Bát Bửu là gì? Bộ Chấp Kích và Bát Bửu gồm những món nào?

Bát bửu là gì? Chấp kích là gì? Bát bửu gồm những món gì? Các món bát bửu giữa các tôn giáo khác nhau thế nào?

Cùng Đồ Thờ Hưng Vũ tìm hiểu chi tiết về bộ chấp kích và thông tin liên quan tới bát bửu vũ khí ngay sau đây nhé!

Bát bửu là gì?

Bát bửuTám vật quý, hay còn biết tới tên là bộ chấp kích. Đây là một trong những mô típ trang trí trong các cơ sở thờ tự của người Trung Hoa, và được truyền vào Việt Nam từ khoảng giữa thế kỷ XVII.

Nơi thể hiện đầu tiên của hình tượng bát bửu ở Việt Nam là chùa Bút Tháp (tên chữ là Ninh Phúc tự), huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. Nhưng phải đến thời Nguyễn, hình tượng bát bửu mới được thể hiện nhiều ở các cơ sở thờ tự trong dân gian (đặc biệt là ở các ngôi đình làng) và ở các kiến trúc cung đình.

Có ba loại trưng bày bát bửu trong ba loại cơ sở thờ tư là:

  • Bát bửu trong chùa của Phật giáo
  • Bát bửu trong văn miếu của Nho giáo, đạo quán của Đạo giáo
  • Bát bửu trong Cơ sở thờ tự theo tín ngưỡng dân gian (đình, đền, miếu).

Bộ chấp kích là gì?

Bộ Chấp kích ở những nơi thờ tự này thường có: mâu, đao, thương, kích, chấp, chùy, trượng, mác.

Vì Bộ Chấp Kích này phần nhiều là những loại vũ khí biểu tượng cho sức mạnh vũ lực, nên đôi khi người ta còn gọi là bộ chấp kích hay lỗ bộ hay bộ bát bửu vũ khí

Bát bửu trong cơ sở tờ tự gồm những món gì?

Thông thường bát bửu trong cơ sở thờ tự gồm những món như: mâu, đao, thương, kích, chấp, chùy, trượng, mác.

Hình dáng của mỗi loại binh khí này có nét tạo hình riêng, được thể hiện như sau:

  • Mâu (còn gọi là bát xà mâu): Đây là loại binh khí mà phần sát thương được gia công bằng sắt, có hình dáng ngoằn ngèo như con rắn đang bò, đầu nhọn.
  • Đao (còn gọi là long đao): Loại binh khí mà phần đầu có chức năng sát thương được gia công bằng kim loại, có độ dày thích hợp, sắc, cong về một phía, bản rộng, mũi nhọn.
  • Thương: Đây là loại binh khí có cán dài, mũi thương hay đầu thương là bộ phận hình nhọn, sắc, thuôn, đảm nhiệm vai trò sát thương chính
  • Kích: Có hình dáng giống như chấp, nhưng chỉ có một mũi phụ ngắn.
  • Chấp: Loại binh khí mà ở phần đầu có tiết diện nhỏ, hình vuông, hai bên có hai mũi phụ nhọn hai đầu.
  • Chùy: Loại binh khí mà phần sát thương là một quả cầu bằng kim loại và có gắn thêm một mũi nhọn ở phía trên
  • Mác: Loại binh khí có phần đầu được gia công bằng sắt, hình thoi, có cạnh, đầu nhọn, dùng để sát thương đối phương.
  • Trượng: Trượng là bình khi có thiết kế tay cầm dài, đầu tròn dạng các vị trụ trì trong chùa thường sử dụng.

Các loại binh khí trên đây khi trở thành đồ thờ, chúng đều được gia công bằng gỗ và có kích thước lớn bằng hoặc gần bằng vật thật.

Bát bửu trong nho giáo gồm những món gì?

Trong nho giáo thì bát bửu gồm những món cơ bản như:

  • Quyển sách: Là vật dụng quan trọng nhất của nhà Nho, vì ở đó nó chứa đựng và chuyển tải tư tưởng của các bậc Thánh hiền, vì vậy, sách là biểu tượng cho sức mạnh của nhà Nho. Biểu tượng quyển sách bao giờ cũng được đi kèm với cuốn thư, bút lông.
  • Đàn: Là vật biểu thị cho thú vui tao nhã của nhà Nho. Nó thường được đi kèm với bầu rượu, túi thơ.
  • Quạt lông: Biểu tượng của thú tiêu dao, nhàn tản của nhà Nho, của bậc vương giả. Cũng như cây đàn, quạt lông có nguồn gốc từ bộ bát bửu của cơ sở thờ tự của đạo Lão.
  • Khánh: Biểu tượng của sự giàu có, thịnh vượng.

