Hiển thị 1–12 của 20 kết quả

Tượng phật thiên thủ thiên nhãn là vị bồ tát nghìn mắt nghìn tay ở trong đạo Phật. Người đã dùng lòng từ bi vô hạn của bản thân để cứu khổ, cứu nạn và giúp tịnh độ hóa cho chúng sinh.

Tại Việt Nam, Bồ Tát được thờ phụng rộng rãi tại các chùa, đình hay trụ sở Phật giáo. Không chỉ vậy, nhiều Phật tử có xu hướng lập ban thờ Phật tại gia và thỉnh tượng về thờ

Vậy việc thờ tượng tượng quan âm thiên thủ thiên nhãn có ý nghĩa thế nào? Cùng Đồ Thờ Hưng Vũ tìm hiểu chi tiết sau đây nhé!

✅ Chất liệu ⭐ Gỗ dổi, gỗ mít, gỗ hương,…
✅ Thiết kế ⭐ Thiết kế theo yêu cầu
✅ Kích thước ⭐ Kích thước tùy chọn
✅ Vận chuyển ⭐ Miễn phí nội thành

Tượng thiên thủ thiên nhãn là ai?

Thiên Thủ Thiên Nhãn tên đầy đủ là Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Tự Tại hay còn gọi là Phật Ngàn mắt ngàn tay. Theo kinh Phật, khi nghe Đức Phật Như Lai giảng đạo về Đại Bi Tâm, Quan Thế Âm Bồ Tát đã thương cho những số phận bất hạnh ở chốn trần gian nên đã hóa thân thành nghìn mắt nghìn tay để dang rộng vòng tay, soi hết đau khổ trần đời để cứu giúp.

Trong các tài liệu Phật giáo, Ngài là Bồ Tát giữ vị trí quan trọng, được thờ phụng ở nhiều đền chùa. Theo Thiên Thủ Kinh, Thiên Thủ Thiên Nhãn là hóa thân của Quan Thế Âm Bồ Tát cõi Tây Phương – nơi Phật A Di Đà cai quản.

Tượng phật Thiên Thủ Thiên Nhãn

Sự tích về Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn

Sự tích kể rằng, vua sinh được hai người con gái đầu lòng. Không khỏi lo lắng, vua đã cầu trời khấn phật mong sinh được cậu con trai nhưng người thứ ba vẫn là gái. Giận trời phật không thương mình nên đặt cho cô gái út là thứ Ba.

Khi về già, vua muốn công chúa Ba đi lấy chồng để truyền ngôi cho phò mã. Khác với hai người chị, công chúa Ba không mặn mà với chốn cung điện, đam mê kinh Phật và muốn hiến mình cho đạo Phật.

Vì công chúa Ba không muốn lấy chồng khiến cho vua cha giận dữ bèn bắt giam nàng ở sau hoàng cung. Một hôm, khi vua và hoàng hậu đi dạo, công chúa Ba tới hỏi thăm. Đức vua yêu cầu công chúa bỏ không tu hành nhưng mực mực nàng cầu xin vua cha chấp thuận cho xuất gia.

Vua vờ chiều theo ý để nàng đến chùa Bạch Tước tu nhưng cũng bí mật lệnh cho các nhà sư tại đây phải làm sao để nàng cực khổ, không chịu nổi phải hồi cung lấy chồng. Mọi khó khăn, vất vả không làm công chúa Ba nhụt chí.

Quá tức giận, nhà vua đã cho lệnh thiêu cháy chùa nhưng khi ngọn lửa nổi lên cũng là lúc mưa to xối xả dập lửa ngay lập tức. Vua bắt công chúa về xử tử nhưng trời tiếp tục nổi giông bão, đánh văng lưỡi đao. Vua tiếp tục bắt công chúa treo cổ thì bất ngờ xuất hiện con cọp trắng đến cứu, đưa nàng lên chùa Hương Tích. Thú dữ trong rừng đều bị cảm hóa, ngày ngày đến nghe công chúa Ba giảng kinh.

