Hiển thị tất cả 6 kết quả

Mẫu tượng Phật Dược Sư đẹp bằng gỗ sơn son thếp vàng trong thờ cúng hiện đang được Đồ Thờ Hưng Vũ cung cấp hiện nay. Tượng Dược Sư là sản phẩm được nhiều gia chủ thỉnh và thờ cúng tại nhà với mong muốn nương theo trí tuệ, hạnh nguyên của Đức Phật, để trở thành một người thiện lành, không lầm đường lạc lối, mang đến nhiều lợi ích cho xã hội.

Vậy chất liệu phổ biến của mẫu tượng 7 vị Phật Dược Sư đẹp là gì? Lưu ý khi thờ ra sao? Cùng tìm hiểu nhé!

✅ Ý nghĩa ⭐ Trí tuệ, Hạnh Nguyên, thiện lành,…
✅ Chất liệu ⭐ Gỗ, đồng,…
✅ Tên gọi khác ⭐ Đại y vương phật, Dược sư như lai
✅ Nguồn gốc ⭐ Đạo Phật

Tượng Phật Dược Sư là gì?

Phật Dược Sư có tên đầy đủ là Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai và gọi theo tiếng Phạn là Bhaisajya-Guru Vaidurya-Prabharajyah. Ngoài ra, Ngài còn được biết đến với những danh hiệu khác như Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật, Đại Y Vương Phật, Dược Sư Như Lai, Cương Thiện Đạo và Dược Sư Lưu Ly Quang Phật.

Cùng với Nguyệt Quang Biến Chiếu, Nhật Quang Biến Chiếu, Ngài chọn cõi Đông Phương Lưu Ly làm nơi trụ thế để giáo hóa, cứu độ chúng sinh trong cõi Ta Bà với tổng cộng 12 lời nguyện lớn. Ngài mong muốn có thể giúp đỡ con người thoát khỏi bệnh tật, đói khát và hoạn hạn, có một cuộc sống ấm no và tốt đẹp hơn, không còn khổ đau, lầm than và phiền muộn.

Ngài còn được chúng sinh phong là “thầy thuốc chữa bệnh”. Với sự thông suốt và am hiểu về y dược trên thế gian, Ngài giúp con người xóa tan phiền não – mộng tưởng và vượt qua các bệnh gây khổ cho thân – tâm có nguyên nhân đến từ “tham”, “sân” và “si”.

Đó cũng là lí do nhiều người Việt Nam lựa chọn thỉnh và thờ cúng tượng tại nhà. Hoặc lập Đàn Dược Sư và thực hiện những nghi thức theo hướng dẫn của “kinh Dược Sư” vào đầu năm mới và những dịp lễ quan trọng với mục đích là cầu phước cầu thọ, cầu mong tai qua nạn khỏi và cầu cho bản thân cùng các thành viên trong gia đình có sức khỏe tốt, không ốm đau.

Tượng 7 vị Phật Dược Sư

Nguồn gốc tượng Phật Dược Sư

Phật Dược Sư thường được thờ chung với Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật A Di Đà, trong đó Phật Dược SƯ đứng bên trái còn Phật A Di Đà đứng ở bên phải Phật Thích Ca. Hầu hết, mọi người đều biết rằng Phật Dược Sư là Giới chủ của Đông phương giới, nơi có cõi Tịnh Lưu Ly.

Trong “kinh Dược Sư” ghi chép rằng, muốn được Phật Dược Sư cảm ứng, gia trì thì gia chủ phải chân thành và đàn tràng không được làm sai pháp. Ngoài ra, cũng trong cuốn kinh này, Phật Thích Ca Mâu Ni có dạy giữ gìn trai giới, trì chú Dược Sư, làm nhiều việc thiện, kết hợp tụng kinh, bố thí và phóng sanh trong 49 ngày liên tục nếu muốn nương tựa Phật Dược Sư cầu phước cầu tài, cầu bình an và cầu tiêu tai giải hạn.

Trước khi thành Phật, những lời đại nguyện của Phật Dược Sư đều đã viên mãn. Cho nên, người thỉnh và thờ cúng tượng của Ngài trong nhà thường là người có chí tâm quy kính và tin vào Ngài, cuộc sống cũng sẽ như được hiện thực hóa những lời đại nguyện của Ngài.

