Hiển thị tất cả 9 kết quả

Tượng Chúa Sơn Trang hiện được thờ cúng hầu hết tại các đền và phủ khi có cung động Sơn Trang. Cung Sơn Trang (hay còn gọi Động Sơn Trang) thường được bài trí là một động đá có Chúa Sơn Trang và các Cô Sơn Trang ngự.

Vậy tượng Bà Chúa Sơn Trang có nằm trong Tứ Phủ Công Đồng. Nguồn gốc và ý nghĩa của 12 cô sơn trang là gì? Cùng Đồ Thờ Hưng Vũ tìm hiểu và tham khảo các mẫu tượng chúa bà sơn trang sau đây nhé!

✅ Chất liệu ⭐ Gỗ mít, gỗ dổi,…
✅ Kích thước ⭐ Thiết kế theo yêu cầu
✅ Nước sơn ⭐ Sơn ta, sơn pu,…
✅ Vận chuyển ⭐ Miễn phí nội thành

Tục thờ chúa sơn trang có từ bao giờ?

Tục thờ Sơn Trang là một tục thờ tối cổ của người Việt; ra đời từ thời Âu Lạc; cách đây cỡ 2000 năm. Còn tục thờ Tứ Phủ có lẽ chỉ thịnh hành khi có xuất hiện Thánh Mẫu Liễu Hạnh cách đây hơn 600 năm. Như vậy; Tục thờ Sơn Trang ban đầu là một tín ngưỡng riêng biệt không phải là tín ngưỡng Tứ Phủ.

Trước khi tín ngưỡng Tứ Phủ ra đời thì đây là một tín ngưỡng riêng biệt, là một dòng thờ riêng và tách bạch với các tín ngưỡng cùng thời. Như vậy có thể coi tục thờ Tứ Phủ bắt nguồn từ tục thờ Sơn Trang.

Tại sao Cung Sơn Trang lại được phối thờ trong các đền phủ theo tín ngưỡng Tứ Phủ?

Việc phối thờ Sơn Trang trong cùng đền; phủ của tục thờ Tứ Phủ mang dấu ấn đậm nét tinh thần đoàn kết dân tộc giữa người Kinh đa số và các dân tộc thiểu số từ thời xa xưa. Điều đó muốn nói rằng đất nước Việt Nam là của chung mọi dân tộc Việt Nam và các dân tộc Việt đều thờ chung các vị Thánh. Sau khi giúp vua Lê Thắng trận và được sắc phong.

Tượng chúa sơn trang

Bà chúa Sơn Trang là ai?

Theo tác giá Đồng Âm thì ngự tại Cung Sơn Trang (hay Tòa Sơn Trang) là Tam Tòa Sơn Trang.

Tương Tam Tòa Sơn Trang hay tượng bà chúa sơn trang bao gồm:

  • Sơn Trang Đệ Nhất: Thanh Sơn Đại Vương Bạch Anh Quản Trưởng Sơn Lâm Công chúa Lê Mại Đại Vương.
  • Sơn trang Đệ Nhị: Diệu Tín Thiền Sư La Bình Công chúa.
  • Sơn Trang Đệ Tam: Sơn Trang đệ tam Diệu Nghĩa thiền sư Quế Hoa công chúa.

Đây là ba Chúa Sơn Trang có từ thời Vua Hùng, cả 3 ngôi này đều được coi là ba hiện thân của Mẫu Thượng Ngàn. Bởi Mẫu Thượng Ngàn tại đền Bắc Lệ chính là La Bình Công Chúa; tại Đền Suối Mỡ chính là Quế Hoa Công Chúa, còn tại đền Đông Cuông là Lê Mại Đại Vương Công Chúa.

Mẫu Thượng Ngàn cai quản tam thập lục động, thập nhị tiên nàng, bát bộ sơn trang. Trong tòa Sơn trang chia ra làm 12 chốn Mán, 12 chốn Mường, 12 chốn man di Thổ tộc cho nên mới gọi là tam thập lục động sơn lâm sơn trang, và 82 cửa rừng, 72 cửa biển, bát bộ sơn trang (8 tướng trai), thập nhị bộ tiên nàng (12 tướng gái).

Tượng bà chúa sơn trang

Lịch sử tượng bà chúa sơn trang

Lịch sử của tam Vị chúa Mường như sau:

Chúa đệ Nhất

Thành Sơn Đại Vương Bạch Anh Quan Trưởng Sơn Lâm Công Chúa: Chúa Bà Thanh Sơn được thờ ở Tam Đảo một trong những địa linh của đất nước . Chúa xuất hiện ở thời Vua Hùng,… Truyện kể rằng Kinh Đô Bạch Hạc bị giặc vây hãm vào thế khốn cùng bỗng đâu xuất hiện 1 người con gái từ trên núi Tam Đảo cùng 3 nghìn quân Mường kéo xuống giải vây cho Kinh Đô Giặc tan người con gái ấy cùng quân lui về núi Tam Đảo .

Triều Đình nhân dân nhớ ơn lập miếu thờ ở chân núi Tam Đảo; đền thờ ở Tam Đảo trải qua các đời kể cả thời bắc thuộc. Đền là 1 trong những Long mạch thần khí của đất nước. Đến đời Trần cho sửa sang lại đền phong Sắc Đại Vương. Hiệu viết Chúa Mường Bạch Anh Quản Trưởng Sơn Lâm Công Chúa . Đến đời hậu Lê phong Lê Mại Đại Vương

Tượng bà chúa sơn trang

Chúa đệ nhị

Bạch Hạc Xuân Nương công chúa. Bà Xuân Nương là tướng của Hai Bà Trưng là người Mường khởi nghĩa vùng Bạch Hạc .

Chúa đệ tam

Chúa có tên huý là Đinh Thị Vân chính là Thác Bờ Công Chúa hay Miếng công chúa . Chúa có công nuôi dưỡng vua Lê Thái Tổ và nghĩa quân. Chúa thác hoá ở thác Bờ ngày nay. Vua phong Chế Thắng Hoà Diệu Đại Vương làm chúa đất Hoà Bình; Sơn La; Lai Châu; Điện Biên Anh Linh lừng lẫy khắp chốn sơn trang. Ngài là chúa Bản Cảnh đất Hoà Bình nói riêng và là chúa động Mường nói chung.

Như vậy; các nguồn cho rằng tên của Chúa Mường Đệ Nhị và Chúa Mường Đệ Tam có sự khác nhau. Đó cũng là chuyện thường tình vì hiên nay các thánh tích chỉ chủ yếu là tương truyền. Nhưng sự thống nhất của hai tác giả này là Động Sơn Trang là thờ Tam Vị Chúa Mường.

Chầu Bà Đệ Nhị là đại diện của Mẫu Thượng Ngàn cai quản tam thập lục động; thập nhị tiên nàng; bát bộ sơn trang. Trong tòa Sơn trang chia ra làm 12 chốn Mán; 12 chốn Mường; 12 chốn man di Thổ tộc cho nên mới gọi là tam thập lục động sơn lâm sơn trang; và 82 cửa rừng; 72 cửa biển; bát bộ sơn trang (8 tướng trai); thập nhị bộ tiên nàng (12 tướng gái).

Tượng động sơn trang

Hình tượng Chúa Sơn Trang Thượng Ngàn

Chúa Sơn Trang Thượng Ngàn có thể được chạm khắc bằng nhiều chất liệu khác nhau. Một số chất liệu phổ biến thường được sử dụng nhất từ trước đến nay là gỗ, đồng hoặc hợp kim của đồng. Một số khác có thể tạc tượng bằng đá, hoặc bằng composite. Tuy nhiên, chất liệu gỗ vẫn thường xuyên được sử dụng nhất.

Khi chạm khắc bằng gỗ, tượng Chúa Sơn Trang Thượng Ngàn được thể hiện một cách sinh động. Sau khi được chạm khắc, tượng sẽ được sơn phủ PU, sơn son thếp vàng… để bảo vệ. Tất nhiên, có phần sơn màu để thể hiện vẻ đẹp của tượng.

Tượng Chúa Sơn Trang thường thấy có tông màu xanh chủ đạo với vẻ mặt hiền từ. Dáng vẻ ung dung tự tại, hai tay đặt trên phần đầu gối, có vẻ nghiêm trang. Tượng có tư thế đứng hoặc ngồi tùy theo yêu cầu chạm khắc. Có thể thờ riêng tượng Chúa Sơn Trang Thượng Ngàn hoặc theo hầu ngài là hai tiểu đồng hai bên

Tượng 12 cô sơn trang

Bát Bộ Sơn Trang là ai?

Theo tương truyền Mẫu Thượng Ngàn lấy ông họ Đỗ ở Đồng Đăng; hạ sinh được ông Đỗ Đống; Ông Đỗ Đống lấy bà Nguyễn Thị Tươi sinh ra 8 tướng phù giúp An Dương Vương; sau này hiển linh phù giúp Hai Bà Trưng và các đời Lý; Trần; Lê.

Nhân dân ta gọi là 8 tướng sơn trang; Cai quản Các Lũng; Các Nương Núi Rừng gồm:

  • Đỗ Trinh
  • Đỗ Triệu
  • Đỗ Hiệu
  • Đỗ Trung
  • Đỗ Bích
  • Đỗ Trương
  • Đỗ Cường
  • Đỗ Dũng

Thông số tượng chúa sơn trang

Một vài thông số tượng chúa sơn trang mà Đồ Thờ Hưng Vũ đang sản xuất như sau:

  • Chất liệu: Gỗ mít, gỗ dổi,…
  • Kích thước: Thiết kế theo yêu cầu
  • Sơn phủ: Sơn ta, sơn pu,…
  • Giá thành: Tùy thuộc vào kích thước và mẫu mã
  • Vận chuyển: Miễn phí nội thành
  • Sản xuất: Đồ Thờ Hưng Vũ

Tượng Tam Tòa Thánh Mẫu

Chất liệu dùng để làm Tượng Chúa Sơn Trang đẹp

Gỗ được chọn để làm tượng chúa Sơn Trang ở đây là gỗ mít

Ưu điểm của Gỗ Mít đó là rất dễ tìm, thớ mềm, không nứt, lại nhẹ ít cong vênh, mặt gỗ lại mịn, dễ chạm khắc, không bị mối mọt và có tuổi thọ rất lâu hàng chục hoặc hàng trăm năm.

Thời xưa, chỉ những gia đình có chức sắc, quyền quý giàu có mới có thể sử dụng được các đồ thờ bằng gỗ mít. Nên loại gỗ này biểu tượng cho sự giàu sang, sang trọng và phú quý của nhà giàu.

Ngoài ra Tượng chúa Sơn Trang đẹp còn được làm theo phương pháp cổ truyền là dùng đất xét trộn đều với giấy bản, mùn cưa phủ lên cốt gỗ. hay còn gọi tượng làm như vậy là tượng cốt gỗ đắp thổ

12 cô Sơn Trang là ai?

Thập nhị cô Sơn Trang là 12 thánh cô đi theo hầu Mẫu Thượng Ngàn. Các cô không thuộc Tứ Phủ Thánh Cô nhưng đôi khi các cô vẫn ngự đồng.

12 Cô Sơn Trang này là:

  • Cô Cả Núi Dùm
  • Cô Đôi Bắc Lệ
  • Cô Bơ Thượng Ngàn
  • Cô Tư Ỷ La
  • Cô Năm Đồng Tiền
  • Cô Sáu Đồi Ngang
  • Cô Tám Thượng Ngàn
  • Cô Chín thượng ngàn
  • Cô Mười Suối Ngang
  • Cô Mười Một Đồng Nhân
  • Cô Mười Hai Thượng Ngàn. (theo ý kiến của Mười hai cô sơn trang)

Những ý kiến tham khảo khác về Chúa Sơn Trang:

  • Có tài liệu cho rằng Cô Đôi Thượng Ngàn là Bà Chúa Sơn Trang.
  • Người viết cho rằng điều này chưa thưc sự có thuyết phục lắm.
  • Có tài liệu cho rằng Chúa Sơn trang được coi là Mẫu Đệ Tứ Nhạc Tiên được phủ diện hầu sau Tam Tòa Thánh Mẫu. Việc coi Chúa Sơn Trang như Mẫu thứ tư sau Tam Tòa Thánh Mẫu thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc giữa các dân tộc Việt Nam và cũng thể hiện một điều Dân tộc Việt nam đều thờ chung các vị thánh; với quan niệm này có cơ sở hơn là coi Chúa Sơn Trang là Cô Đôi Thượng Ngàn. Lưu ý khái niệm Mẫu Địa Tứ Nhạc Tiên khác với Mẫu Đệ Tứ (Mẫu Địa) trong Tứ Phủ Thánh Mẫu.
  • Nhưng có nhiều ý kiến cho rằng Chúa Sơn Trang cũng là hiện thân của Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn. Hay nói cách khác Mẫu Thượng Ngàn ngự tại Động Sơn Trang thì được gọi là Chúa Sơn Trang. Nếu hiểu theo cách này thì Chúa Sơn Trang chỉ là hiện thân của Mẫu Thượng Ngàn.
  • Như vậy; động Sơn Trang thờ ai còn là một điều còn phải tranh cãi. Tuy vậy, động Sơn Trang hiện là một phần không tách rời trong tục thờ của Tứ Phủ.

Cách chuẩn bị lễ vật (mâm cúng) cúng ban Sơn Trang

Khi đến dâng hương ở các đền chùa nên sắm các lễ chay như hương, hoa tươi, quả chín, oản, xôi, chè… Không đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện tức là chính điện, tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa.

Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Việc sắm sửa lễ mặn như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt gà, giò, chả… chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu và chỉ dâng đặt tại ban thờ hay điện thờ mà thôi.

Cỗ mặn sơn trang gồm những đồ đặc sản Việt Nam: cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả…Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này.

Theo lệ thường, khi sắm lễ mặn sơn trang, người ta thường sắm theo con số 15:

  • 15 con ốc, cua,
  • 15 quả ớt, chanh hoặc có thể chỉ cần 1 quả nhưng được khía ra làm 15 phần…

Con số 15 này tương ứng với 15 vị được thờ tại ban sơn trang (1 vị chúa, 2 vị hầu cận, 12 vị cô sơn trang)

Văn khấn ban tượng chúa sơn trang

Đồ Thờ Hưng Vũ gửi tới các bạn mẫu văn khấn khi tới ban tượng chúa sơn trang như sau:

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Đức chúa Thương Ngàn đỉnh thương cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương ngọc điện hạ.

Con kính lạy Đức Thượng Ngàn chúa tể Mị Nương Quế Hoa công chúa tối tú tối linh, cai quản ba mươi sáu cửa rừng mười hai cửa bể.

Con kính lạy chư Tiên, chư Thánh chư Thần, Bát bộ Sơn trang, thập nhị Tiên Nàng, Thánh cô Thánh cậu, Ngũ hổ Bạch xà Đại tướng.

Hương tử con là……………………. Ngụ tại……………………….. Nhân tiết……………

Chúng con thân đến phủ chúa trên ngàn, đốt nén tâm hương kính dâng lễ vật, một dạ chí thành, chắp tay khấn nguyện.

Cúi xin lượng cả bao dung, thể đức hiếu sinh, phù hộ độ tri cho chúng con cùng cả gia quyến chín tháng đông, ba tháng hè được sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, lộc tài vượng tiến, công việc hanh thông, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin chứng giám, phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Địa chỉ mua tượng chúa sơn trang uy tín

Đồ Thờ Hưng Vũ là địa chỉ mua tượng chúa sơn trang uy tín hàng đầu trên thị trường hiện nay. Chúng tôi là một xưởng sản xuất nằm trong làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống đã có từ rất lâu thuộc xã Sơn Đồng – huyện Hoài Đức – Hà Nội

Tiếp nối truyền thống cha ông, lưu truyền và phát huy nét tinh hoa của làng nghề. Đồ Thờ Hưng Vũ ra đời nhằm đem lại cho quý khách những sản phẩm chất lượng cao nhất, mẫu mã phong phú giá cả hợp lý,…

Các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp như:

  • Sản xuất và thi công bàn thờ gia tiên, bàn thờ đẹp, bàn thờ chung cư, nhà thờ,…
  • Sản xuất đồ thờ – tượng phật
  • Hoành phi – câu đối, án gian, sập, ô xa, cửa võng, cuốn thư, ngai, kiệu, ngựa, hạc, chấp kích, bát bửu,…
  • Tạc tượng Phật , Tam bảo , thượng điện , nhà mẫu .. phù điêu, truyền thần.
  • Tư vấn, thiết kế đình, chùa, nhà thờ, gian thờ tại nhà riêng…
  • Làm mới, tu sửa đồ thờ cúng, tượng phật.

Ngoài ra, khi khách hàng lựa chọn Đồ Thờ Hưng Vũ sẽ luôn được đảm bảo:

  • Chính sách bảo hành uy tín
  • Chất lượng gỗ đúng chủng loại 100%; gỗ đã được qua xử lý chống mối mọt cong vênh
  • Chất lượng sản phẩm: Trong ngoài như nhau
  • Phần sơn son thếp bạc được bảo hành 10 năm
  • Sơn Pu, vesni bảo hành 5 năm
  • Tuổi Thọ: Dùng càng lâu năm càng có giá trị theo đồ cổ
  • Chạm khắc tinh xảo.
  • Thời gian đúng hẹn.
  • Hỗ trợ vận chuyển bán kính 30km.
  • Uy tín làm nên thương hiệu

Trên đây là thông tin về tượng bà chúa sơn trang mà Đồ Thờ Hưng Vũ đang cung cấp. Hy vọng qua nội dung trên các bạn đã hiểu được tượng động sơn trang để lựa chọn

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về tượng 12 cô sơn trang hãy liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất nhé!

Thông tin liên hệ

Đồ Thờ Hưng Vũ

Địa chỉ: 36 Xóm Ngã Tư – Xã Sơn Đồng – Huyện Hoài Đức – Tp. Hà Nội

Hotline – Zalo: 0908.867.888

Số điện thoại: 0907.200.988