Nhà vua sau đó bị bệnh hủi, da lở loét, các ngón tay và chân rụng dần. Mọi thần y ai nấy đều bó tay, không tài nào chữa được. Công chúa Ba tu hành đến khi đắc đạo thì khoác áo Ni Cô. Để chữa bệnh cho cha, nàng đã tự chặt hai cánh tay, moi hai con mắt của mình rồi đến cõi Niết bàn, độ cho cha mẹ và hai chị được thành Phật.

Tượng phật Thiên Thủ Thiên Nhãn

Ý nghĩa của tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn

Một vài ý nghĩa tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn bao gồm:

Ý nghĩa trong đạo phật

Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn có nghìn mắt nghìn tay chính là để cứu vớt chúng sinh. Bàn tay là tượng trưng của hành động và con mắt là tượng trưng của sự theo dõi, xem xét.

Mọi hành động của chúng sinh trên trần gian đều được Phật theo dõi, chứng giám ngày đêm. Mắt nằm trong tay có nghĩa là mắt thấy đến đâu tay sẽ làm đến đó, sẽ luôn hành động để giúp chúng sinh vượt qua khổ ải nhân gian.

Thiện nam, tín nữ thấy Phật bà thì vui vẻ, hoan hỉ vì Ngài vừa uy nghiêm lại vừa hiền hòa. Kẻ bất lương gặp bà thì đều khiếp sợ, không dám làm càn.

Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn trong Phật giáo là để thờ cúng để chúng sinh cầu xin bà che chở, vượt qua hoạn nạn. Đồng thời, để Phật Bà gần chúng sinh và để Ngài ngự trị nghỉ ngơi, tiếp tục cứu độ, cứu nạn.

Tượng phật Thiên Thủ Thiên Nhãn

Ý nghĩa trong đời sống

Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn được chạm khắc tỉ mỉ, đẹp mắt nên thường được mọi người dùng làm đồ trang trí và cũng là vật phẩm thờ cúng linh thiêng. Chỉ cần đặt tượng Phật trong góc nhà thì góc đó sẽ sáng lên rực rỡ bởi vì tượng Phật được tạc rất tỉ mỉ, chi tiết phần khác vì tượng rất linh thiêng.

Mọi việc làm của gia chủ đều được Quán Thế Âm chứng giám, theo dõi phù hộ. Những việc tai ương, điều xấu đều được Ngài hóa giải trước khi nó xảy đến. Gia chủ nên thường xuyên lễ bái để Phật nghe được tâm tư, phù hộ gia đình nhất là đối với gia đình kinh doanh, buôn bán,…

Trong phong thủy, khi sử dụng các vật trang sức có hình ảnh Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn là có nghĩa người đó đang cầu bình an, may mắn.

Khi đeo dây mặt Phật Bà thì sẽ luôn nhận được những điều tốt đẹp, có nhiều sức khỏe làm việc, sống an vui. Ngày nay, không chỉ các tín độ Phật giáo mang tượng Phật Bà ngàn mắt ngàn tay mà có rất nhiều người sử dụng từ trẻ nhỏ đến người già.

Bố mẹ đeo tượng Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn cho con cái sẽ luôn bình an, sức khỏe. Vợ chồng đeo thì gia đình hạnh phúc, sự nghiệp thành công; ông bà đẹp thì có nhiều sức khỏe, an lạc; người kinh doanh đeo hoặc để tượng Phật Bà trong nhà mọi việc đều thuận lợi, hanh thông.

Tượng phật Thiên Thủ Thiên Nhãn

Tượng thiên thủ thiên nhãn trong văn hóa Việt Nam

Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát, ở Việt Nam thường hay gọi là Phật Bà Nghìn Tay Nghìn Mắt, cũng là một hiện thân của Quán Thế Âm Bồ Tát, chính là một biểu pháp vô cùng từ bi của Bồ Tát cho chúng ta.

