Chùa Từ Hiếu là một ngôi chùa nổi tiếng tại Việt Nam, nằm ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngôi chùa này được xây dựng vào thế kỷ 17 và là nơi sinh ra và lớn lên của vị thiền sư nổi tiếng Thích Nhất Hạnh. Chùa Từ Hiếu có kiến trúc độc đáo và được bao quanh bởi một khu vườn xanh mát. Nơi đây thu hút đông đảo du khách và phật tử đến tham quan và tìm hiểu về đạo Phật.
Giới thiệu về chùa Từ Hiếu Huế
Ngoài Huyền Không Sơn Thượng, Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã, chùa Từ Đàm Huế, chùa Thiền Lâm, chùa Từ Hiếu cũng là một địa điểm du lịch Huế nổi tiếng được nhiều du khách tìm đến để tận hưởng cảm giác thanh tịnh, yên bình và chiêm ngưỡng cảnh quan vô cùng thơ mộng.
Chùa Từ Hiếu ở đâu?
- Địa chỉ chùa Từ Hiếu Huế: Thôn Dương Xuân Thượng III, phường Thủy Xuân, TP. Huế
Chùa Từ Hiếu nằm ở thôn Dương Xuân, ẩn sâu trong một khu rừng thông rộng lớn. Đây được xem là một trong những ngôi chùa Huế cổ nhất xây từ thời nhà Nguyễn nên sở hữu kiến trúc rất độc đáo, khác biệt.
Bên cạnh đó, chùa còn khiến du khách bị mê hoặc bởi khung cảnh đậm chất thơ, không khí rất mát mẻ. Đặc biệt, mỗi mùa trong năm, nơi đây đều sở hữu nét đẹp riêng nên du khách có thể ghé thăm chùa bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, vào tháng 7 âm lịch hàng năm, chùa thường đón rất nhiều Phật tử trẻ ghé thăm, làm lễ cảm ơn cha mẹ nhân mùa Vu lan báo hiếu rất náo nhiệt nên bạn hãy cân nhắc tới chùa Từ Hiếu trong thời gian này.
Cách di chuyển đến chùa Từ Hiếu
Do chỉ nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km nên du khách có thể di chuyển dễ dàng bằng xe máy, ô tô cá nhân hoặc taxi đến chùa Từ Hiếu. Bạn hãy đi men theo hết con đường Điện Biên Phủ. Sau đó, rẽ vào đường Lê Ngô Cát, rồi chạy một đoạn sẽ thấy biển chỉ dẫn để đi tới chùa. Đây là một địa điểm rất nổi tiếng trên bản đồ du lịch Huế nên nếu có lạc đường thì bạn có thể hỏi bất kỳ người dân nào cũng biết.
Lịch sử của chùa Từ Hiếu
Năm 1843, sau khi từ chức “Tăng Cang Giác Hoàng Quốc Tự” và trao quyền điều hành chùa Bảo Quốc cho pháp đệ là Nhất Niệm, Hòa thượng Nhất Định đã đến đây khai sơn, dựng “Thảo Am An Dưỡng” để tịnh tu và nuôi dưỡng mẹ già [1].
Hòa thượng Nhất Định nổi tiếng là người con có hiếu, tương truyền có lần mẹ già bị bệnh rất nặng, hàng ngày ông lo thuốc thang nhưng bà vẫn không khỏi. Có người ái ngại khuyên ông nên mua thêm thịt cá để tẩm bổ cho mẹ, có làm được điều đó mới mong bà chóng hồi sức. Nghe xong, mặc thiên hạ đàm tiếu chê bai, thiền sư vẫn chống gậy băng rừng lội bộ xuống chợ cách đó hơn 5 km để mua cá mang về nấu cháo cho mẹ già ăn.
Câu chuyện vang đến tai Tự Đức vốn là vị vua rất hiếu thảo với mẹ, vua rất cảm phục trước tấm lòng của sư Nhất Định nên ban cho “Sắc tứ Từ Hiếu tự”. Chùa được mang tên Từ Hiếu từ đó. Trong tấm bia ghi lại quá trình xây dựng chùa giải thích:
- Từ: là đức lớn của Phật, nếu không từ thì lấy gì tiếp độ tứ sanh cứu giúp vạn loại.
