Khám Phá chùa Pháp Tạng cổ nổi tiếng tại Sài Gòn 2023

Sài Gòn hay thành phố Hồ Chí Minh từ lâu đã trở nên nổi tiếng sở hữu những công trình kiến trúc hiện đại cùng với những điểm đến du lịch sầm uất, thu hút đông đảo khách du lịch trong nước cũng như quốc tế kéo đến hàng năm.

Thế nhưng, trong số những điểm du lịch phổ biến, nơi đây còn tồn tại một ngôi chùa cổ tự lâu đời nhất tại Sài Gòn đó chính là chùa Pháp Tạng, để lại những dấu ấn in sâu trong lòng du khách bởi không gian yên tĩnh cùng với nhiều hoạt động thiện nguyện nổi bật.

Là một trong những ngôi cổ tự hàng đầu thành phố Hồ Chính Minh, Chùa Pháp Tạng ghi dấu ấn trong lòng du khách bởi không gian thiền tịnh và nhiều hoạt động thiện nguyện đáng chú ý.

Giới Thiệu Chùa Pháp Tạng

Chùa Pháp Tạng là một ngôi chùa thờ Phật, Thánh Mẫu và Tổ tiên, tọa lạc tại một nơi yên tĩnh, thanh vắng ở huyện Bình Chánh, thu hút rất nhiều Phật tử và khách du lịch đến tham quan. Mọi người đến đây để được giải tỏa những áp lực và tìm lại những giá trị tốt đẹp của cuộc đời.
Bên gạnh đó, vào ngày lễ Phật Đản, Vu Lan, các ngày rằm… Chùa Pháp Tạng còn tổ chức những khóa tu thiền hoặc trại hè dành cho thanh thiếu niên.

Các bạn trẻ đến đây để học cách yêu thương, tha thứ, nhìn nhận lại cuộc sống, tìm lại tính thiện trong mỗi con người.

Không chỉ có thế, Chùa Pháp Tạng có một vị trụ trì mà ai cũng kính trọng, yêu mến, và mà đa số người dân tìm đến chùa là vì muốn tìm gặp và nghe thầy thuyết giảng. Đó là Đại đức Thích Trí Huệ.

Thầy Thích Trí Huệ là một người đức độ, hăng sau làm công tác từ thiện, xây nhà tình thương, xây các công trình dân sinh, chữa bệnh miễn phí cho người nghèo. Ngoài ra, thầy còn thường xuyên thuyết giảng về cách đối nhân xử thế, cuộc sống gia đình, v.v. giúp mang lại năng lượng tích cực, an vui, hạnh phúc cho các Phật tử.

Nếu một ngày nào đó, bạn cảm thấy tâm lung lạc, thân mệt mỏi, thì hãy một lần đến với Chùa Pháp Tạng, hòa mình cảnh quan thiên nhiên nơi đây, thả lòng mình chìm vào những bài giảng của thầy Thích Trí Huệ để thấy nhẹ nhàng hơn, và mọi khó khăn của bạn sẽ dần được hóa giải.

Lịch Sử Chùa Pháp Tạng

Chùa Pháp Tạng được xây dựng từ năm 1958 ở huyện Bình Chánh, một vùng đất khá xa trung tâm thành phố Hồ Chí Minh với ruộng đồng mênh mông.

Người dân ở đây chủ yếu làm nông sống đời yên bình, phẳng lặng. Chính vì cảnh quan hoang sơn, mộc mạc mà nhiều Phật tử và du khách thập phương thường lui tới chùa vào những dịp cuối tuần, ngày lễ, như một cách tìm về miền an lạc, thanh tịnh.

Dĩ nhiên, không ít thường xuyên lui tới Chùa Pháp Tạng Sài Gòn bởi tin tưởng vào sự tôn nghiêm và linh thiêng của chùa, nguyện cầu cho cuộc sống an yên, sức khoẻ tốt, gia đình hoà thuận, sự nghiệp và duyên tình sớm “nở hoa”.

Chùa Pháp Tạng nằm ở đâu?

Chùa Pháp Tạng là một ngôi chùa tọa lạc tại số C3/8 Lê Đình Chi, thuộc xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.

Ngôi chùa này được xây dựng vào năm 1958 và là nơi được nhiều Phật tử và khách du lịch thập phương thường xuyên ghé thăm chùa vào những dịp cuối tuần, ngày lễ, để hành hương cũng như tìm kiếm không gian yên bình, thanh tịnh.

Ngoài ra, trụ trì của ngôi chùa này là thầy Thích Trí Huệ, được nhiều người yêu mến vì luôn tổ chức những hoạt động thiện nguyện và vận động chung tay góp sức hỗ trợ cho bà con có hoàn cảnh khó khăn.