Biểu pháp của Ngài là gì, là dạy cho chúng ta thấy khi mắt thấy chúng sinh khổ nạn, liền lập tức đưa tay ra giúp đỡ, che chở cho họ mà không được chậm trễ, không do dự, không có chút hối hận, là phải tận tâm tận lực giúp đỡ họ.

Hình tướng này của Quán Thế Âm Bồ Tát không phải là để chúng ta thấy Ngài có thần thông, hiện ra nghìn cái tay, nghìn cái mắt trên tay như vậy. Nếu hiểu như vậy thì chúng ta không thể có được thọ dụng chân thật.

Chúng ta học Phật, phải luôn nhớ rằng, các hình tướng mà chúng ta nhìn thấy của Phật Bồ Tát đều là tuỳ vào bệnh của chúng sanh mà hiện tướng biểu thị, giúp chúng sanh phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui.

Trong xã hội của chúng ta hiện nay, có thể thấy đa số người đều là cái tâm keo kiệt, bỏn xẻn. Khi thấy người khác bị nạn, cũng không có lòng nhân từ cứu giúp mà còn bức hại họ, làm cho họ sống rất là khổ sở.

Bồ Tát hiện ngàn mắt ngàn tay là dạy chúng ta, khi thấy người khổ nạn, thì phải lập tức dang tay ra giúp đỡ họ, ngắn thì cho họ miếng cơm manh áo để sống qua ngày, dài thì cho họ biết Phật pháp, đẻ họ giác ngộ, tự họ cải đổi, cải tạo vận mệnh của chính mình để thoát khỏi khổ não.

Có phải là Bồ Tát chỉ có ngàn cái tay và ngàn cái mắt? Không phải vậy, đây là sự biểu thị của sự vô lượng vô biên từ bi trí tuệ của Ngài, sự từ bi không có ngằn mé. Do đó, chúng ta phải học tập từ sự dạy dỗ của Ngài thì cuộc sống của chúng ta sẽ có được thọ dụng chân thật từ Phật Pháp, có được sự hưởng thụ tối cao nhất của nhân sinh.

Tượng phật Thiên Thủ Thiên Nhãn

Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn có hình dáng như thế nào?

Hình ảnh tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn thường có rất nhiều tay, mỗi bàn tay đều gắn con mắt trí tuệ. Trong tay cầm rất nhiều pháp khí như kiếm, búa, tràng hoa, châu báu, bánh xe, hoa sen,… Đó là những ngành nghề trong cuộc sống của con người.

Thiên Thủ Thiên Nhãn còn gọi là Nghìn mắt nghìn tay vì trong quan niệm đạo Phật số 1000 là con số của viên mãn.

Hiện nay, tại các chùa thường đúc tượng Phật Bà Quan Âm với 40 tay lớn và 960 tay nhỏ, bên trong mỗi tay đều có một con mắt.

Bên cạnh đó, 1000 còn có nghĩa là vô số, vô định nên trong các tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn phong thủy thường không đủ 1000 mắt mà chỉ có vài trăm tay và cũng có thể nhiều hơn 1000 mắt tùy vào sự sáng tạo của nghệ nhân.

Cùng Đồ Thờ Hưng Vũ tìm hiểu chi tiết ý nghĩa từng bộ phận như sau:

Ý nghĩa phần tay

Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn với hình tượng hai bàn tay chắp lại với nhau và ở giữa xuất hiện ngọn Mani, biểu tượng cho sự viên mãn.

Trên bàn tay của vị Bồ Tát này mang nhiều pháp khí khác nhau, chẳng hạn như búa, kiếm, tràng hoa, vải lụa, gấm vóc, chày kim cang…

Những pháp khí và Người cầm trên tay sẽ mang nhiều ý nghĩa đặc biệt như:

  • Tràng hoa tượng trưng cho tấm lòng từ bi, cao cả và thanh khiết
  • Pháp luân còn được gọi là bánh xe Pháp, biểu tượng cho sự ban phước lành, cứu khổ, cứu nạn khắp muôn nơi.
  • Thiên Ma, Ngũ Ma, Tử Na, phiền Não Ma thuộc cung tên tượng trưng cho sự thẳng thắn, rõ ràng, đánh bại yêu ma.
  • Bình cam lộ là biểu tượng cho nguồn năng lượng nhiệm màu của Phật pháp, giúp tiêu trừ được mọi phiền não và khổ đau trong chúng sinh.

