Chọn ngày tốt dọn bàn thờ cuối năm để xua đuổi vận đen, bàn thờ là nơi con cháu thể hiện lòng kính yêu và tưởng nhớ đến tổ tiên. Cũng vào thời điểm cuối năm, nhiều gia đình có nhu cầu bốc lại bát hương. Tuy nhiên theo chuyên gia phong thủy, việc này chỉ thực hiện trong một số trường hợp như khi về nhà mới; nhà đang muốn gộp hay tách bát hương hoặc nhà chẳng may gặp vận hạn. Khi bốc lại bát hương, cần đổ hết tro cốt cũ, rửa sạch bát hương rồi mới bốc lại.
CHỌN NGÀY TỐT DỌN BAN THỜ CUỐI NĂM ĐỂ XUA ĐUỔI VẬN ĐEN, CHÀO ĐÓN TÀI LỘC, MAY MẮN NĂM CANH TÝ 2020.
CHỌN NGÀY TỐT DỌN BAN THỜ CUỐI NĂM ĐỂ XUA ĐUỔI VẬN ĐEN
“Trước đây, phần lớn chúng ta vẫn nghĩ, người bốc bát hương phải là người cao minh, là thầy hoặc pháp sư. Nhưng trên thực tế, ai cũng có thể làm được điều này, sẽ tốt nhất nếu đó là người trụ cột trong gia đình (ông, cha, con trưởng). Người thực hiện bắt buộc phải là người thành tâm, chân tay, quần áo sạch sẽ”, chuyên gia phong thủy cho hay.
Bàn thờ là nơi con cháu thể hiện lòng kính yêu và tưởng nhớ đến tổ tiên. Cũng vào thời điểm cuối năm, nhiều gia đình có nhu cầu bốc lại bát hương. Tuy nhiên theo chuyên gia phong thủy, việc này chỉ thực hiện trong một số trường hợp như khi về nhà mới; nhà đang muốn gộp hay tách bát hương hoặc nhà chẳng may gặp vận hạn. Khi bốc lại bát hương, cần đổ hết tro cốt cũ, rửa sạch bát hương rồi mới bốc lại.
CÁCH VỆ SINH BÁT HƯƠNG: CHỌN NGÀY TỐT DỌN BAN THỜ CUỐI NĂM ĐỂ XUA ĐUỔI VẬN ĐEN
Khi vệ sinh bát hương cần dùng rượu gừng, khăn gạc lau sạch từ miệng bát hương trở xuống. Sau khi đã vệ sinh, sang, sửa bát hương xong đặt yên vị trên bàn thờ, gia chủ không được xê dịch bát hương nữa. Lưu ý, khi cho thêm tro mới cần cách miệng bát hương 1 – 2cm. Khi hoàn thành các công đoạn, cần thắp hương báo mời thần linh và gia tiên trở về.
Hôm nay chúng tôi xin chia sẻ Quy trình bốc lại bát hương:
- Lau rửa sạch: Giã gừng cho vào rượu trắng, dùng khăn sạch nhúng rượu gừng và lau bát hương, để khô.
- Nên: Có cốt (tro đốt bằng rơm nếp, có bán tại các hàng mã) và một trong các thất bảo của nhà Phật (ưu tiên đá quý, ngọc như hổ phách, lưu ly, thạch anh… vì có trường khí cao, mua ở các cửa hàng đá quý).
Không nên: Cho giấy trang kim, hạt nhựa… bán sẵn ở các hàng mã. Cũng không nên cho bùa chú, linh phù… của đạo gia, mật tông… vào bát hương vì sẽ gây ra trường khí âm bất lợi.
- Rửa tay sạch sẽ, lần lượt bốc bát hương. Thông thường có ba bát cho thần linh, gia tiên và bà cô.