Việc thờ tượng phải xuất phát từ “TÂM” và không nên chỉ dừng lại ở việc cúng bái, cầu xin. Thay vào đó, hãy học theo những điều tốt đẹp từ Ngài và xem đây như một lời nhắc nhở bản thân ở trong cuộc sống về việc ứng xử tạo tác và đối người tiếp vật, tất cả đều nên tuân theo lời dạy của Ngài, tránh làm việc ác và hãy trở thành một phiên bản hoàn hảo hơn của mình.

Cụ thể, bên cạnh việc thờ cúng, gia chủ nên nỗ lực mang những lời đại nguyện của Ngài ứng dụng trong thực tiễn thì bản thân không cần cầu cũng sẽ có thể gặp được những điều tích cực và tốt đẹp.

Ví dụ như nếu đi trên đường và gặp những người khốn khổ thì có thể giúp đỡ, cho đồ ăn thức uống, giúp họ ấm bụng hoặc no đủ hơn, ứng với lời nguyện của Phật Dược Sư là chúng sinh đói khát sẽ có thể được ăn các món ngon. Điều đó được xem là bố thí, phước phần nhận lại được có thể là cuộc sống đủ đầy, ấm no, sung túc và giàu sang.

Có thể nói, Phật Pháp gắn liền với thực tiễn, hoàn toàn không phải hình thức. Mang những lời dạy ở trong “kinh Dược Sư” ứng dụng trong cuộc sống là cách đàn tràng Phật Dược Sư không thể tốt hơn, bản thân cũng không cần cầu vẫn có thể tự đắc.

Ý nghĩa tượng Phật Dược Sư

Nhiều người vẫn lầm tưởng tượng Phật Dược Sư với tượng Phật Thích Ca Mâu Ni hoặc ngược lại. Trên thực tế, hai tượng này có nhiều điểm khác biệt, chỉ cần quan sát cẩn thận sẽ nhận ra rất dễ dàng.

Tượng Phật Dược Sư thường được chế tác theo tư thế an tọa trên đài sen và khoác 3 tấm y giải thoát hoặc mặc áo choàng hở ngực. Ở phía trước ngực có một chữ Vạn (tiếng Hán) mang ý nghĩa đặc biệt.

Trên tay có thể là một hoặc hai vật phẩm như tháp văn xương, thân cây Myrobalan/Aruna, lọ mật hoa, bình bát chứa đựng thần dược (diệu cam lồ),…. để giúp chúng sinh diệt trừ các tật khổ và bệnh khổ, thoát khỏi hiểm nguy và đau đớn, cắt đứt nguồn cơn sinh bệnh tật (vô minh, hận thù, bám víu), viên mãn các tâm nguyện.

Hiện tại, Phật Dược Sư có tổng cộng 7 tôn tượng. Lí giải về các tôn tượng, có một thuyết cho rằng, mỗi tôn tượng là một đại nguyện của Ngài và Ngài sẽ ứng thân riêng trong từng tôn tượng.

Nhưng một giả thuyết khác lại lý giải đây là những phân thân ứng hiện từ nhất thể Phật Dược Sư với những danh hiệu là Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai, Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Như Lai, Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như Lai, Thiện Danh Xưng Cát Tường Như Lai, Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai, Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai và Pháp Hải Lôi Âm Như Lai.

Tượng 7 vị Phật Dược Sư

Ý nghĩa tượng 7 vị Phật Dược Sư trong tín ngưỡng thờ cúng

Tượng Phật Dược Sư từ góc độ sinh thái học và Phật giáo mà nói, tín ngưỡng Dược Sư bao gồm các phương diện sau:

Sự bảo vệ thân thể tùy bệnh mà cho thuốc

Địa cầu mà con người sinh sống là một môi trường sinh thái rộng lớn do cộng nghiệp của chúng ta tạo thành.

Thân người là một hệ sinh thái nhỏ bé trong hệ thống sinh thái đó. Thân người có muôn vàn bệnh tật, ở ý nghĩa nào đó nó là sự thể hiện của sự mất cân bằng sinh thái trong cơ thể người.

Trong Phật giáo, lý tưởng cứu khổ cứu nạn, giải cứu chúng sanh bao gồm cả việc đối trị bệnh tật trên thân của chúng sanh. Đức Phật thường được xưng là Đại Dược Vương, Đại Y Tôn, như “Phật bổn hạnh tập kinh” có nói:

Nơi này xuất hiện Đại Y Tôn, khéo trị tất cả bệnh của chúng sinh, nếu có người gặp phải khổ sinh lão bệnh tử, thì sẽ chữa trị giúp bình phục.

3 Trong các khổ nạn của chúng sanh mà Phật nói, sinh, lão, bệnh, đều là những đau đớn trên thân. Vì thế giải trừ sự đau đớn trên thân thể chính là bảo vệ môi trường sinh thái trong phạm vi hẹp, cũng là nghĩa lý trong Phật giáo, cũng là ý nghĩa của tín ngưỡng Dược sư.

Về việc giải trừ những bệnh khổ nơi thân, trong kinh Dược Sư có nói rõ.

Tượng 7 vị Phật Dược Sư

Bảo hộ sinh thái bằng cách tịnh hóa và thăng hoa tâm linh

Từ cách nhìn Phật giáo, con người là do ngũ ấm tạo thành, tức có sắc thân mang tính nhục thể, cũng có thọ tưởng hành thức cấu tạo nên tình cảm, ý chí, ý thức.

Sắc thân không điều hòa, bệnh tật theo thân. Còn sự ô trước của tâm linh, mất cân bằng trong tình cảm, tham, sân hoành hành, vô minh chướng đạo, ái dục lôi kéo là những bệnh tật về mặt tinh thần.

Nó là chướng ngại cần được hóa giải. Thân tâm nhất thể, khổ nơi thân tất ảnh hưởng đến tâm linh, đau khổ ở tâm linh cũng khiến thân mang bệnh tật. Vì thế tịnh hóa tâm linh, thăng hoa tinh thần là tiền đề giúp thân tâm cân bằng, là nội dung quan trọng trong việc giữ gìn sinh thái tâm linh.

Phật bổn hạnh tập kinh nói:

Thử xứ kim xuất Đại Dược Vương, đương trị chúng sanh phiền não độc, nhược hữu bi ai tiễn sở xạ, thử tượng kim tất năng bạt trừ (Nay nơi xứ này, xuất hiện Đại Dược Vương sẽ chữa trị độc phiền não của chúng sinh.

Nếu có bị mũi tên buồn thương bắn trúng thì tượng này, nay đều hay nhổ bứt trừ bỏ). 5 Đối trị độc hại phiền não tham, sân, si, bạt trừ tên tham ái, mới có thể bảo vệ được tâm linh.

Cách nhận diện tượng Phật Dược Sư

Sau đây Đồ Thờ Hưng Vũ sẽ hướng dẫn các bạn cách nhận diện tượng Phật Dược Sư đúng nhất:

Tượng 7 vị Phật Dược Sư gồm các vị nào?

Tượng 7 vị phật dược sư bao gồm:

  • Suparikirti-tanamasriraja: Thiện Danh Xưng Cát Tường Vương Như Lai Toàn thân màu vàng
  • Svaragosaraja: Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai Toàn thân màu vàng đỏ
  • Suvarnabhadradravimala: Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai Toàn thân màu vàng nhạt
  • Asokottamasriraja: Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Vương Như Lai Toàn thân sắc hồng
  • Dharmakirtisagara: Pháp Hải Lôi Âm Như Lai Toàn thân sắc vàng
  • Abhiyaraja: Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như Lai Toàn thân sắc đỏ
  • Bhaisajyaguru: Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai Toàn thân màu xanh ngọc lưu ly

Tượng 7 vị Phật Dược Sư

Đặc điểm tượng Phật Dược Sư

Ngày nay, Hình ảnh của Phật Dược Sư thường được thể hiện với hình dạng giống như Đức Phật. Nếu không dựa vào pháp bảo hay tư thế thì rất khó để nhận biết dược Tôn hiệu.

Tượng Phật Dược Sư ở Tịnh Độ tông được mô tả sở hữu làn da màu xanh. Ngài thường được mô tả ở tư thế ngồi, mặc ba áo choàng của một tu sĩ Phật giáo hở ngực, trước ngực thường có chữ Vạn.