Không chỉ cầm pháp khí mà Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn còn có thêm 42 tay khác, đại diện cho sự chứng đắc, cứu độ chúng sinh thoát khỏi 25 cõi, trải qua thánh vị để đạt giác ngộ.

Với những cánh tay được thiết kế chỉ xuống mang ý nghĩa cho sự vô úy thí.

Tượng phật Thiên Thủ Thiên Nhãn

Phần đầu

Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn với phần đầu gồm 11 bậc giác ngộ và được chia thành 5 tầng, tượng trưng cho ngũ trí của Phật.

  • Tầng trên cùng tượng trưng cho Pháp thân
  • Tầng tiếp theo tượng trưng cho Báo Thân
  • Ba tầng cuối được gọi là hóa thân

Phần mặt

Tượng Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn có tổng cộng 9 khuôn mặt, trong đó có:

  • 3 mặt giữa là biểu tượng cho Đại Viên Cảnh Trí
  • 3 mặt phía bên trái là biểu tượng cho sự Bình Đẳng Tinh Trí
  • 3 mặt phía bên phải là biểu tượng cho thuyết pháp quan sát

Các chất liệu làm tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn phổ biến

Sau đây Đồ Thờ Hưng Vũ sẽ giới thiệu tới các bạn các chất liệu được sử dụng để làm tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn phổ biến hiện nay:

Tượng bằng gỗ

Đa số các sản phẩm như vòng tay, chuỗi tràng hạt, tượng Phật, đồ thờ cúng hay món nội thất hiện nay đều được làm từ vật liệu thông dụng nhất là Gỗ. Đặc biệt, mẫu tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn gỗ là sản phẩm nhận được nhiều sự quan tâm của những người tu hành.

Về cơ bản, gỗ là vật liệu có tính mềm, dễ điêu khắc tạo hình nên được các nghệ nhân tạc thành tượng, chế tác đồ thờ hay làm thành những chuỗi vòng gỗ dễ dàng. \

Tượng phật Thiên Thủ Thiên Nhãn

Tượng bằng đồng

Từ cổ chí kim, đồng là nguyên liệu thiết yếu trong việc tạo ra các sản phẩm đẹp, bền bỉ, đặc biệt là các món đồ thờ bằng đồng hay tượng Phật bằng đồng. Nhờ khả năng nung chảy và tạo khuôn tốt, lại bền bỉ với thời gian, ít bị mài mòn nên được nhiều người ưa chuộng.

Đồng tuy không quý như vàng nhưng vẫn thuộc hàng đắt đỏ, do đó, sản phẩm phẩm đúc từ đồng luôn mang giá cao, được người xưa ưa chuộng. Đặc biệt, những sản phẩm tâm linh như đồ thờ cúng bằng đồng hay tượng Phật Bà Nghìn Mắt Nghìn Tay bằng đồng càng có giá trị hơn nữa, có thể trường tồn qua thời gian mà giá trị không bao giờ giảm đi.

Hơn hết, đồ thờ đồng, tượng đồng cũng là phương tiện giúp bản thân và người khác khởi nên tâm thành kính, trang nghiêm đạo tràng hay trang nghiêm nơi thờ tự, nhờ đó mà tạo ra nhiều phước đức hơn, dễ dàng tiếp nhận lời dạy của Phật.