Ngoài ra, bộ bát bửu của một số văn miếu còn có lẵng hoa, ô trám, sáo, tù và, bầu rượu,… vốn có nguồn gốc từ tập quán thờ tự, trưng bày của đạo Lão, đạo Phật và tín ngưỡng dân gian.

Bộ chấp kích

Bát bửu trong chùa phật giáo gồm món gì?

Tại các ngôi chùa, bộ bát bửu được mô tả dưới các hình thức: Lá đề, tù và, tàn lọng, cờ, hoa sen, nậm nước cam lộ, cá và dây kết nút. Hoặc là bánh xe pháp, tù và ốc, tàn lọng, hoa sen, chữ “vạn”, độc lư bốn chân, dây kết nút.

Hình tượng bát bưu trong chùa sẽ khác với trong nho giáo và trong thờ tự

Chúng ta có thể hiểu ý nghĩa mà chúng muốn biểu đạt là:

  • Hình lá đề tượng trưng cho sự giác ngộ
  • Hình tượng hoa sen thể hiện ước muốn về miền cực lạc
  • Bánh xe pháp tượng trưng cho sự nghiệp chuyển pháp luân của đức Phật (hình thức này, đầu tiên nằm trong tay các tượng Phật, sau, được chuyển sang nhiều mô típ trang trí khác, trong đó có hình thức bát bửu)
  • Hình chữ “vạn” biểu thị cho sự tốt lành, cũng có nghĩa là công đức viên mãn, cũng có nghĩa là hải vân cát tường, (hình tượng này đầu tiên xuất hiện ở Ấn Độ, sau này mới truyền sang Trung Quốc, Việt Nam,…)
  • Hình tượng nút dây có bố cục chặt chẽ, hoạ tiết mềm mại, có ý nghĩa cuộc đời có nhiều phiền não, cần được cởi bỏ
  • Hình tượng bình nước cam lộ biểu thị cho sự cứu độ chúng sinh của đức Phật Như Lai.

Còn các hình tượng khác, như: Tù và ốc, tàn lọng, cá, độc lư bốn chân,… không phải chỉ có ở chùa mà có thể có mặt ở những cơ sở thờ tự khác nữa.

Ý nghĩa chung của bát bửu

Các bộ bát bửu sẽ có khác nhau trong từng tôn giao. Tuy nhiên ý nghĩa sâu xa của các món này gắn liền với mong ước về cuộc sống viên mãn, hạnh phúc của bát bửu đã làm cho hình tượng bát bửu luôn có mặt trong ý niệm tinh thần của các triều đại phong kiến ở Việt Nam.

Đồng thời bát bửu cũng có ảnh hưởng sâu rộng, có chổ đứng bền vững trong tâm thức dân gian và tạo ra vô số biến thể độc đáo trong nhu cầu tâm linh – thẩm mỹ của người dân Việt. Đặc biệt là nở rộ vào thời Nguyễn.

Đó là quá trình mà Trần Văn Tốt trong Nhập môn nghệ thuật cổ Việt Nam đã đánh giá:

… nghệ thuật Việt Nam đã dần dần đi sâu vào một tính cách riêng của nó. Trong một số sản phẩm, ở đó nó hoàn toàn cởi bỏ những tiêu chuẩn cổ điển, nó chính là sự biểu hiện một sáng tạo tự phát và một cảm xúc rung động

Mặt khác cũng cần phải chú ý đến sự chuyển thế của bát bửu trong liên kết các hình tượng từ điển tích như ông tam tinh (Thọ tinh, Lộc tinh, Phúc tinh).

Ông Thọ không chỉ với trái đào trường thọ mà còn cầm trái bầu thắt và gậy trúc nhiều mắt tượng trưng trường sinh bất lão với kiểu thức: Thọ tỉ nam sơn”, “ Phúc thọ vẹn toàn” hay hình tượng ban phúc tặng của báu của Phúc tinh trong nề đắp nổi.

Hình tượng thần Tài cũng gắn với các vật quý trong bát bửu như thần Tài với biểu tượng đồng tiền, xâu tiền. Thần Tài còn cầm cây như ý bên cạnh “núi” tiền, ngân lượng. Áo thần Tài trang trí tam sơn, châu ngọc.

Của kiểu thức “Cung hỷ phát tài” rất quen thuộc trong tranh khảm xã cừ và tranh gương cổ. Thỉnh thoảng trong chạm khảm xà cừ còn có hình tượng Lưu Hải ban tiền với xâu tiền buộc thành dây để nhảy múa. Hình tượng những cậu bé, cô bé bụ bẩm, khôi ngô, khỏa mạnh xuất hiện trong tranh nề và chạm đồ gỗ trang trí với hình ảnh em bé thổi sáo, cầm cái khánh theo kiểu thức “Phúc thọ trường lạc”. Phúc thọ cát khánh”.

Một số kiểu thức mang tính phối hợp các vật quý để mở rộng ý nghĩa của hình tượng như trong chạm gỗ có cái khánh với như ý với ý nghĩa tốt lành như ý, hoa sen với như ý và giỏ kim chi với ý nghĩa hòa hợp như ý, cặp dơi với cái khánh với ý nghĩa song phúc như ý, kết hợp hoa văn cái khánh với nút huyền bí với ý nghĩa trăm sự như ý (bách cát như ý), kết hợp cây bút với như ý mang ý nghĩa mọi việc đã định đều vẹn toàn như ý muốn.

Ngoài ra còn có những sự kết hợp khác trong bát tiên với những ý nghĩa tương tự theo các đồ án trang trí cổ phương Đông, tiêu biểu là sự kết hợp của các cặp vật quý bát bửu như kiếm với quạt, phách nhịp (nhạc) với hoa sen, trái bầu thắt (thái cực, hồ lô, bầu vũ trụ, bầu rượu) với ngư cổ, lẵng hoa với ống sáo…

Tóm lại, trang trí bát bửu có những chức năng tâm linh và thẩm mỹ gắn liền với kiến trúc, vật dụng, nhưng trong kiến trúc phong phú đa dạng hơn như trong bài “Một số đồ án trong tư tưởng nghệ thuật cổ Việt Nam”, tác giả Nguyễn Hải Phong viết: “… trang trí kiến trúc vốn là thuộc phần phù trợ đóng vai trò tô điểm, lại trở thành nghệ thuật vừa có nội dung, vừa mang hình thức làm đẹp…”, điều này tham chiếu ở trang trí bát bửu là rất đậm nét, thuyết phục.

Bộ bát bửu

Địa chỉ cung cấp món bát bửu – chấp kích uy tín

Đồ Thờ Hưng Vũ là xưởng sản xuất rất nhiều mẫu mã bộ bát bửu vũ khí có sẵn cho khách hàng lựa chọn. Chúng tôi với đội ngũ tay nghề sản xuất đồ thờ lâu năm được đào tạo chuyên nghiêp.

Khi khách hàng mua bộ chấp kích của chúng tôi sẽ được tư vấn, thiết kế, thi công,… một cách trọn vẹn và tốt nhất.

Các sản phẩm của chúng tôi khác biệt với những làng nghề khác từ hoa văn họa tiết thẩm mỹ, cũng như chất liêu sơn son Thếp Vàng truyền thống đã được ghi nhận hàng trăm năm trong các công trình chùa, đền, nhà thờ,…

Khi khách hàng đến với chúng tôi sẽ nhận được:

  • Chất lượng gỗ đúng chủng loại 100%; gỗ đã được qua xử lý chống mối mọt cong vênh
  • Chất lượng sản phẩm: Trong ngoài như nhau
  • Phần sơn son thếp bac được bảo hành 10 năm
  • Sơn Pu, vesni bảo hành 5 năm
  • Tuổi Thọ: Dùng càng lâu năm càng có giá trị theo đồ cổ
  • Chạm khắc tinh xảo.
  • Thời gian đúng hẹn.
  • Hỗ trợ vận chuyển bán kính 30km.
  • Uy tín làm nên thương hiệu

Trên đây là thông tin về bát bửu là gìĐồ Thờ Hưng Vũ đã tổng hợp. Hy vọng qua nội dung trên các bạn sẽ hiểu hơn về bát bửu gồm những món gì hiện nay

Nếu có nhu cầu đặt bộ chấp kích hãy liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất nhé!

Thông tin liên hệ

Đồ Thờ Hưng Vũ

Địa chỉ: 36 Xóm Ngã Tư – Xã Sơn Đồng – Huyện Hoài Đức – Tp. Hà Nội

Hotline – Zalo: 0908.867.888

Số điện thoại: 0907.200.988

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *