Chùa Thiên Hưng hiện ra như một biểu tượng của sự thanh tịnh và sự cao quý. Ánh nắng mặt trời chiếu sáng qua những cửa sổ kính màu, tạo nên những mảng sắc màu tuyệt đẹp trên sàn nhà. Tiếng chuông nhẹ nhàng vang lên trong không gian yên bình, như một lời kêu gọi tâm hồn ta đến với sự tĩnh lặng và sự sáng suốt. Chùa Thiên Hưng không chỉ là một nơi thờ phượng, mà còn là một nguồn cảm hứng vô tận cho tâm hồn và trí tuệ của chúng ta. Nơi đây, chúng ta có thể tìm thấy sự an lành và niềm tin, và cảm nhận được sự hiện diện của những giá trị văn hóa và tôn giáo của dân tộc Việt Nam. Hôm nay, hãy theo chân mình tìm hiểu thêm về chùa Thiên Hưng nhé!
Vị trí và cách đến Chùa Thiên Hưng
Vị trí: Cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 20km, chùa Thiên Hưng tọa lạc tại thị trấn Đập Đá (quốc lộ 1A), phường Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
Cách đi: Xe bus: Bạn có thể đi xe bus đến chùa Thiên Hưng bằng cách bắt chuyến xe bus T12 (Quy Nhơn – Bồng Sơn – Tam Quan). Tuyến bus bắt đầu từ đường Lê Duẩn, thành phố Quy Nhơn, đi qua huyện An Nhơn (nơi có chùa Thiên Hưng) và kết thúc tại Tam Quan. Do là chuyến xe bus từ trung tâm thành phố Quy Nhơn đi ra ngoại thành nên mỗi chuyến cách nhau khoảng 35 phút.
- Xe máy: Nếu thích trải nghiệm và muốn tự do khám phá Quy Nhơn. Bạn hãy thuê xe máy và tự đi đến những địa điểm mình muốn. Giá thuê khoảng 100.000VND – 150.000VND/ngày.
- Cách 1: nếu bạn xuất phát từ trung tâm thành phố Quy Nhơn, bạn đi theo đường Võ Nguyên Giáp – đường Nguyễn Huệ, qua tháp Bánh Ít rồi đi thẳng theo quốc lộ 1A bạn sẽ đến Nhơn Hưng. Đến đây bạn chỉ việc hỏi người dân rồi đi khoảng 0,4km nữa là sẽ tới chùa Thiên Hưng.
- Cách 2: Nếu bạn xuất phát từ sân bay Phù Cát, bạn đi theo quốc lộ 19B, tới ngã tư rẽ phải, sau đó đi thẳng quốc lộ 1A qua trung tâm thị trấn Đập Đá. Đi khoảng 1km nữa là bạn sẽ tới chùa Thiên Hưng.
Giờ mở cửa của Chùa Thiên Hưng
Bắt đầu từ 9 giờ sáng, chùa Thiên Hưng sẽ mở cửa đón khách đến hành hương và tham quan. Vào khoảng thời gian từ 11 giờ trưa cho đến 15 giờ chiều chùa sẽ đóng cửa một số khu vực. Do đó, nếu bạn muốn tham quan hết ngôi chùa thì nên đến từ lúc chùa bắt đầu mở cửa.
Bên cạnh đó, nếu quý khách muốn ở lại qua trưa để chiều tiếp tục tham quan thì chùa Thiên Hưng cũng nấu cơm chay để phục vụ du khách hành hương từ 10 giờ đến khoảng 12 giờ trưa. Du khách chỉ cần xuống nhà ăn và báo lại với nhà bếp để được chuẩn bị phần cơm chay cho mình. Bất kể bạn là ai, bạn có tham gia cúng lễ hay không, nếu muốn bạn cũng sẽ được thưởng thức bữa cơm chay tại chùa hoàn toàn miễn phí.
Nét đặc sắc của chùa Thiên Hưng Bình Định
Kiến trúc chùa Thiên Hưng Bình Định được xem là đặc sắc nhất nhì “vùng đất võ” bởi sự kết hợp hài hòa giữa phong cách truyền thống của kiến trúc Á Đông và kiến trúc hiện đại ngày nay. Dù không quá nguy nga, lộng lẫy nhưng chùa vẫn toát lên vẻ đẹp trang trọng và cổ kính kỳ lạ.
Nhìn từ xa có thể thấy cấu trúc bên trong chùa Thiên Hưng có rất nhiều công trình đặc sắc tạo nên quy mô hoành tráng cho ngôi chùa trẻ tuổi này. Và những công trình đặc sắc này có thể làm bạn có cảm giác như lạc giữa cung đình thời xưa đấy.
Đầu tiên là cổng tam quan, đây là nơi mở ra cảnh giới khác cho bạn khi đến chùa, mang đến sự bình yên và thoáng đãng khi bước qua cổng vào bên trong chùa. Thiết kế cổng tam quan được các nghệ nhân khéo léo chạm khắc các đầu đao cong kèm đầu rồng tạo nên nét trang trọng vô cùng.
Chánh điện: là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của Phật tử và đại chúng có niềm tin vào Phật giáo. Tòa chính điện của chùa Thiên Hưng Bình Định gồm nhiều tầng, mỗi tầng của chính điện sẽ thờ các vị Phật và Bồ tát khác nhau. Vì thế, khi bước đến chánh điện bạn sẽ cảm nhận được nét lộng lẫy và sự linh thiêng lạ thường.
Bảo tháp: một trong những công trình tạo nên điểm nhấn của chùa Thiên Hưng chính là Tháp Thiên Ứng. Với cấu trúc 12 tầng, chiều cao khoảng 40m, đứng trên tháp hầu như có thể quan sát được từ hầu hết các địa điểm thuộc thị xã An Nhơn.