- Hiếu: là đầu hạnh của Phật, nếu không hiếu thì lấy gì để đạt thông cõi nhiệm bao phủ đất trời.
Cùng với sự đóng góp của Phật tử, vua Tự Đức ban cấp nhiều kinh phí, chùa còn được các vị quan trong cung triều Nguyễn mà nhất là các vị thái giám cúng dường tiền bạc để lo việc thờ tự sau này, năm 1848 Hòa thượng Cương Kỷ bắt đầu xây dựng chùa quy mô hơn và rồi Từ Hiếu trở thành một ngôi chùa lớn.
Năm 1894 Hòa thượng Cương Kỷ tiếp tục trùng tu và kiến thiết toàn cảnh chùa với sự giúp đỡ của vua Thành Thái, giám quan và các Phật tử.
Năm 1931 Hòa thượng Huệ Minh tiếp tục trùng tu và xây hồ bán nguyệt.
Năm 1962 Hòa thượng Chơn Thiệt tiếp tục trùng tu và chỉnh trang toàn cảnh chùa.
Năm 1971, chùa được Thượng tọa Chí Niệm cho trùng tu cửa tam quan, hồ bán nguyệt và những nhà cửa bị hư hỏng.
Kiến trúc ngôi cổ tự Từ Hiếu ở Huế
Các trụ trì chùa Từ Hiếu Huế đã vô cùng dụng tâm xây dựng, trùng tu chùa để vừa giữ được nét cổ kính, thanh tịnh nơi thờ tự nhưng cũng khang trang, rộng rãi để đón Phật tử, lữ khách đến thăm. Với khuôn viên rộng chừng 8 mẫu, ngôi chùa như bước ra từ trong bức tranh sơn cốc.
Nhà chùa được xây dựng theo kiểu ba căn hai chái, gồm khu vực chính điện thờ Phật, đằng sau là Quảng Hiếu Đường và khu nhà hậu thờ Tả quân đô thống Lê Văn Duyệt. Xung quanh chùa Từ Hiếu cũng có các lăng mộ các phi tần của Chúa Nguyễn.
Chùa Từ Hiếu không chỉ là nơi lui tới của các Phật tử đến hành hương bái lễ mà còn là địa điểm yêu thích của cả khách du lịch trong và ngoài nước. Cảnh quan nơi đây mang dáng vẻ thơ mộng hữu tình, lại có dấu ấn lịch sử và những thăng trầm của thời gian
Điểm đặc biệt “vô cùng” của chùa Từ Hiếu Huế
Chùa Từ Hiếu nổi tiếng cả nước và thế giới bởi đây là ngôi chùa mà xưa kia thiền sư Thích Nhất Hạnh xuất gia tu tập. Sau khi từ Thái Lan trở về một năm qua, thiền sư Thích Nhất Hạnh tiếp tục chọn chùa là nơi tịnh dưỡng dưới sự chăm sóc của ban thị giả.
Kể từ khi thiền sư Thích Nhất Hạnh trở lại chùa Từ Hiếu tịnh dưỡng, vào dịp cuối tuần chùa thu hút rất nhiều người mộ đạo lên tham quan và mong gặp thiền sư.
Tham quan chùa Từ Hiếu – ngôi cổ tự lâu đời của cố đô
Chiêm ngưỡng kiến trúc chùa Từ Hiếu
Không chỉ là địa danh gắn liền với những lịch sử, câu chuyện cảm động, kiến trúc chùa Từ Hiếu cũng là một điều hấp dẫn du khách. Nơi đây xây dựng từ thế kỉ XIX nên có sự ảnh hưởng rõ nét kiến trúc từ thời phong kiến. Những chi tiết rồng phượng được chạm khắc tỉ mỉ, phần hiên, cột chùa và mái ngói cũng được thêm vào nhiều hình tượng biểu tượng tạo nên một vẻ ngoài cực kỳ ấn tượng.
