Hiển thị tất cả 11 kết quả

Mẫu nhà từ đường hay nhà thờ họ đẹp được thiết kế như thế nào cho hiện đại và trang trọng. Đây là nơi có ý nghĩa quan trọng trong tâm khảm mỗi người con trong gia đình. Là nơi chốn lưu giữ kí ức tuổi thơ, là nơi để quay về sum vầy mỗi dịp lễ tết.

Vì vậy mà nhà thờ Bắc Bộ luôn được thiết kế đúng chất cổ truyền xưa kia. Vây sau đây hãy cùng Đồ Thờ Hưng Vũ tìm hiểu thiết kế, mẫu mã, chất liệu, cách bày trí nội thất gian thờ trong nhà thờ họ hiện nay.

✅ Tên gọi ⭐ Nhà từ đường, nhà thờ họ
✅ Mẫu thiết kế ⭐ Hiện đại
✅ Kích thước ⭐ Theo yêu cầu
✅ Hỗ trợ ⭐ Miễn phí tư vấn và vận chuyển

Nhà từ đường là gì?

Nhà từ đường hay còn được gọi là nhà thờ họ, thường được xây dựng phổ biến tại khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ. Đây là công trình xây dựng gắn liền với ý nghĩa tâm linh, thể hiện sự trang nghiêm trong việc thờ cúng trong dòng họ. Đây là nơi để thờ cúng tổ tiên của cả dòng họ, cũng chính là nơi con cháu trong họ tụ về gặp gỡ, kết nối với nhau tạo nên tinh thần đoàn kết của một dòng tộc.

Nhà từ đường là nơi thờ tự, thờ các vị Cao, Tằng, Tổ, Khảo và để thờ cúng ông bà tổ tiên, những bậc cha chú trong dòng họ có công xây dựng đất nước, xây dựng nên dòng họ.

Nhà thờ họ còn là nơi để ghi danh những người có công trong dòng họ và cũng là nơi để những thành viên trong dòng họ tụ họp để bàn bạc, thảo luận và đưa ra những quyết định quan trọng có liên quan đến dòng họ. Như vậy, nhà từ đường không chỉ là nơi thờ cúng mà còn là nơi sinh hoạt chung, tụ họp của những thành viên trong dòng họ.

Mẫu nhà từ đường đẹp

Ý nghĩa nhà từ đường của người Việt Nam

Theo thống kê ở Việt Nam có khoảng 769 dòng họ trong đó họ chiếm số đông nhất là họ Nguyễn, Lê, Trần. Vì vậy mỗi một dòng họ sẽ có những nét đặc trưng khác nhau.

Nhà thờ họ từ đường không chỉ làm nơi thờ cúng tâm linh, thờ ông tổ họ, mà còn là nơi giúp con cháu sau này nhớ đến cội nguồn của mình.

Là nơi lưu giữ các gia phả dòng họ, và các kỷ vật từ nhiều đời trước của dòng họ để lại. Điều này mang ý nghĩa tinh thần cao, hướng con cháu trong dòng họ sống tốt hơn. Đồng thời hàng năm thực hiện các nghi lễ tế cúng hay giỗ tổ, con cháu ở các nơi về tham dự tụ họp, tưởng nhớ các bề trên đã khuất.

Trong nhà thờ từ đường họ thường không thờ quá 5 đời tổ và được phân chia theo “Chi”,”Cành” của dòng họ.

Trong mỗi dòng họ thì không thể thiếu việc thờ cúng gia tiên. Đây là nơi linh thiêng nhất trong mỗi gia đình thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên, là một không gian quan trọng có ý nghĩa rất lớn trong đời sống tinh thần của con người.

Ngoài ra, nhà thờ họ còn là vẻ đẹp của văn hóa truyền thống. Người Việt hiểu sâu sắc rằng có quá khứ mới có hiện tại và tương lai nên người Việt Nam coi việc thờ phụng tổ tiên là một trong những nguyên tắc đạo đức làm người.

Đó là hình thức thể hiện sự hiếu thuận và lòng biết ơn của con cháu đối với các bậc sinh thành. Thờ cúng tổ tiên là một trong những phong tục lâu đời ở Việt Nam, thể hiện lòng hiếu thảo, nhớ đến công sinh thành dưỡng dục của tiền nhân. Thờ cúng tổ tiên trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt, do đó bàn thờ tổ tiên là một phần không thể thiếu trong mỗi gia đình, không kể giàu nghèo hay địa vị xã hội.