Mặc dù chùa được xây dựng ở thời điểm khá hiện đại nhưng vẫn mang phong cách cổ kín và uy nghiêm. Nhờ sự khéo léo của các nghệ nhân, những mái ngói cong và đầu rồng tại các đỉnh của chùa đã tạo nên vẻ đẹp như chốn cung đình. Dù vậy, chùa vẫn mang nét đẹp bình dị và gần gũi với mọi người.
Khung cảnh bên trong khuôn viên chùa
Được được mệnh danh ngôi chùa đẹp nhất Bình Định, chùa thiên hưng không chỉ có những công trình kiến trúc đồ sộ và đặc sắc, mà còn cả một khuôn viên mang lại không gian thoáng đãng và bình yên vô cùng. Khi bước vào khuôn viên chùa bạn sẽ như quên hết mọi ưu phiền và tâm bỗng nhiên thanh tịnh hơn.
Chùa Thiên Hưng Bình Định mang khung cảnh mát mẻ, bình dị và thanh tịnh do được bao bọc bởi những cánh đồng, hồ nước và cây xanh. Cứ mỗi độ lúa chín, hương lúa chín thoang thoảng hòa với vẻ đẹp thùy mị của ao sen, hàng trúc, vườn hoa,…mang sẽ đến cho du khách thập phương cảm giác thanh thản vô cùng.
Ngoài ra, bên trong khuôn viên còn được tái hiện sự tồn tại của các vị La Hán, một tiểu cảnh được nhà chùa bố trí mang lại sự gần gũi và tâm linh cho du khách. Đến chùa, chỉ cần đi dạo quanh vườn hoa, vườn thượng uyển, ngắm nhìn tượng những vị Phật cũng đủ để bạn cảm nhận mọi nghiệp chướng như tan biến hết.
Tín ngưỡng tâm linh tại chùa
Dù là một ngôi chùa mới không vang danh linh thiêng như những ngôi chùa cổ khác, nhưng chùa Thiên Hưng Bình Định lại nổi tiếng linh thiêng bởi sự tồn tại của Ngọc xá lợi. Mỗi ngày, đều có đến hàng trăm du khách đến chùa chiêm bái và tham quan Phật ngọc để hy vọng có thể xua đuổi điều tà ác.
Ngọc Xá lợi của Phật tổ Thích Ca được tôn là Phật ngọc hòa bình thế giới và là vật linh thiêng trong tiềm thức mỗi người. Tại chùa Thiên Hưng, Ngọc Xá lợi đã được quý Thầy cung nghinh từ chùa Vàng ở Yangon, Myanmar về nên được xem là vật mang nét linh thiêng mạnh mẽ tại chùa.
Không những thế, mà sự đáng kín của Trụ trì chùa là đại đức Thích Đồng Ngộ còn góp phần mang lại danh tiếng cho chùa. Ngoài việc là người trẻ tuổi tài cao, ngài còn là một người rất am hiểu phong thủy và tích cực trong công việc hoằng pháp. Vì thế được người dân rất tin tưởng gửi gắm niềm tin của mình.
Tại chùa Thiên Hưng Bình Định, những hoạt động tín ngưỡng cũng được diễn ra một cách trang nghiêm và thường xuyên. Đại chúng đến đây có thể cầu nguyện và mong được bình an, may mắn, công việc thuận lợi và thành tâm xóa bỏ mọi nghiệp chướng để tìm sự an yên trong tâm mình.
Chùa Thiên Hưng – “Phượng hoàng cổ trấn” phiên bản Việt
Điều đầu tiên du khách cảm nhận khi đến chùa có lẽ là vẻ đẹp dung dị bao quanh chùa.
Hai bên con đường đi đến cổng chùa được phủ bằng cánh đồng lúa bạt ngàn, màu xanh của lúa khi còn non, vàng rộ khi chín tạo nên khung cảnh đồng quê đẹp khó cưỡng.
Không giống với các ngôi chùa nguy nga, rực rỡ nổi tiếng khác, chùa Thiên Hưng lối kiến trúc mang theo phong cách hoài cổ. Vẻ đẹp bình dị tạo nên những chất riêng cho cả ngôi chùa. Chùa Thiên Hưng có gì đặc biệt?
Cũng như những ngôi chùa khác, chùa Thiên Hưng được xây dựng nên ngoài việc để các phật tử về cúng bái và cầu nguyện vào các dịp lễ tết, thì nơi đây cũng thu hút được số lượng lớn giới trẻ tham quan bởi cảnh quan phong phú và đa dạng.
Những lưu ý khi đến chùa Thiên Hưng
- Chùa là nơi linh thiêng nên khi đến đây bạn không nên ăn mặc những trang phục quá màu mè và gây phản cảm làm mất đi tính trang nghiêm vốn có của chùa.
- Cơm chay miễn phí sẽ được phục vụ từ 10 giờ đến 12 giờ, song nếu muốn ăn thì bạn phải báo trước với nhà bếp để được chuẩn bị.
- Đến chùa, bạn nên thành tâm cầu bình an và tận hưởng vẻ đẹp an lạc, linh thiêng thay vì mải mê chụp ảnh.
- Không tùy ý đụng, chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi không được sự cho phép của nhà chùa.
- Không dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế trong chùa. Vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường.
- Nên xin phép trước với ban quản lý nhà chùa để được sự đồng ý nếu muốn quay phim, chụp hình.
Trên đây là một số thông tin về Chùa Thiên Hưng mà Đồ thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn về một ngôi chùa nằm ở Bình Định. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về ngôi chùa này nhé!
Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các ngôi chùa khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tớ nhé.