Bên cạnh khuôn viên ở trong, khung cảnh xung quanh chùa cũng rất đẹp, thơ mộng với rừng thông cao vút, hồ nước trong veo tạo cho du khách cảm giác vô cùng thanh bình, tịnh tâm và thư giãn. Nếu bạn là một người yêu thích thiên nhiên thì nhất định không được bỏ lỡ địa chỉ du lịch hiếm có này.
Ghé thăm nghĩa trang đặc biệt của các vị thái giám triều Nguyễn
Ngoài ra, chùa Từ Hiếu còn có một khu vực rất đặc biệt. Đó chính là một khu nghĩa trang nằm sau khuôn viên chính của chùa. Ít ai biết rằng, đây là nơi an nghỉ của 24 vị thái giám triều Nguyễn.
Tương truyền rằng, thời xưa thái giám Châu Phước Năng đã giúp đỡ thiền sư Nhất Định rất nhiều trong việc mở rộng chùa. cảm động trước tấm lòng đó cũng như biết rằng sau khi về già, các thái giám trong triều đình thường không có nơi an dưỡng. Nên thiền sư Nhất Định đã kêu gọi các thái giám quyên góp mở rộng chùa Từ Hiếu và sau này về đây tĩnh dưỡng tuổi già.
Ngày nay, khi du khách ghé thăm chùa Từ Hiếu sẽ thấy nghĩa trang với 24 ngôi mộ nằm ở phía sau. Khu đất này có diện tích lên tới 1000m2 và có hẳn một bảng ghi công những đóng góp của các vị thái giám cho triều đình thời xưa.
Gặp gỡ thiền sư Thích Nhất Hạnh
Sau khi tham quan chùa, du khách có thể sẽ có cơ hội gặp gỡ thiền sư Thích Nhất Hạnh. Đây là một trong những vị thiền sư đã tu hành tại chùa lâu nhất. Sau một khoảng thời gian sống ở Thái Lan, thầy Thích Nhật Hạnh về chùa Từ Hiếu vào năm 2018 và quyết định an dưỡng tại đây.
Các ngày lễ chùa lớn tại đây
Tại chùa Từ Hiếu, du khách có thể trải nghiệm và tham gia nhiều hoạt động tâm linh và lễ Phật giáo lớn trong năm. Các lễ chính bao gồm:
- Đại lễ Phật đản
- Đại lễ Vu Lan
- Lễ Cầu an
- …
Vào mỗi dịp lễ đặc biệt này, lượng du khách đến với chùa thường rất đông, có cả du khách tham quan và những vị sư từ nhiều nơi đến tham dự và góp mặt.
Những địa điểm du lịch ở Huế gần chùa Từ Hiếu
Gần chùa Từ Hiếu cũng có rất nhiều địa danh nổi tiếng. Bạn có thể đi thăm quan, vãn cảnh để có thêm nhiều trải nghiệm thú vị tại mảnh đất Cố đô. Các danh lam thắng cảnh gần chùa Từ Hiếu có thể kể đến như:
- Lăng Đồng Khánh: Cách 1,6km
- Đồi Vọng Cảnh: Cách 2,7km
- Chùa Từ Đàm: Cách 3,1km
- Nhà thờ Phủ Cam: Cách 3,3km
Lưu ý khi ghé thăm chùa Từ Hiếu Huế
- Là nơi trang nghiêm nên khi vào chùa thắp hương, lúc vãn cảnh và chụp ảnh bạn phải luôn nhớ ăn mặc lịch sự, tránh việc mặc quần áo ngắn, hở hang.
- Giữ gìn vệ sinh, hạn chế gây ồn ào làm ảnh hưởng đến chốn tu tập thanh tịnh.
Trên đây là một số thông tin về Chùa Từ Hiếu mà Đồ thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn về một ngôi chùa nằm ở Thừa Thiên Huế. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về ngôi chùa này nhé!
Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các ngôi chùa khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tớ nhé.