Mẫu nhà từ đường đẹp

Nhà thờ họ có chức năng thế nào?

Trong văn hóa Việt Nam thì nhà thờ họ mang chức năng như:

  • Chức năng chính và là gốc của nhà thờ họ là để thờ các vị Cao, Tằng, Tổ, Khảo. Thờ những người từng có công lớn với đất nước, với nhân dân trong dòng họ.
  • Là bảo tàng dòng họ, nơi có ghi danh các Liệt sĩ chống Pháp, chống Mỹ , chống Polpot và chống Tàu. Hoặc có thể lưu giữ chứng chỉ của Đảng và Nhà nước những người làm to hoặc thành danh của dòng họ mình.
  • Bên cạnh đó, nhà từ đường còn là nơi gặp gỡ của các thành viên để bàn việc trong dòng họ, làm nơi hội họp của gia tộc hoặc họp toàn họ.

Mẫu nhà từ đường đẹp

Cấu trúc cơ bản của nhà từ đường

Nếu nhà thờ nhiều gian thì gian giữa sẽ là gian bố trí phòng thờ. Nhìn từ ngoài vào, gian nhà quan trọng này thường được trang trí những bức hoành phi, câu đối lớn trước cửa.

Bên trong, ở chính giữa nhà là nơi đặt bàn thờ. Ban thờ được sơn son thếp vàng trang trọng, đặt trên tủ gỗ lớn khảm trai và chạm khắc tinh xảo.

Trước ban thờ thường được kê một sập vụ, hay một tấm phản gỗ lớn. Bốn góc được bo tròn, và xung quanh bốn mặt tấm phản gỗ được thiết kế họa tiết hoa văn độc đáo.

Khoảng sân vườn trước nhà thường rất rộng, trồng những cây cao lớn xung quanh để lấy bóng mát cho ngôi nhà. Nhà bếp thường được thiết kế ở bên trái, hoặc phải tùy theo chọn lựa của gia chủ.

Như vậy, mỗi lần con cháu tề tựu sum họp đều đảm bảo sự ấm áp, gần gũi. Cùng nhau tổ chức những ngày lễ, giỗ tổ, đảm bảo mọi sinh hoạt đều diễn ra được thoải mái và tiện lợi.

Thiết kế nhà thờ Bắc Bộ vẫn luôn được gìn giữ cho đến ngày hôm nay. Trở thành một thiết kế đặc biệt luôn được gìn giữ qua bao năm tháng và có một vị trí đặc biệt trong lòng những người con của gia đình .

Vậy kiến trúc của nhà từ đường ở khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Đồng Bằng sông Hồng bao gồm những phần cơ bản như:

Cấu tạo mái nhà từ đường

Trong cấu tạo của hệ mái nhà từ đường lại có những thành phần cấu tạo như: Hoành, rui, mè, gạch màn, ngói mũi

  • Hoành: Là các dầm chính đỡ mái được đặt nằm ngang, vuông góc với khung nhà, đổ theo chiều dài mái nhà từ đường.
  • Rui: Là các dầm phụ ở vị trí trung gian, được thiết kế đặt dọc theo chiều dốc mái (trực diện với hoành), rui sẽ gối lên hệ thống hoành để nâng đỡ toàn bộ mái.
  • : Khoảng cách giữa các mè là khoảng cách nhỏ nhất, vừa đủ để lợp ngói. Mè cũng là các dầm phụ nhỏ, được đặt trực giao với dầm, song song với hoành, gối lên hệ rui. Việc sử dụng hệ thống hoành – rui – mè này là nhằm mục đích phân nhỏ kết cấu đỡ mái, để khi lợp ngói lên mái nhà từ đường sẽ luôn được chắc chắn, đủ khả năng chống chọi với các tác động của thời tiết.
  • Gạch màn: Là lớp nằm bên trên lớp mè/ Gạch màn thường được sử dụng là gạch đất nung, dùng để tạo độ phẳng cho mái, đồng thời chống nóng, chống thấm dột cho toàn bộ nhà từ đường.
  • Ngói: Là lớp phủ bên trên lớp gạch màn. Có nhiều kiểu ngói dành cho nhà từ đường như ngói ta, ngói vảy rồng, ngói mũi hài… thường được làm bằng chất liệu đất nung, chống thấm dột tốt. Với những công trình nhà từ đường xây dựng kỳ công giữa lớp gạch màn và lớp ngói thường có thêm 1 lớp đất sét chống đỡ.