Bên cạnh đó, giống với những ngôi chùa khác, chùa Pháp Tạng là nơi thường tổ chức những hoạt động tôn giáo vào các ngày lễ lớn trong năm như lễ Vu Lan, ngày lễ Phật Đản, ngày rằm tháng giêng… thu hút không chỉ phật tử địa phương mà kể cả du khách thập phương cũng ghé đến tham gia dâng bái, cúng lễ.

Chùa Pháp Tạng

Đường đi đến chùa Pháp Tạng

Chùa Pháp Tạng nằm cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng chừng 17km. Nếu xuất phát từ trung tâm thành phố, bạn sẽ đi theo con đường Tây Thạnh khoảng 2,5km vã rẽ phải vào đường Lê Trọng Tấn.

Tại đường Lê Trọng Tấn, bạn tiếp tục đi thẳng một quãng đường dài 10km để đến với đường Vĩnh Lộc và sau đó rẽ phải ra đường Trần Văn Giàu/Tỉnh lộ 10.

Tiếp đến, bạn đi thẳng một đoạn nữa và tiếp tục rẽ trái vào đường Lê Đình Chi, đi theo lối mòn vào đến chùa Pháp Tạng.

GIỜ MỞ CỬA VÀ GIÁ VÉ THAM QUAN CHÙA PHÁP TẠNG

Chùa Pháp Tạng mở cửa phục vụ khách du lịch tham quan, hành hương trong khoảng thời gian từ 7h30 sáng cho đến 20h tối hàng ngày. Ngoài ra, bạn có thể đến tham quan ngôi chùa này hoàn toàn miễn phí mà không cần chi trả bất kỳ mức giá vé tham quan nào.

Không gian linh thiêng tại ngôi chùa cổ kính

Chùa Pháp Tạng là một ngôi chùa chủ yếu thờ Phật, Thánh Mẫu và các Tổ tiên. Đến với chùa Pháp Tạng, bạn sẽ cảm nhận được sự linh thiêng, yên bình vốn có và giải tỏa được những áp lực trong cuộc sống, tìm lại những giá trị tốt đẹp của cuộc đời.

Bên cạnh đó, ngoài việc hành hương, bạn cũng có thể tham quan ngôi chùa để vãn cảnh, ngắm nhìn những vẻ đẹp cổ kính lâu đời nơi Đức Phật linh thiêng, hay đơn giản là tìm một nơi chốn cầu an, gửi gắm những tâm tư nguyện vọng của mình.

Những hoạt động tín ngưỡng phổ biến tại chùa Pháp Tạng

Ngoài việc sở hữu không gian linh thiêng và là nơi để cho khách du lịch hành hương, có rất nhiều người đến chùa Pháp Tạng nhằm để nghe những bài giảng thuyết pháp, pháp thoại từ các thiền sư, các bậc đại đức… để tịnh tâm, tìm lại chính mình.

Đặc biệt hơn, vào những ngày đặc biệt như ngày lễ Phật Đản, Vu Lan, các ngày rằm… chùa Pháp Tạng còn tổ chức những khóa tu thiền hoặc trại hè dành cho thanh thiếu niên, nhằm mục đích thu hút các bạn trẻ đến đây để học cách yêu thương, tha thứ, nhìn nhận lại mọi thứ trong cuộc sống, tìm lại những thiện tính trong bản thân.

Những hoạt động thiện nguyện tại chùa Pháp Tạng

Nổi bật hơn nữa, chùa Pháp Tạng còn là nơi tổ chức, vận động những hoạt động thiện nguyện giúp đỡ bà con do trụ trì thầy Thích Trí Huệ khởi xướng.

Không chỉ giảng Đạo, Thuyết pháp tại chùa, thầy còn đóng vai trò Trưởng phân ban từ thiện đối ngoại và quan hệ quốc tế thuộc Ban Từ thiện xã hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Chính vì thế, thầy thường khảo sát cũng như tìm hiểu những nơi có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về nhà ở để trao tặng cho họ những ngôi nhà mới, để họ an tâm tăng gia sản xuất và nuôi dạy con cái nên người.

Bên cạnh đó, thầy còn tổ chức nhiều chuyến cứu trợ tại những nơi có thiên tai, lũ lụt kéo đến hàng năm ở miền Trung. Bởi nên những hoạt động thiện nguyện này của thầy Thích Trí Huệ cũng như chùa Pháp Tạng nói chung, đều gây nên sự yêu mến vô cùng lớn đối với người dân địa phương.

