Nhà thờ họ là một ngôi nhà dành riêng cho việc thờ cúng tổ tiên của một dòng họ hay từng chi họ tính theo phụ hệ. Nhà thờ họ phổ biến trong văn hóa người Việt tại khu đồng bằng và trung du Bắc Bộ và Trung Bộ. Một nhà thờ họ điển hình là một ngôi nhà hình chữ Nhật nằm ngang với hai mái trước và sau theo kiểu thu hồi bít đốc (hồi văn), mái ngói đỏ, quy mô công trình thường là từ 3 đến 5 gian. Khu vực đồng bằng Bắc Bộ vẫn được xem là cái nôi của người Việt, vì vậy loại hình kiến trúc nhà thờ họ cũng ra đời sớm nhất ở khu vực này.
Hoàn Thiện Nội Thất Đồ Thờ, Nhà Thờ Họ Anh Trường Hà Tĩnh
Nhà thờ Họ nơi có ý nghĩa quan trọng trong tâm khảm mỗi người con trong gia đình. Là nơi chốn lưu giữ kí ức tuổi thơ, là nơi để quay về sum vầy mỗi dịp lễ tết. Vì vậy mà nhà thờ Bắc Bộ luôn được thiết kế đúng chất cổ truyền xưa kia.
Cấu trúc bố trí nội thất nhà thờ họ và lối sống giản dị, mộc mạc
Nếu nhà thờ nhiều gian thì gian giữa sẽ là gian bố trí phòng thờ. Nhìn từ ngoài vào, gian nhà quan trọng này thường được trang trí những bức hoành phi, câu đối lớn trước cửa. Bên trong, ở chính giữa nhà là nơi đặt bàn thờ. Ban thờ được sơn son thếp vàng trang trọng, đặt trên tủ gỗ lớn khảm trai và chạm khắc tinh xảo. Trước ban thờ thường được kê một sập vụ, hay một tấm phản gỗ lớn. Bốn góc được bo tròn, và xung quanh bốn mặt tấm phản gỗ được thiết kế họa tiết hoa văn độc đáo.
Đặc trưng nhà thờ họ Bắc Bộ thường được thiết kế kết hợp sân vườn. Khoảng sân vườn trước nhà thường rất rộng, trồng những cây cao lớn xung quanh để lấy bóng mát cho ngôi nhà. Nhà bếp thường được thiết kế ở bên trái, hoặc phải tùy theo chọn lựa của gia chủ. Như vậy, mỗi lần con cháu tề tựu sum họp đều đảm bảo sự ấm áp, gần gũi. Cùng nhau tổ chức những ngày lễ, giỗ tổ, đảm bảo mọi sinh hoạt đều diễn ra được thoải mái và tiện lợi.
Thiết kế nhà thờ Bắc Bộ vẫn luôn được gìn giữ cho đến ngày hôm nay. Trở thành một thiết kế đặc biệt luôn được gìn giữ qua bao năm tháng và có một vị trí đặc biệt trong lòng những người con của gia đình .
Trong mỗi gia đình không thể thiếu việc thờ cúng gia tiên. Bàn thờ nơi linh thiêng nhất trong mỗi gia đình thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên, là một không gian quan trọng có ý nghĩa rất lớn trong đời sống tinh thần của con người.
Bàn thờ tổ tiên là vẻ đẹp của văn hóa truyền thống. Người Việt hiểu sâu sắc rằng có quá khứ mới có hiện tại và tương lai nên người Việt Nam coi việc thờ phụng tổ tiên là một trong những nguyên tắc đạo đức làm người. Đó là hình thức thể hiện sự hiếu thuận và lòng biết ơn của con cháu đối với các bậc sinh thành.
Thờ cúng tổ tiên là một trong những phong tục lâu đời ở Việt Nam, thể hiện lòng hiếu thảo, nhớ đến công sinh thành dưỡng dục của tiền nhân. Thờ cúng tổ tiên trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt, bàn thờ tổ tiên là một phần không thể thiếu trong mỗi gia đình, không kể giàu nghèo hay địa vị xã hội.