Mẫu nhà từ đường đẹp

Hệ cột của từ đường

Trong kiến trúc nhà cổ Việt Nam – ngày nay thường được sử dụng để làm nhà từ đường, nhà thờ họ thì cột là bộ phận phải chịu lực nén lớn nhất vì vậy hầu hết phải sử dụng đến hệ cột bằng đá và gần như không có mối liên kết nào giữa thân cột và đế cột. Cấu tạo hệ cột của nhà từ đường thường có 3 loại cột chính như sau:

  • Cột cái: Là những cột chính chịu lực nén lớn nhất của nhà từ đường, thường được đặt ở hai đầu nhịp, thân cột được cấu tạo tròn, lớn và mập nhất.
  • Cột quân hay cột con: Là phần cột phụ ngắn, nằm ở vị trí đầu các nhịp phụ giữa hai bên nhịp chính. Để tạo độ dốc cho mái nhà thì cột quân có chiều cao thấp hơn cột mái. Nối giữa cột quân và cột cái là con xà nách.
  • Cột hiên: Được sử dụng cho phần hiên nhà từ đường, nằm phía trước nhà, lại ngắn hơn cột quân. Nối giữa cột hiên và cột con bằng kẻ bẩy.

Mẫu nhà thờ họ đẹp

Hệ xà của nhà từ đường

Xà là các giằng ngang chịu kéo, liên kết các cột với nhau, gồm có các loại sau:

  • Xà thượng song song với chiều dài nhà từ đường, dùng để liên kết đỉnh cột cái với nhau.
  • Xà hạ (xà đại) chạy song song với chiều dài nhà từ đường, nằm gần sát vị trí liên kết giữa xà lòng, xà nách vào cột cái, nhằm liên kết cột cái với cao độ của đỉnh cột quân.
  • Xà tử thượng (xà nằm bên trên cột con): Nhiệm vụ chính là liên kết các cột quân của các khung ở bên trên.
  • Xà tử hạ (xà dưới bên dưới của cột con): Nhiệm vụ chính là liên kết các cột quân của các khung ở bên dưới.
  • Xà ngưỡng nối các cột quân ở vị trí ngưỡng cửa.
  • Xà hiên liên kết các cột hiên phần hiên nhà từ đường
  • Xà thượng lương hay còn gọi là nóc được đặt trên đỉnh mái

Mẫu nhà thờ họ đẹp

Bẩy – Kẻ trong cấu tạo nhà từ đường

Bẩy hay bẩy hậu hoặc bẩy hiên: Là phần dầm nằm trong khung liên kết vào cột quân, nhằm mục đích đỡ phần mái vẩy phía sau nhà từ đường.

  • Kẻ là các dầm đơn đặt theo phương chéo của mái nhà, gác lên các cột cái, cột quân bằng liên kết mộng
  • Bẩy – kẻ ngoài nhiệm vụ chịu lực còn là vị trí để các nghệ nhân sáng tạo các sản phẩm điêu khắc thể hiện tín ngưỡng, văn hoá của công trình nhà từ đường.

Các bộ phận khác trong cấu tạo kiến trúc từ đường

Ngoài cấu tạo chính bao gồm phần mái, cột, xà, bẻ, bẩy… cấu trúc nhà từ đường còn bao gồm các bộ phận khác như:

  • Con rường với chiều dài thu ngắn dần cân theo chiều vát của mái, dùng để đỡ hoành mái.
  • Con lợn còn gọi là rường bụng lợn: Là con rường trên cùng, gối lên con rường bên dưới qua hai đoạn cột ngắn gọi là trụ trốn, và làm nhiệm vụ đỡ xà nóc (thượng lương). Bên dưới rường bụng lợn (giữa hai trụ trốn) là ván lá đề thường để điêu khắc trang trí. Con lợn có thể được thay bằng giá chiêng.
  • Rường cụt là loại rường nằm ở vì nách (giữa cột cái và cột quân), chúng nằm chồng trên xà nách, chúng cũng đỡ hoành và vẫn thu dần chiều dài khi lên cao theo độ dốc mái
  • Tàu mái: là phần nằm trên đầu kẻ, đầu bẩy để đỡ phần rui đua ra của mái, tàu mái chạy dọc theo mặt trước hoặc 2 mặt bên của nhà. Phía trên tàu mái là phần lá mái
  • Lá mái: Nằm trên tàu mái đỡ phần rui đua ra đỡ ngói
  • Then tàu: Là phần liên kết giữa tàu mái với xà hiên để giữ phần tàu mái không bị trôi.
  • Ván dong (hay còn gọi là ván rong) Là phần nằm kê giữa kẻ và hoành, mục đích của ván dong chính là truyền lực từ các thanh hoành tới.
  • Đầu dư: Là phần thừa ra của kẻ hoặc bẩy, kẻ ngồi liên kết vào cột quân hoặc cột cái và để giữ các thanh kẻ, thanh bẩy.
  • Con triện: Con triện thường được dùng để trang trí ở 2 cánh phong hoặc trên đỉnh nóc của nhà từ đường.
  • Bờ nóc: Là phần trên cùng của mái được xây gạch và đắp xi măng. Phía trên cùng của bờ nóc thường được các dòng họ trang trí bằng các con vật tứ linh đối xứng đẹp mắt.
  • Ngoài ra còn các bộ phận khác như: Cửa bức bàn, dạ tàu, đầu đao… tuỳ quy mô của các công trình nhà từ đường.

Nhà từ đường đặc trưng của khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ cũng đa phần được xây số gian thờ theo số lẻ như nhà ban gian, 5 gian, 7 gian bao gồm Phương Đình – gian thờ chính, và 2 bên nhà thờ phụ ở 2 bên cánh.

Các kiểu quy cách kiến trúc nhà thờ từ đường phổ biến là nhà 2 mái, 2 đầu bít đốc; nhà 4 mái, 2 đầu hồi có 2 mái phụ, mỗi trái nhà có thêm 1 hàng cột quân và có thể có thêm hàng cột hiên; nhà 8 mái…

Mẫu nhà thờ họ đẹp

Nội thất trong nhà từ đường – nhà thờ họ

Ngoài thiết kế cảnh quan và cấu trúc bên ngoài thì nội thất và vật dụng thờ trong gian thờ là cực kỳ quan trọng

Sau đây Đồ Thờ Hưng Vũ sẽ giới thiệu tới các bạn các vật dụng trang trí giúp gian thờ họ thêm trang trọng.

Bàn thờ từ đường

Bàn thờ tổ tiên là vẻ đẹp của văn hóa truyền thống. Người Việt hiểu sâu sắc rằng có quá khứ mới có hiện tại và tương lai nên người Việt Nam coi việc thờ phụng tổ tiên là một trong những nguyên tắc đạo đức làm người. Đó là hình thức thể hiện sự hiếu thuận và lòng biết ơn của con cháu đối với các bậc sinh thành.

Thờ cúng tổ tiên là một trong những phong tục lâu đời ở Việt Nam, thể hiện lòng hiếu thảo, nhớ đến công sinh thành dưỡng dục của tiền nhân. Thờ cúng tổ tiên trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt, bàn thờ tổ tiên là một phần không thể thiếu trong mỗi gia đình, không kể giàu nghèo hay địa vị xã hội.

Từ lâu, thờ cúng tổ tiên ông bà đã trở thành một phong tục, là chuẩn mực đạo đức, là nguyên tắc làm người , đồng thời thờ cúng tổ tiên là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam.

Thờ cùng tổ tiên chính là toàn bộ các hình thức lễ nghi, cúng bái nhằm thể hiện lòng thành kính, đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên, ông bà cha mẹ đã sinh thành và gây nên cuộc sống cho con cháu.