KINH NGHIỆM KHI THAM QUAN CHÙA PHÁP TẠNG

Để có thể chuẩn bị chuyến hành trình tham quan chùa Pháp Tạng thật trọn vẹn, bạn cần sẽ phải lưu ý những điều sau:

Nên mặc những trang phục lịch sự, chỉnh tề, để không gây phản cảm và không làm mất đi sự tôn nghiêm của chùa

Tránh gây ồn ào và cười đùa để giữ vững sự bình yên, thanh tịnh cho ngôi chùa

Không được phép quay phim, chụp ảnh khi không có sự cho phép của ban quản lý nhà chùa

Không được tùy ý dụng chạm những đồ vật trong chùa khi không được sự cho phép của nhà chùa.

Lựa chọn những thời điểm tốt nhất để có thể thoải mái tham quan chùa, tránh xa khỏi những cái nắng nóng gay gắt của Sài Gòn

Chùa Pháp Tạng là một trong những ngôi chùa cổ kính lâu đời hàng đầu tại thành phố Hồ Chí Minh, không chỉ sở hữu không gian linh thiêng vốn có mà còn chứa đựng những hoạt động tôn giáo tín ngưỡng, những hoạt động thiện nguyện có sức ảnh hưởng vô cùng lớn đối với khách du lịch thập phương cũng như các phật tử trên cả nước.

Chùa Pháp Tạng

 

Các Địa Điểm Du Lịch Gần Chùa Chùa Pháp Tạng Sài Gòn

Nằm ở vùng ngoại ô, cửa ngõ phía Tây của thành phố Hồ Chí Minh, huyện Bình Chánh mang đến sắc màu du lịch khác biệt với chốn đô thị đông đúc nơi trung tâm thành phố.

Bình Chánh phát triển mạnh mẽ từng ngày nhưng luôn mang nét bình dị của một làng quê đất phương Nam

Chùa Phật Cô Đơn – Bát Bửu Phật Đài

Địa chỉ: 22 Mai Bá Hương, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh

Bên cạnh Chùa Pháp Tạng, Chùa Phật Cô Đơn là một ngôi chùa thiêng được nhiều người biết đến ở huyện Bình Chánh.

Chùa Phật Cô Đơn có tên chính thức là Bát Bửu Phật Đài, sau đổi thành Chùa Thanh Tinh. Công trình có kiến trúc hình chữ bát không chỉ là nơi sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của đông đảo Phật tử, mà còn là nơi giáo dục và đào tạo tăng ni tại ở Sài Gòn.

Trải qua nhiều lần trùng tu, Chùa Phật Cô Đơn vẫn giữ được vẻ cổ kính giữa khu rừng bạch đàn xanh mát, tạo nên khung cảnh yên bình, trầm mặc, thu hút nhiều người đến vãn cảnh.

Khu Du Lịch Sinh Thái – Câu Cá Giải Trí Xuân Hương

Địa chỉ: C12/40 Long Vĩnh, ấp 5, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh

Với quy mô 3ha có sức chứa lên đến 1.000 khách, Ẩm thực sinh thái – Câu cá giải trí Xuân Hương là một khu du lịch sinh thái lý tưởng cho bạn và gia đình vào dịp cuối tuần. Đến đây, bạn được hòa mình vào phong cảnh làng quê miền Tây yên bình với khóm chuối, hàng dừa, hay trải nghiệm câu cá và thưởng thức ẩm thực dân dã mà đậm đà hương vị miền sông nước.

Nếu có dịp ghé Bình Chánh, hãy rủ bạn bè và người thân tận hưởng những phút giây thư giãn trong không gian thiên nhiên rộng mát, nâng ly vui vẻ quên hết mọi ưu phiền tại Ẩm thực sinh thái – Câu cá

Khu Di Tích Láng Le – Bàu Cò

Địa chỉ: Ấp 1, xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh

Địa danh Láng Le – Bàu Cò một trong những vùng nổi tiếng của xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, nơi xóm làng được thành lập bên cạnh những con sông và kênh rạch chằng chịt. Trong những năm đầu Nam Bộ kháng chiến, khu vực này đã có nhiều trận đánh lớn đi vào lịch sử cuộc đấu tranh chống thực dân dân tộc Việt Nam. Khu di tích Láng Le – Bàu Cò ghi lại dấu ấn lịch sử đó và lòng biết ơn của nhân dân đến những anh hùng đã ngã xuống vì nền độc lập của Tổ quốc

Nếu có cơ hội, bạn hãy thử đặt chân đến với chùa Pháp Tạng để có thể tận mắt chứng kiến những vẻ đẹp linh thiêng cũng như tham gia vào những hoạt động tôn giáo, thiện nguyện tại nơi đây để chung tay góp sức, xây dựng một cộng đồng Phật giáo lớn mạnh và làm ấm no đời sống của người dân nghèo khó.

Trên đây là một số thông tin về Chùa Pháp TạngĐồ Thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về Chùa Pháp Tạng cũng như tiền thân của Phật  ở nơi này nhé!

Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các thông tin khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tôi nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *