ thần này của người Chăm có nhiều nét tương đồng với nữ thần của người Việt trên phương diện tâm linh. Cũng chính vì vậy mà sau này, người Việt đã tiếp nhận và thờ cúng bà với danh xưng là Thánh Mẫu Thiên Y A Na.
Giai thoại gắn liền với vua Thiệu Trị
Xưa kia kể lại rằng cua Thiệu Trị xây làng ở gần điện Hòn Chén. Một hôm nọ, trong lúc vua và các hoàng phi ngược dòng Hương Giang để ghé thăm làng. Tuy nhiên, lúc đi qua ngôi điện, một bà vợ của vua đã làm rơi chiếc ống nhỏ bằng vàng đúng chỗ vực nước sâu, đen kịt.
Bà Hoàng Phi tiếc nuối chiếc ống nên đã khuyên vua khấn Thiên A Na Thánh Mẫu nhằm tìm lại được đồ vật. Lúc đầu vua Thiệu Trị đã không tin vào chuyện tâm linh này và có phần mỉa mai. Thế mà bất ngờ thay, chiếc ống đã từ từ nổi lên mặt sống và được lấy lại nguyên vẹn. Chứng kiến sự linh ứng ất, nhà vua đã tuyên thệ sẽ sửa sang và trùng tu lại ngôi điện. Tiếc là khi chưa kịp thực hiện lời hứa thì nhà vua đã băng hà.
Giai thoại gắn liền với vua Minh Mạng đánh rơi chén ngọc
Đây cũng chính là giai thoại làm nền tảng của tên gọi điện Hòn Chén sau này. Chuyện xưa kể lại rằng trong một lần đi qua sông Hương, vua Minh Mạng đã làm rớt chiếc chén ngọc xuống dưới. Tìm mãi dưới lòng sông nhưng không thấy thì đột nhiên có con rùa ngoi lên và ngậm chén ngọc trao trả lại cho nhà vua.
Giai thoại về tên gọi của đền Hòn Chén Huế
Được biết trong các văn bản sắc phong của triều nguyễn thì ngôi điện có tên gọi là Ngọc Trản Sơn Từ với ý nghĩa là điện thờ tại núi Ngọc Trản. Sau này đến thời vua Đồng Khánh trị vì, điện đã được đổi tên thành là Huệ Nam Điện với ý nghĩa đem đến ân huệ cho vua Nam.
Cho dù được gọi với nhiều cái tên khác nhau nhưng người xưa vẫn thường gọi là điện Hòn Chén hay điện Hoàn Chén. Và cho đến ngày nay thì Điện Hòn Chén vẫn là tên gọi phổ biến nhất của dân bản địa và du khách thập phương.
Một thời gian sau, Liễu Hạnh Công Chúa cũng đã được đưa vào thờ ở điện Hòn Chén. Bên cạnh đó, đây cũng là nơi thờ Quan Công, thờ Phật và các vị thần khác. Chính nhờ những giá trị tâm linh to lớn đó mà ngôi điện đã trở thành điểm tham quan độc đáo của xứ Huế.
Từ một di tích tâm linh của người Chăm nhưng người Việt đã dung hợp và phát huy giá trị tín ngưỡng này thành nơi thờ Thánh Mẫu cùng các vị thần của mình. Đây được xem là sự hòa nhập về tôn giáo, một nét hấp dẫn riêng biệt chỉ có tại điện Hòn Chén Huế mà thôi.
Một lễ hội văn minh – một Huế xanh sạch đẹp
Cứ đến mùa lễ hội, Điện Hòn Chén lại đón rất nhiều du khách đến tham quan và cúng bái. Có lẽ vì thế mà số lượng rác thải cũng như vàng mã rãi trôi xuống dòng sông Hương trong những ngày này tăng lên đáng kế, gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước.
Tuy vậy trong những năm gần đây với cuộc vận động “Vì Thừa Thiên-Huế xanh – sạch – sáng” do UBND tỉnh phát động, dòng sông Hương càng trở nên thêm xanh tươi hơn bởi trong những ngày diễn ra lễ hội, có hơn 100 cán bộ – CNVC, ĐVTN đến từ Công an TX. Hương Trà, Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế, Ban bảo trợ di tích điện Huệ Nam… cùng khá đông du khách đã cùng hưởng ứng “Ngày Chủ nhật xanh” bằng những việc làm cụ thể khi cùng nhau thu gom rác thải ở thôn Ngọc Hồ, khe Châu Ê, bến Than và trên sông Hương, khu vực quanh điện Huệ Nam… cả trên bờ lẫn dưới nước.
Bên cạnh đó một số du khách còn cam kết không thả vàng mã, rác thải xuống sông cũng như sau khi kết thúc lễ hội, sẽ cùng thu gom rác tại khu vực quanh điện Huệ Nam. Giờ đây hình ảnh Điện Hòn Chén đã đẹp nay lại càng đẹp hơn trong mắt người dân cũng như du khách đến tham quan.
Điện Hòn Chén không chỉ là một di tích lịch sử và tôn giáo mà còn là một thắng cảnh, một điểm tham quan văn hóa độc đáo thu hút hàng ngàn khách tham quan, nhất là vào dịp lễ hội tháng 3 và tháng 7 Âm lịch hàng năm. Nếu bạn là người yêu thích vẻ đẹp và có một chút tin tưởng vào tâm linh thì hãy thử đến điện Hòn Chén vào những dịp lễ hội để có thể tìm hiểu cũng như khám phá ngôi đền kỳ bí này nhé!
Trên đây là một số thông tin về Đền Hòn Chén mà Đồ thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn về một ngôi chùa nằm ở Huế. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về ngôi đền này nhé!
Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các ngôi chùa khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tớ nhé.