Không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy, chỉ cần thắp nén hương thơm lên bàn thờ tổ tiên nhưng những ngày lễ, Tết hay ngày giỗ, con cháu trong gia đình cũng thể hiện được lòng thành kính hướng về cội nguồn tưởng nhớ những người thân đã mất

Mẫu nhà thờ họ đẹp

Hoành phi câu đối

Thường được thiết kế treo ở trên cao trong cùng, hoành phi thường được sơn son thếp vàng hay chữ khảm xà cừ. Có nhiều gia đình cầu kỳ làm bức hoành phi theo hình thức cuốn thư rất đẹp.

Ý nghĩa của đại tự viết trên hoành phi thường mang nội dung ca tụng công đức của tổ tiên hoặc tỏ lòng kính trọng của con cháu đối với tổ tiên như

Hoành phi theo nghĩa là một tấm bằng nằm ngang là một bức thư họa nghĩa là bức tranh được vẽ bằng chữ. Thông thường phần hoành phi câu đối thường được sử dụng bằng gỗ sơn son, thiếp vàng, chữ trên câu hoành phi và câu đối màu đen, đỏ, vàng tùy vào cách phối màu của nghệ nhân.

Lựa chọn một bức hoành phi, câu đối mang ý nghĩa cho nhà thờ họ là một điều không đơn giản

Mẫu hoành phi câu đối gỗ mít, gỗ gụ, gỗ hương đẹp bằng chữ Hán, chữ Nôm thường dùng thờ gia tiên, nhà thờ họ

Mẫu nhà thờ họ đẹp

Câu đối

Ở hai cột phía trước bàn thờ hoặc trên tường nhà có treo mỗi bên một câu đối. Nhà khá giả thường viết câu đối sơn son thếp vàng hay sơn đen khảm xà cừ. Còn nhà nghèo thường viết câu đối trên giấy hồng. Nhìn chung thì các bức hoành phi hay câu đối đều được viết bằng chữ Hán.

Nhưng có gia đình viết cả câu đối và hoành phi bằng chữ Nôm. Cũng như hoành phi, nội dung câu đối thường ca tụng công đức của tổ tiên

Cửa võng – thiều châu nhà thờ họ

Trong một không gian nội thất phòng thờ ở nhà riêng hoặc các không gian thớ cúng trong nhà thờ họ, đình, đền, chùa,… ngoài các bức hoành phi, đại tự, câu đối… thì các bạn dễ dàng bắt gặp một đồ vật trang trí phòng thờ phổ biến nữa mang tên cửa võng.

Cửa võng là một phần trang trí cho không gian thờ phụng trở nên trang nghiêm và cổ kính hơn. Cửa võng có thể ứng dụng cho nhiều không gian thờ cúng khác nhau.

Cửa võng là một sản phẩm nội thất trang trí không gian phòng thờ có hình dáng chữ M như một bức rèm bằng gỗ, được treo ngay ở trước gian thờ chính giữa, dưới bức đại tự, nối liền câu đối, ngăn cách ban thờ với không gian bên ngoài.

Cửa võng được thiết kế với những hoa văn cổ đối xứng, chạm khắc tứ linh, được sơn son thếp vàng… tạo sự uy nghi, trang nghiêm cho không gian thờ cúng.

Cửa võng thường được lắp đặt ở các không gian thờ cao. Về chất liệu, cửa võng nhà thờ họ thường được làm từ các chất liệu gỗ tự nhiên chất lượng tốt như gỗ mít, gỗ vàng tâm, gỗ dổi, gỗ gụ…

Kích thước lớn hay nhỏ tùy thuộc không gian thờ cúng, giá cả đắt hay rẻ cũng tùy thuộc vào kích thước, mẫu mã và chất liệu gỗ sử dụng.

Cửa võng nhà thờ họ thường sử dụng chất liệu sơn ta hoặc sơn PU và được sơn son thếp vàng hoặc thếp bạc phủ hoàng kim bên trên để tăng độ bền cho cửa võng.

Cửa võng được làm theo lối chạm thủng và được thiết kế, đục chạm với nhiều mẫu mã phong phú như tứ linh hóa, tứ linh cài chiện, cửu long trân châu, tứ linh, mai điểu, hồng trĩ, thiều châu

Mẫu nhà thờ họ đẹp

Khám thờ từ đường

Khám thờ có cửa mở ra đóng vào bên trong đặt các linh vị tổ tiên, ngay chính giữa khám thờ viết hai chữ Thần Chủ.