Từ lâu, thờ cúng tổ tiên ông bà đã trở thành một phong tục, là chuẩn mực đạo đức, là nguyên tắc làm người , đồng thời thờ cúng tổ tiên là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam.
Thờ cùng tổ tiên chính là toàn bộ các hình thức lễ nghi, cúng bái nhằm thể hiện lòng thành kính, đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên, ông bà cha mẹ đã sinh thành và gây nên cuộc sống cho con cháu.
Không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy, chỉ cần thắp nén hương thơm lên bàn thờ tổ tiên nhưng những ngày lễ, Tết hay ngày giỗ, con cháu trong gia đình cũng thể hiện được lòng thành kính hướng về cội nguồn tưởng nhớ những người thân đã mất
- Bàn thờ : Thông thường người ta chia bàn thờ làm ba lớp. Lớp ngoài là bộ phận phản để mọi người đến làm lễ, không đặt phản thì để trống nền nhà, khi cần thì có thể thiết kế bầy thên bàn ghế, hay trải chiếu. Lớp thứ hai là hương án, trên đặt bộ tam sự hay ngũ sự, Lớp thứ ba trong cùng mới thực sự là bàn thờ người đã khuất, trên để khám sơn son, bài vị, hộp hay ống đựng gia phả, khay đựng vật cúng, đài rượu và có thể có ảnh chân dung người quá cố.
Bát hương làm bằng nhiều chất liệu khác nhau nhưng tốt nhất vẫn là làm bằng kim lại: đồng, vàng, bạc. Khi bốc bát hương mới phải hết sức cẩn thận, nhất tâm nhất niệm, trong lòng thư thái, không được có những ý nghĩ vẩn đục. Trong bát hương có cát trắng khô sạch, vàng bạc, đá ngũ sắc, ghi rõ tổ họ. Vào ngày 23 tháng chạp sau khi đưa ông Táo thì gỡ các chân hương đem ra sân đốt thả ra sông, sau đó dọn dẹp vệ sinh lại tủ thờ, nhớ không được mang nước ra rửa, vì bàn thờ mệnh Hỏa, Hỏa khắc Thủy, đến trưa ngày 30 tháng chạp mới cúng rước ông bà và bắt đầu cắm hương lại. Điều cần lưu tâm là nếu bầy biện Thất sự thì ngọn đèn Thái cực phải luôn để sáng, không để tắt và đừng bao giờ lấy chân hương để xỉa răng, ngoáy tai như thế sẽ có tội với tổ tiên.
Khi bát hương tự hóa cũng đừng vội vàng đổ nước vào, mà phải từ từ chuyển những vật dụng dễ cháy ra, lấy một tấm gỗ dầy che ở trên, cho lửa khỏi làm bẩn trần nhà. Khi bát hương cháy hết thì chuyển về vị trí như cũ. Bát hương cháy có hai loại : hóa dương ( tốc độ cháy nhanh ). Hóa âm ( cháy từ từ ) tùy theo mức độ cháy để dự báo cát hung. Nếu bát hương cháy bị hỏng, cháy lan ra bàn thờ thì tùy theo tình hình kinh tế của gia chủ mà thay bàn thờ và bát hương mới.
Những người đi đâu xa hoặc công tác về đều thắp hương để thông báo cho tổ tiên biết, đó cũng là nét hiếu thuận trong nếp sống cửa người Việt.
- Hoành phi câu đối : Thường được thiết kế treo ở trên cao trong cùng, hoành phi thường được sơn son thếp vàng hay chữ khảm xà cừ. Có nhiều gia đình cầu kỳ làm bức hoành phi theo hình thức cuốn thư rất đẹp. Ý nghĩa của đại tự viết trên hoành phi thường mang nội dung ca tụng công đức của tổ tiên hoặc tỏ lòng kính trọng của con cháu đối với tổ tiên như
Hoành phi theo nghĩa là một tấm bằng nằm ngang là một bức thư họa nghĩa là bức tranh được vẽ bằng chữ. Hoành phi,
Câu đối là một trong những loại hình văn hóa rất phổ biến ở nước ta khi được in, khắc trên giấy hay các vật liệu khác nó trở thành một sản phẩm văn hóa thú vị và khi đặt trong đình, đền, nhà thờ họ, nhà ở…lại có ý nghĩa tâm linh lớn. Câu đối gọi là Doanh thiếp 楹帖, Doanh liên 楹聯, đối liên 對聯 (một cặp câu đối xứng) Thông thường phần hoành phi câu đối thường được sử dụng bằng gỗ sơn son, thiếp vàng, chữ trên câu hoành phi và câu đối màu đen, đỏ, vàng tùy vào cách phối màu của nghệ nhân. Người ta cũng có thể thay hoanh phi bằng các cuốn thư với các đường nét chạm khắc tinh xảo hoặc bằng đồng đúc sẵn với ý nghĩa tương tự như hoành phi. Lựa chọn một bức hoành phi, câu đối mang ý nghĩa cho nhà thờ họ là một điều không đơn giản
Mẫu hoành phi câu đối gỗ mít, gỗ gụ, gỗ hương đẹp bằng chữ Hán, chữ Nôm thường dùng thờ gia tiên, nhà thờ họ
- Câu đối : Ở hai cột phía trước bàn thờ hoặc trên tường nhà có treo mỗi bên một câu đối. Nhà khá giả thường viết câu đối sơn son thếp vàng hay sơn đen khảm xà cừ. Còn nhà nghèo thường viết câu đối trên giấy hồng. Nhìn chung thì các bức hoành phi hay câu đối đều được viết bằng chữ Hán. Nhưng có gia đình viết cả câu đối và hoành phi bằng chữ Nôm. Cũng như hoành phi, nội dung câu đối thường ca tụng công đức của tổ tiên,
Cửa võng – Chiều châu
Trong một không gian nội thất phòng thờ ở nhà riêng hoặc các không gian thớ cúng trong nhà thờ họ, đình, đền, chùa…, ngoài các bức hoành phi, đại tự, câu đối… thì các bạn dễ dàng bắt gặp một đồ vật trang trí phòng thờ phổ biến nữa mang tên cửa võng. Cửa võng là một phần trang trí cho không gian thờ phụng trở nên trang nghiêm và cổ kính hơn. Cửa võng có thể ứng dụng cho nhiều không gian thờ cúng khác nhau.
Cửa võng nhà thờ họ là gì?
Cửa võng là một sản phẩm nội thất trang trí không gian phòng thờ có hình dáng chữ M như một bức rèm bằng gỗ, được treo ngay ở trước gian thờ chính giữa, dưới bức đại tự, nối liền câu đối, ngăn cách ban thờ với không gian bên ngoài. Cửa võng được thiết kế với những hoa văn cổ đối xứng, chạm khắc tứ linh, được sơn son thếp vàng… tạo sự uy nghi, trang nghiêm cho không gian thờ cúng. Cửa võng thường được lắp đặt ở các không gian thờ cao và diện tích tương đối rộng rãi như ở các không gian nhà thờ họ, đình, đền, chùa, miếu, phủ… Dễ gặp nhất là trong những công trình thờ anh hùng dân tộc, thần linh, bà chúa, ông hoàng
Đặc điểm của cửa võng nhà thờ họ .
Về chất liệu, cửa võng nhà thờ họ thường được làm từ các chất liệu gỗ tự nhiên chất lượng tốt như gỗ mít, gỗ vàng tâm, gỗ dổi, gỗ gụ… Kích thước lớn hay nhỏ tùy thuộc không gian thờ cúng, giá cả đắt hay rẻ cũng tùy thuộc vào kích thước, mẫu mã và chất liệu gỗ sử dụng. Cửa võng nhà thờ họ thường sử dụng chất liệu sơn ta hoặc sơn PU và được sơn son thếp vàng hoặc thếp bạc phủ hoàng kim bên trên để tăng độ bền cho cửa võng. Cửa võng được làm theo lối chạm thủng và được thiết kế, đục chạm với nhiều mẫu mã phong phú như tứ linh hóa, tứ linh cài chiện, cửu long trân châu, tứ linh, mai điểu, hồng trĩ, thiều châu
Những mẫu cửa võng nhà thờ họ đẹp
Trong gian thờ chính của nhà thờ họ, thông thường cửa võng sẽ được treo đi kèm với hoành phi, câu đối hoặc cuốn thư câu đối. Cửa võng có nhiều loại kích cỡ khác nhau, được làm từ các chất liệu gỗ khác nhau, được chạm khắc hình rồng, phượng, tứ linh, hoa văn đối xứng… Dưới đây là một số mẫu cửa võng đẹp, mời các bạn cùng tham khảo!
- Khám thờ : Ngày nay phần lớn không lập bàn thờ nữa, tất cả Ngai thờ và Khám thờ được thiết kế thay thế bằng Tủ thờ, tủ thờ thường có chiều cao ngang mặt đặt sát vách phía trên bầy biện đồ thờ tự, phía dưới được thiết kế là một khoang tủ trong đó chứa các vặt dụng liên quan đến thờ cúng rất tiện dụng. Nếu là nhà trệt ít phòng thì đặt tủ thờ ngay phòng khách đối diện với cửa ra vào, nếu có phòng thờ riêng thì bố trí cạnh phòng khách, đối diện với tủ thờ phải có cửa sổ để lấy dương khí. Còn với nhà lầu thì đặt trên tầng cao nhất. đối diện cũng phải có cửa sổ. Trên tủ thờ bầy bộ Ngũ sự hoặc Thất sự, sát vách đặt một ngai cao có bài vị Cửu Huyền Thất Tổ, hai bên ngai đặt di ảnh của người thân.
- Khám thờ có cửa mở ra đóng vào bên trong đặt các linh vị tổ tiên, ngay chính giữa khám thờ viết hai chữ Thần Chủ. Ngày xưa khi lập bàn thờ Gia Tiên, gia chủ chuẩn bị mọi thứ như trên và viết chữ Thần Chủ nhưng chữ Chủ lại thiếu mất một nét chấm, sau đó mời một vị quan có uy tín đến dung son điền thêm một nét chấm đó thì chữ Chủ mới đủ, lễ này gọi là lễ KHAI HOA ĐIỂM NHÃN.
Ý nghĩa của Ngai thờ, Ỷ thờ trong tín ngưỡng thờ cúng Việt
Trong phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt, có nhiều người vẫn còn thắc mắc hay chưa rõ về ý nghĩa của ngai thờ trên bàn thờ gia tiên. Sau đây, Xưởng sản xuất Đồ thờ – Tượng phật Sơn Đồng xin được chia sẻ một số thông tin để giải đáp những băn khoăn đó.
Ý nghĩa của Ngai thờ trên bàn thờ gia tiên
Người Việt Nam từ xưa tới nay có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vì thế dòng họ nào, gia đình nào cũng có không gian riêng để thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Trước không gian thờ cúng linh thiêng ấy, Ngai , ỷ thờ thường là nơi tượng trưng an vị các thần nhân , Thánh Nhân ở Đình Đền , Miếu Mạo. Còn trong dòng họ thì là vị trí an vị Thủy Tổ đại tôn, với các nhà thờ Chi, các Cành, Nhánh thì an vị cụ tổ của nhà thờ đó , hay tiên tổ xa xưa cội nguồn của gia tộc dòng họ và gia đình. Ngai, ỷ thờ được chạm khắc hoa văn phù hợp với từng vị thế sắc phong , chức tước hay gia cảnh của từng nơi và từng văn hóa.
Trên đây là thông tin mà Đồ Thờ Hưng Vũ đã chia sẻ. Hy vọng qua nội dung trên bạn sẽ có kiến thức cần thiết về sản phẩm mong muốn!
Thông tin liên hệ
Đồ Thờ Hưng Vũ
Địa chỉ: 36 Xóm Ngã Tư – Xã Sơn Đồng – Huyện Hoài Đức – Tp. Hà Nội
Hotline – Zalo: 0908.867.888
Số điện thoại: 0907.200.988