Tượng bằng chất liệu đá

Từ xưa đến nay, đá là nguyên vật liệu vô cùng quan trọng trong nghệ thuật điêu khắc, đặc biệt là tạc tượng Phật. Tượng Quan Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt bằng đá là sản phẩm được ưa chuộng nhất bởi nét tự nhiên, bền đẹp theo thời gian. Đá thường dùng để tạc tượng Phật là các loại đá tự nhiên nguyên khối, từ bột đá hay những loại đá ngọc… đa số đều được chọn lọc rất kỹ lưỡng.

Về chất lượng sản phẩm, các tượng Phật, đồ thờ bằng bột đá cũng không kém gì so với đá nguyên khối, thậm chí còn có thể khắc phục được nhiều điểm hạn chế về sự bất đồng đều của đá khối.

Tượng làm bằng lưu ly

Lưu ly là loại vật liệu quý từ xưa cho đến nay, bởi sự hiếm có và vẻ đẹp đặc trưng của loại vật liệu này. Loại đá này không trong suốt như pha lê, nhưng lại không kín đặc như các loại đá khác mà mang đặc tính mờ ảo, đặc biệt rất đẹp khi soi dưới ánh sáng mặt trời hay đèn.

Tượng Phật lưu ly hay sản phẩm từ lưu ly đều mang giá trị tương đối cao, do đó, các sản phẩm này mang lại cảm giác linh thiêng, giúp người chiêm bái vô cùng hoan hỉ, bình an.

Tượng bằng gốm sứ

Gốm sứ là vật liệu có chi phí khá rẻ nên việc chế tác tượng Phật cũng không quá khó khăn, vì thế, các sản phẩm tâm linh bằng gốm sứ có thể dễ dàng tiếp cận đến đa số người dùng. Trong đó, tượng Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn bằng sứ là loại vật phẩm tâm linh phổ biến và được nhiều người biết đến hiện nay.

Để sản xuất ra các thành phẩm đồ sứ như tượng Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn, các xưởng đã phải trải qua nhiều công đoạn sản xuất phức tạp và cho ra những sản phẩm chân thật nhất.

Ngày nay, việc thỉnh các pho tượng bằng sứ về nhà để chiêm bái, lễ Phật hay niệm Phật hàng ngày rất tốt, chi phí để thỉnh đều không cao như các chất liệu khác, đồng thời, sản phẩm phong phú đa dạng về mẫu mã nên cũng giúp bạn dễ dàng lựa chọn.

Tượng bằng chất liệu Composite

Nhiều người cho rằng Tượng Quan Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt làm bằng chất liệu nhựa composite thường không bền và chóng hỏng.

Tuy nhiên, hiện nay các xưởng sản xuất hiện nay đều đã áp dụng nhiều công nghệ kỹ thuật vào sản xuất tượng Phật bằng composite, vừa đảm bảo được độ bền, vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm và diện tượng đẹp.

Hơn nữa, chất liệu composite được bổ sung thêm những chất phụ gia nhằm làm tăng độ cứng cho tượng. Nhờ vậy mà các sản phẩm tượng Bồ Tát Nghìn Tay Nghìn Mắt bằng nhựa composite hiện nay luôn đảm bảo tính mỹ thuật và yêu cầu về độ bền của sản phẩm.

Cách thờ tượng phật Thiên Thủ Thiên Nhãn

Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn là vị Phật tượng trưng cho sự bao dung, từ bi, bác ái giúp chúng sinh giác ngộ chân lý, tai qua nạn khỏi mang tới niềm vui, sự lạc quan bình yên trong cuộc sống.

Khi thờ tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn bạn cần:

  • Đặt bàn thờ tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn ở vị trí phù hợp, nếu thờ thêm Phật thì để tượng Phật ở giữa còn nếu không có tượng Phật thì để tượng Quan Âm chính giữa.
  • Bàn thờ nên đặt ở vị trí trang trọng của phòng thờ để phát huy tối đa tác dụng cảm hóa, giúp tâm gia chủ an lạc hơn.
  • Nên để bàn thờ đối diện cửa số để có đủ ánh sáng, sau thương Phật không được có cửa sổ.
  • Tránh đặt bàn thờ ở hướng về cầu thang, phòng ngủ, nhà vệ sinh
  • Ngày tốt để thỉnh tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn là mùng 1, 15, 19/2 âm lịch là ngày vía Đức Quán Âm (ngày đảng sinh), ngày Phật thành đạo 19/6, ngày Phật xuất gia 19/9.
  • Gia chủ nên chuẩn bị bàn thờ trang nghiêm, chu đáo khi rước tượng về là thượng an trên bàn thờ. Không được dừng ghé hay đặt tượng ở chỗ khác trước khi đặt trên bàn thờ.
  • Trước khi thỉnh tượng Phật Bà ngàn mắt ngàn tay thì gia chủ nên làm lễ khai quang điểm nhãn, lễ rước và lễ an vị. Trong suốt thời gian thỉnh tượng nên ăn chay niệm Phật, tụng kinh để bày tỏ sự thành tâm.
  • Ngày 1, 15, 30, ngày vía Phật bạn hãy dâng mâm cơm chay, hoa quả, 3 chén nước sạch còn ngày thường cúng hoa quả là được.
  • Không cúng cỗ mặn, tiền vàng, bùa chú.

Phân biệt tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn và Chuẩn Đề Bồ Tát

Thiên Thủ Thiên Nhãn và Chuẩn Đề Bồ Tát có hình tướng khá giống nhau nên có không ít người bị nhầm lẫn.

Vậy nên Đồ Thờ Hưng Vũ sẽ giúp bạn phân biệt nhanh chóng, chính xác.

Về phần đầu

Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn có khuôn mặt đầy đặn, cân đối, mắt mở 3/4 nhìn xuống, mũi thon thẳng, miệng nhỏ, cổ cao, tóc buộc sau lưng. Ngài đội ngũ được trang trí cầu kỳ, tinh tế.  Phần đầu của Ngài có 11 khuôn mặt, tượng trưng cho 11 quả vị giác ngộ, khuôn mặt trên tôn tượng được sắp xếp theo 5 tầng biểu trưng cho ngũ trí Phật.

Trong khi đó, tượng Phật Mẫu Chuẩn Đề đội mão Hao Quang, trên mão có hóa hiện 5 vị Như Lai, quang tượng tỏa ánh hoàng quang sáng tròn rực lửa. Tôn tượng của Ngài có 3 mắt gồm Tuệ Nhãn, Phật Nhãn và Pháp Nhãn biểu trưng cho ý nghĩa “Ba Đế chẳng dọc chằng ngang, nhất như bình đẳng”. Mỗi con mắt của Ngài đều ánh lên nét nhìn sắc sảo, tựa ánh sáng soi thấu sáu cõi, nhìn khắp mười phương.

Về phần thân

Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn được mô tả với toàn thân sắc trắng, hai cánh tay chính đưa trước ngực tạo ấn Hiệp chưởng, 38 cánh tay bên cầm bảo vật và Pháp khí nhà Phật,…Ngoài cánh tay cầm phát khí thì còn có 42 cánh tay biểu trưng cho 42 thành vị tu chứng cứu độ ở 25 cõi chúng sanh. Những cánh tay ở lớp ngoài cùng đại diện cho hóa thân Phật đi khắp các nẻo đường luân hồi cứu vớt, độ hóa chúng sinh; các cánh tay chỉ xuống tượng trưng cho sự vô úy thí. Trong các chùa chiền thường thờ tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn được đúc với 40 cánh tay lớn và 960 cánh tay nhỏ, trên mỗi cánh tay đều có một con mắt trí tuệ.

Toàn thân Chuẩn Đề Bồ Tát được khắc họa rất nhiều tay, có khi 4 tay, khi 16 tay, 32 tay và thậm chí là 80 tay nhưng cũng có khi là một tay. Hai tay trên của Ngài chắp trước ngực, hai tay dưới bắt Tam Muội Ấn (ấn Đại Định) tư thế Thiền Định. Tay bên phải của Chuẩn Đề Bồ Tát cần các khí vật hung dữ như búa chày, móc câu,…để hàng phục chúng sanh cang cường. Hai tay trái cầm dải lụa, hộp kinh, hoa sen để phát cho chúng sinh để họ tu tập giải thoát sau khi được Ngài thu phục. Bồ Tát Chuẩn Đề ngồi kiết già trên tòa sen, quang thân hào quang tỏa sáng, dưới tòa sen là hai vị Long Vương ủng hộ.

Vị trí đặt tượng Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn

Nếu thờ tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát tại gia, nên đặt bàn thờ Phật Bà ở vị trí chính của phòng khách, đối diện với vị trí ngồi bình thường của chủ nhà.

Bàn thờ Ngài ở vị trí trung tâm của nhà để có thể phát huy tác dụng cảm hóa an lạc. Gia chủ có thể tham khảo ý kiến của pháp sư hay thầy phong thỷ về vị trí tốt. Tránh đặt tượng Phật gần những nơi như phòng ngủ, phòng vệ sinh, gần cầu thang, lối đi lại. Như vậy sẽ thể hiện sự bất kính với các vị Phật, Bồ Tát.

Hoặc, thờ ban Phật trong không gian phòng thờ riêng biệt, không nên thờ chung với ban thờ gia tiên. Sau tượng Phật không nên có cửa sổ. Tượng Phật phải đặt đối diện với cửa sổ có đủ ánh sáng để cho người khách bước vào có thể thấy ngay được.

Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn nên đặt ở phòng vắng lặng, không gian thờ cúng riêng, tránh nơi ra vào nhiều người, ồn ào ảnh hưởng tới sự thanh tịnh nơi Phật.

Như đã nói ở trên, không nên thờ tượng Phật cùng với ban thờ gia tiên. Trừ giả nếu không gian nhỏ thì hãy đặt tượng Phật ở vị trí trung tâm, cao nhất, gia tiên tiền tổ đặt xung quanh. Tuyệt đối không thờ chung Bát hương. Một số gia đình có thờ thêm các tượng phong thủy, ban Thần tài, Thổ Địa thì vị trí của ban thờ Phật Bà cũng là trung tâm và tuyệt đối.

Cách đặt tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn

Có 2 cách để bài trí tượng Phật Bà Nghìn Mắt Nghìn Tay cơ bản và đúng chuẩn:

  • Thứ nhất: Thờ độc tôn, là thờ chỉ 1 vị Phật hoặc 01 vị Bồ Tát, như: Phật Thích Ca, Phật Di Đà, Phật Bà Quan Âm, Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát…
  • Thứ hai: Thờ theo bộ, Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát thường không đi cùng với vị Phật khác, tượng Ngài được đặt chính giữa ban, hai bên có Thiện Tài Đồng Tử và Long Nữ.

Trên ban thờ, bắt buộc phải có Bát hương đặt phía trước tượng Phật. Ngoài ra, các đồ thờ cúng khác như lọ hoa, mâm bồng, hạc thờ và đền thờ cũng cần chuẩn bị.

Ban thờ Phật luôn phải được lau dọn sạch sẽ, thường xuyên lên nhang đèn

Lưu ý khi đặt tượng Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn tại gia

Ngày nay, có nhiều gia đình lựa chọn lập ban thờ tại gia. Việc bố trí bàn thờ tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát rất quan trọng, cần có sự tôn nghiêm và thành kính.

Thờ tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát không kiêng kị bất kể ai. Như lời Đức Phật đã dạy, dù người tốt hay kẻ xấu, nếu một lòng hướng Phật thì đều có thể tu đạo.

Nếu đã lựa chọn thờ phụng Ngài tại gia, không gian thờ và việc thờ cúng cũng có một số lưu ý:

  • Không nên đặt tượng Bồ Tát cùng các tượng phong thủy đạo giáo. Ngày nay, nhiều gia đình rất chuộng phong thủy. Trong nhà bày rất nhiều tượng phong thủy khác nhau như tượng Tam Đa, tượng Quan Công… Những pho tượng này nên bày tại phòng khách hay phòng làm việc, không nên lẫn lộn trong phòng thờ.
  • Tuy rằng không quá kiêng kị nhưng gia chủ hãy để ban thờ Phật quay hướng chính của nhà, không nên hướng về phía nhà tắm hay cửa đi. Như vậy để thể hiện sự thành kính tuyệt đối với Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát.
  • Thường xuyên lau chùi, vệ sinh sạch sẽ tượng Phật Bà, thành tâm thành ý nhang khói tụng kinh niệm phật hàng ngày. Thờ Phật trong nhà không phải để cầu xin những mong muốn phàm tục, mà để được Ngài giác ngộ. Thờ Phật Bà để thành kính dâng lên ngày tu quả, được Ngài chỉ lối không đi vào sai lầm, đánh mất Tâm đạo.
  • Trên ban thờ Bồ Tát, gia chủ nên chuẩn bị bát hương, chén nước, bình hoa, hoa quả sạch sẽ. Khi cúng Ngài Thiên Thủ Thiên Nhãn, không cầm mâm lễ cầu kì, chỉ cầm nhang đèn hoa tươi, thành tâm dâng lên Ngài. Khi khói hương không còn bay và ánh đèn không còn sáng, chúng ta sẽ rơi vào cảm giác như trống vắng, cảm giác mất đi sự che chở. Tuyệt đối không được dùng chung bát hương giữ thờ Phật và thờ Gia tiên.
  • Để hài hòa với không gian và hoàn cảnh bản thân, hãy cân nhắc về chất liệu và kích thước tượng Bồ Tát. Pho tượng không nên có khuyết điểm, không nguyên vẹn. Nếu chẳng may tượng có hỏng hóc, cần sửa lại hoặc thay mới cũng không tùy tiện vứt tượng. Gia chủ có thể mang lên chùa cúng quả.
  • Hãy nhớ, phải khai quang điểm nhãn cho tượng Phật Bà trước khi thờ phụng.

Địa chỉ cung cấp tượng phật Thiên Thủ Thiên Nhãn

Đồ Thờ Hưng Vũ hiện là địa chỉ cung cấp tượng phật Thiên Thủ Thiên Nhãn chất lượng cao hiện nay. Các mẫu mã của chúng tôi đều có đa dạng chủng loại và kích thước cho khách hàng lựa chọn.

Toàn bộ khách hàng tìm đến chúng tôi đều được tư vấn, thiết kế, thi công một cách tốt nhất

Ngoài ra, khi khách hàng lựa chọn Đồ Thờ Hưng Vũ sẽ nhận được:

  • Chính sách bảo hành uy tín .
  • Chất lượng gỗ đúng chủng loại 100%; gỗ đã được qua xử lý chống mối mọt cong vênh
  • Chất lượng sản phẩm: Trong ngoài như nhau
  • Phần sơn son thếp bạc được bảo hành 10 năm
  • Sơn Pu, vesni bảo hành 5 năm
  • Tuổi Thọ: Dùng càng lâu năm càng có giá trị theo đồ cổ
  • Chạm khắc tinh xảo.
  • Thời gian đúng hẹn.
  • Hỗ trợ vận chuyển bán kính 30km.
  • Uy tín làm nên thương hiệu

Trên đây là thông tin về tượng phật Thiên Thủ Thiên Nhãn Đồ Thờ Hưng Vũ đã tổng hợp. Hy vọng qua nội dung trên các bạn sẽ lựa chọn được tượng quan âm thiên thủ bồ tát ưng ý

Nếu còn bất kỳ nhu cầu hay thắc mắc nào hãy liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất nhé!

Thông tin liên hệ

Đồ Thờ Hưng Vũ

Địa chỉ: 36 Xóm Ngã Tư – Xã Sơn Đồng – Huyện Hoài Đức – Tp. Hà Nội

Hotline – Zalo: 0908.867.888

Số điện thoại: 0907.200.988