Ngày xưa khi lập bàn thờ Gia Tiên, gia chủ chuẩn bị mọi thứ như trên và viết chữ Thần Chủ nhưng chữ Chủ lại thiếu mất một nét chấm, sau đó mời một vị quan có uy tín đến dung son điền thêm một nét chấm đó thì chữ Chủ mới đủ, lễ này gọi là lễ KHAI HOA ĐIỂM NHÃN.

Ngai thờ – Ỷ thờ

Trong phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt, có nhiều người vẫn còn thắc mắc hay chưa rõ về ý nghĩa của ngai thờ trên bàn thờ gia tiên.

Người Việt Nam từ xưa tới nay có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vì thế dòng họ nào, gia đình nào cũng có không gian riêng để thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Trước không gian thờ cúng linh thiêng ấy, Ngai, ỷ thờ thường là nơi tượng trưng an vị các thần nhân, Thánh Nhân ở Đình Đền, Miếu Mạo.

Còn trong dòng họ thì là vị trí an vị Thủy Tổ đại tôn, với các nhà thờ Chi,  các Cành, Nhánh thì an vị cụ tổ của nhà thờ đó , hay tiên tổ xa xưa cội nguồn của gia tộc dòng họ và gia đình.

Ngai, ỷ thờ được chạm khắc hoa văn phù hợp với từng vị thế sắc phong, chức tước hay gia cảnh của từng nơi và từng văn hóa.

Mẫu nhà thờ họ đẹp

Y môn nhà thờ họ

Thường là bức màn vải đỏ, được thiết kế dùng làm bức màn ngăn cách lớp bàn thờ bên ngoài với lớp bàn thờ bên trong.

Ỷ môn gồm hai cảnh, xung quanh có thêu, được thiết kế treo thõng xuống che kín lớp bàn trong.

Y môn có thể làm bằng nhiễu, the hoặc vải mầu đỏ. Trên cùng Y môn có một dải lụa hoặc nhung the mầu băng ngang. Trên lớp băng ngang thường được thêu hoặc dán chữ đại tự.

Mẫu nhà thờ họ đẹp

Địa chỉ thiết kế mẫu nhà từ đường đẹp

Đồ Thờ Hưng Vũ hiện là địa chỉ thiết kế mẫu nhà từ đường đẹp, nhà thờ họ đẹp chất lượng cao trên thị trường hiện nay.

Khi khách hàng lựa chọn thiết kế nhà thờ họ của chúng tôi sẽ được tư vấn, thiết kế, thi công,… một cách trọn vẹn và tốt nhất.

Các sản phẩm của chúng tôi khác biệt với những làng nghề khác từ hoa văn họa tiết thẩm mỹ, cũng như chất liêu sơn son Thếp Vàng truyền thống đã được ghi nhận hàng trăm năm trong các công trình chùa, đền, nhà thờ,…

Khi khách hàng đến với chúng tôi sẽ nhận được:

  • Chất lượng gỗ đúng chủng loại 100%; gỗ đã được qua xử lý chống mối mọt cong vênh
  • Chất lượng sản phẩm: Trong ngoài như nhau
  • Phần sơn son thếp bac được bảo hành 10 năm
  • Sơn Pu, vesni bảo hành 5 năm
  • Tuổi Thọ: Dùng càng lâu năm càng có giá trị theo đồ cổ
  • Chạm khắc tinh xảo.
  • Thời gian đúng hẹn.
  • Hỗ trợ vận chuyển bán kính 30km.
  • Uy tín làm nên thương hiệu

Mẫu nhà thờ họ đẹp

Trên đây là thông tin về mẫu nhà từ đường đẹpĐồ Thờ Hưng Vũ đang tư vấn và thiết kế. Hy vọng qua nội dung trên các bạn sẽ lựa chọn được mẫu thiết kế nhà thờ họ ưng ý.

Nếu cần như vấn hay thắc mắc gì về sản phẩm hay liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất nhé!

Thông tin liên hệ

Đồ Thờ Hưng Vũ

Địa chỉ: 36 Xóm Ngã Tư – Xã Sơn Đồng – Huyện Hoài Đức – Tp. Hà Nội

Số điện thoại: 0907.200.988

Hotline – Zalo: 0908.867.888