Bốc lần lượt từng nắm cốt vào bát. Để cho yên tâm, Phật gia thường khuyên đếm theo số sinh như “sinh, lão, bệnh, tử”. Lần lượt đếm và bốc cho đến khi gần đầy miệng bát. Nhớ nắm cuối cùng dừng lại ở số “sinh”.
Không dốc, đổ cho đầy bát hương, mà nên bốc từng nắm. Trước khi bốc bát hương nào thì trong đầu cũng phải nghĩ là “Con … (họ tên)… xin bốc bát hương cho thần linh (thần linh/gia tiên/bà cô)”.
Bốc xong để riêng từng vị trí, tránh nhầm lẫn. Nếu sợ nhầm, có thể viết giấy dán bên ngoài, đến khi đưa lên ban thờ cần bỏ ra.
- Bốc xong đặt bát hương lên ban thờ. Bát hương thần linh ở giữa, bát hương bà cô ở tay trái từ trong nhìn ra, bát hương gia tiên bên tay phải.
- Sắm lễ: Hoa tươi, quả tươi, nước sạch bày lên bàn thờ. Mở rộng cửa ra vào trước khi thắp hương. Lúc mới đầu mỗi bát hương thắp 3 nén, những lần sau chỉ cần một nén là đủ. Nếu có chân nhang cũ có thể cắm lại mỗi bát 3 chân nhang.
- Bố trí: Bát hương đã đặt lên ban thờ cần giữ nguyên vị trí, không xê dịch. Sau bát hương là phần thờ cúng, chỉ nên để ảnh gia tiên (nếu có), không bày rượu, vàng mã… ở đây. Tất cả đồ thờ dâng lên (hoa tươi, quả tươi…) cần ở phía trước hay bên cạnh bát hương.
NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỊ:CHỌN NGÀY TỐT DỌN BAN THỜ CUỐI NĂM ĐỂ XUA ĐUỔI VẬN ĐEN
- Không làm đổ vỡ đồ thờ: Đồ thờ cúng trên bàn thờ là những vật linh thiêng, thể hiện sự trang trọng tôn kính với người thân và tổ tiên đã khuất, nên theo quan niệm dân gian, nếu không cẩn thận làm đổ vỡ thì gia chủ sẽ gặp chuyện không may vì thiếu đi sự tôn trọng với người đã khuất.
- Khi lau rửa bài vị của tổ tiên thì phải dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh.
- Tuyệt đối không lau bài vị của tổ tiên trước bài vị của thần Phật. Người xưa quan niệm như vậy là bất kính, mạo phạm với thần phật, thần phật có ngôi vị cao hơn nên dễ khiến tổ tiên bị chèn ép.
- Không được rút chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài, theo người xưa như vậy rất dễ gây “tán tài”, nên dùng chiếc thìa nhỏ xúc từng thìa đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương đặt sang một bên.
VĂN KHẤN DỌN BAN THỜ: CHỌN NGÀY TỐT DỌN BAN THỜ CUỐI NĂM ĐỂ XUA ĐUỔI VẬN ĐEN
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con xin tấu lạy Chín phương Trời, Mười phương chư Phật, chư Phật Mười phương.
Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ, long mạch thổ, thần Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ con là:………………
Ngụ tại:………………….
Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ dòng họ …. tại…… (địa chỉ nhà ở, quê).
Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp năm… , con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ … chấp thuận.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Sau hơn nửa tuần nhang thì bạn có thể tiến hành lau dọn bát nhang và ban thờ.
Trên đây là thông tin mà Đồ Thờ Hưng Vũ đã chia sẻ. Hy vọng qua nội dung trên bạn sẽ có kiến thức cần thiết về sản phẩm mong muốn!
Thông tin liên hệ
Đồ Thờ Hưng Vũ
Địa chỉ: 36 Xóm Ngã Tư – Xã Sơn Đồng – Huyện Hoài Đức – Tp. Hà Nội
Hotline – Zalo: 0908.867.888
Số điện thoại: 0907.200.988