Trên tay Đức Phật cầm một lọ mật hoa màu lưu ly và tay phải đặt trên đầu gối phải, cầm thân cây Aruna hoặc Myrobalan giữa ngón tay cái ngón trỏ. Một số kinh Phật ghi chép lại, Đức Phật có một vòng hào quang của ánh sáng màu lưu ly xung quanh người.

Trong các mô tả của Phật giáo Đại thừa, đôi khi Phật Dược Sư còn đang giữ một ngôi chùa, tượng trưng cho mười nghìn vị Phật của ba thời kỳ.

Vị trí đặt tượng Phật Dược Sư

Thông thường, tượng Phật Dược Sư hiếm khi được thờ một mình độc tôn mà sẽ thờ cùng với các vị Phạt, Bồ Tát khác. Trong đó, phổ biến nhất là thờ tượng Tam Thế Phật, thờ Dược Sư Tam Tôn là thờ Thất Phật Dược Sư.

Ta có thể dựa vào vị trí đặt tượng hoặc dựa vào các vị xung quanh để nhận diện tượng Phật Dược Sư.

Tượng Tam thế Phật

Tam thế Phật là: Phật quá khứ, Phật hiện tại và Phật tương lai hoặc Phật ở tam phương)

“Hoành Tam Thế Phật” là biểu thị niềm tin của Phật pháp vô biên. Trong đó gồm có tượng Thích Ca ở vị trí trung tâm, Phật Dược Sư phía Đông ở bên trái, phía Tây còn lại là Phật A Di Đà. Ý nói phía Đông nơi mặt trời mọc, tượng trưng cho sự sinh trưởng, phát triển của vạn vật.

Lấy thế giới Tịnh Lưu Ly ở phương Đông làm biểu tượng cho sinh trưởng, còn phương Tây là hướng mặt trời lặn, tượng trưng cho sự trở về của vạn vật. Ba vị cùng đứng một chỗ, tức bao dung tất cả sự an lành.

Dược Sư Tam Tôn

Bao gồm: Phật Dược Sư, Bồ Tát Nhật Quang Biến Chiếu, Bồ Tát Nguyệt Quang Biến chiếu

Đông Phương Tam Thánh hay còn được gọi là Dược Sư Tam Tôn, là 3 vị Bồ Tát của thế giới Tịnh Thổ Lưu Ly Phương Đông. Thường xuất hiện gồm có giáo chủ Phật Dược Sư, Nhật Quang Bồ Tát và Nguyệt Quang Bồ Tát.

Phật Dược Sư độ hóa chúng sanh hữu tình, nhất là chúng sanh bệnh tật đau khổ, để đạt được lợi ích an lạc. Tại thế giới Tịnh Thổ Lưu Ly Phương Đông có rất nhiều vị Bồ Tát dưới sự lãnh đạo của Nguyệt Quang và Nhật Quang hai vị Bồ Tát. Hai vị Bồ Tát này sẽ theo thứ tự thay thế khi Phật Dược Sư nhập Niết Bàn. Với bộ tượng đồng, thường xung quanh sau lưng tượng sẽ có thêm một lòng ánh ánh hào quang.

Thờ Thất Phật Dược Sư

Đơn giản chỉ cần nhìn vào 7 pho tượng gần như giống nhau, chỉ khác ở ấn thủ, được xếp theo bộ thì đó chính là Thất Phật Dược Sư.

12 nguyện mong lớn của Đức Phật Dược Sư

Tượng Phật Dược Sư thường được thờ cùng với Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật A Di Đà.

Trong kinh Dược Sư Bổn nguyện công đức, Đức giáo chủ Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật đã giới thiệu cho chúng ta thế giới Tịnh Lưu Ly của Phật Dược Sư cùng những công hạnh và nguyên lực rộng lớn của Ngài.

Đó là phương thức tối diệu để chỉ cách cho chúng ta một cảnh giới huy hoàng mà trong đó mọi người sẽ tìm được niềm vui bất diệt.

Sau đây là 12 Nguyện mong lớn nhất của Đức Phật Dược Sư:

  1. Nguyện sau khi thành Phật, tự thân tôi sẽ có ánh sáng rực rỡ, chiếu tỏa khắp vô số thế giới, và tôi sẽ dùng thân tướng trang nghiêm đó hóa độ chúng sinh, khiến cho tất cả đều có được thân tướng trang nghiêm, sáng rỡ như chính thân tôi.
  2. Nguyện sau khi thành Phật, sắc thân tôi trong sáng như ngọc lưu li, uy đức bao la vòi vọi, sáng soi khắp nơi, khiến cho chúng sinh tăm tối nhờ đó mà tỏ ngộ, tùy theo ý chí mà tu tập các nghiệp lành.
  3. Nguyện sau khi thành Phật, tôi sẽ dùng phương tiện trí tuệ rộng lớn để cứu giúp chúng sinh, những gì họ cần thiết đều có đầy đủ, không bị thiếu thốn, đau khổ.
  4. Nguyện sau khi thành Phật, nếu có chúng sinh nào lầm theo con đường bất chính, tôi sẽ hóa độ cho được an trú trong đạo giác ngộ; nếu họ tự mãn với đạo quả tiểu thừa thì tôi sẽ dùng giáo pháp đại thừa để hướng dẫn họ chứng đắc đạo quả đại giác ngộ.
  5. Nguyện sau khi thành Phật, nếu có chúng sinh nào biết tu theo chánh đạo, tôi sẽ hộ trì cho họ gìn giữ được giới hạnh thanh tịnh, đủ cả ba nhóm giới luật đại thừa (tam tụ tịnh giới), không hề phạm lỗi. Nếu trót đã phạm lỗi, nghe đến danh hiệu tôi thì liền được thanh tịnh, không bị đọa lạc vào vòng ác đạo.
  6. Nguyện sau khi thành Phật, nếu có chúng sinh nào thân thể yếu đuối, tàn tật, tâm trí ngu si, ngông cuồng, khi nghe danh hiệu tôi thì thân thể khỏe mạnh, tàn tật được lành lặn, dứt mọi bệnh khổ, phát sinh trí tuệ.
  7. Nguyện sau khi thành Phật, nếu có chúng sinh mắc các chứng bệnh hiểm nghèo, không thầy cứu, không thuốc chữa, không thân nhân chăm sóc, đau khổ mọi bề, khi nghe được danh hiệu tôi thì bệnh tật liền dứt, thân tâm an lạc, và phát tâm tinh tấn tu tập cho đến khi đạt được đạo quả giác ngộ.
  8. Nguyện sau khi thành Phật, nếu có người đàn bà nào chán nản vì cho rằng mang thân đàn bà phải chịu nhiều điều bất hạnh, và muốn chuyển sinh làm thân đàn ông, khi nghe được danh hiệu tôi thì sẽ được chuyển sinh làm thân đàn ông, và cứ như thế mãi cho đến khi đạt được đạo quả giác ngộ.
  9. Nguyện sau khi thành Phật, tôi sẽ độ thoát cho chúng sinh vượt khỏi sự vây bủa của các lưới ma, các sợi dây trói buộc của vọng tưởng tà kiến, và dẫn dắt họ vào chánh kiến, tu tập hạnh nguyện Bồ-tát cho đến khi đạt được đạo quả giác ngộ.
  10. Nguyện sau khi thành Phật, nếu có chúng sinh nào bị xử trị oan ức bởi luật nước bạo tàn, bị tù ngục gông cùm, tra tấn hành hạ, hoặc bị tai nạn nguy hiểm, đạo tặc chém giết v.v…, trăm điều đau khổ, khi nghe được danh hiệu tôi thì liền nhờ uy đức của tôi mà vượt thoát mọi đau khổ.
  11. Nguyện sau khi thành Phật, nếu có chúng sinh nào sa vào cảnh đói khát khốn khổ, và vì miếng ăn mà phải gây ra các hành động tội lỗi xấu xa, khi nghe được danh hiệu tôi và chuyên tâm quán niệm thì tôi sẽ trước đem cho thức ăn ngon, sau đem pháp vị mà hóa độ, khiến cho an trú mãi trong niềm an lạc vô biên.
  12. Nguyện sau khi thành Phật, nếu có chúng sinh nào nghèo túng đến nỗi không có áo mặc, đêm ngày phải chịu rách rưới, lạnh lẽo, trăm điều khổ sở, khi nghe được danh hiệu tôi và chuyên tâm quán niệm thì nhờ uy đức của tôi mà họ sẽ được có áo quần lành lặn đẹp đẽ, với đầy đủ các món trang sức thân thể.

Tượng Phật Dược Sư thường được làm bằng gì?

Các chất liệu tượng Phật Dược Sư được sử dụng phổ biến hiện nay gồm:

1. 7 vị phật dược sư bằng gỗ

Nếu chế tác tượng bằng gỗ, người nghệ nhân đó nhất định phải có đôi bàn tay khéo léo, thao tác tỉ mỉ. Gỗ có đặc tính mềm nên không khó để điêu khắc, nhưng để chọn lựa một khối gỗ ưng ý về cả chất liệu lẫn kích thước không phải là chuyện đơn giản.

Ngoài ra, gỗ tươi có độ ẩm nên trước khi bắt đầu chế tác thì người làm nghề phải thực hiện nhiều công đoạn để làm gỗ đạt độ cứng ổn định cũng như tránh bị ảnh hưởng bởi thời tiết.

Đồ tâm linh làm bằng gỗ ngày nay đã được nâng cấp lên nhờ vào lớp phủ nano, có tác dụng giúp bề mặt gỗ mịn màng cùng độ bền cao hơn.

2. Tượng 7 vị phật dược sư bằng đồng

Những đồ vật làm bằng đồng, lâu nay đều được đánh giá cao bởi độ bền theo thời gian. Đặc biệt, chất liệu này thường được ứng dụng trong việc chế tác các sản phẩm tâm linh như tượng Dược sư Như Lai. Trong chùa, chiền hay những nơi thờ cúng thường ưa chuộng loại tượng được làm bằng chất liệu này.

Xét trên khía cạnh sản xuất thì đồng khá dẻo và dễ tạo khuôn nhằm tăng thêm sự tinh tế trong đường nét và chất lượng của sản phẩm, công nghệ mạ sơn Nano ra đời.

Bên cạnh đó, chi phí để có được 7 tôn tượng của Phật Dược Sư bằng đồng khá cao. Tuy nhiên, đây không phải điều quan trọng trọng biểu pháp giáo dục mà chủ yếu tùy thuộc vào dụng tâm, chân thành và cung kính của mỗi người. Cho nên bạn có thể chọn những loại chất liệu khác nếu điều kiện kinh tế không quá cao.

3. Bằng đá

Đá tạo cho tượng Phật nói chung và Phật Dược Sư nói riêng dáng vẻ tự nhiên, thanh tịnh. Vì thế, vật liệu này thường được chọn để chế tác các loại tượng. Nếu xét về đặc tính, ưu điểm của đá chính là khả năng bất biến khi thời tiết đổi thay và độ bền gần như vĩnh cửu. Thế nên, những pho tượng được chưng ngoài trời thường dùng đá để chế tác.

Đá cứng nên chỉ cần người nghệ nhân không nhập tâm hay không chế tác theo cảm nhận về tướng hảo của Phật sẽ khó lòng mà tạo nên được nét mặt từ bi của Ngài. Vì thế, sự kỳ công, tâm hướng Phật và có sự thấu hiểu Phật pháp là những yếu tố tiên quyết để tạo nên một bức tượng Phật Dược Sư bằng đá sinh động.

Khác với gỗ, đá sẽ khó tìm được khối đá đủ to để tạc thành tượng có kích thước như mong muốn. Từ vấn đề đó, người ta đã sáng tạo ra nguyên liệu bột đá giúp khắc phục các yếu điểm của đá tự nhiên. Ngoài ra, sau khi hoàn thành thì nghệ nhân cũng phủ lên một lớp sơn nano, dát vàng để chi tiết thêm tinh tế.

4. Tượng 7 vị phật dược sư bằng lưu ly

Như một tên gọi khác của Phật Dược Lai là Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai, vậy nên nếu tượng được làm bằng chính vật liệu mang tên lưu ly thì sẽ càng làm gia tăng ý nghĩa. Lưu ly sở hữu vẻ đẹp đáng ngưỡng mộ, vừa thấu sáng vừa huyền ảo. Loại vật liệu này khi có ánh sáng chiếu vào sẽ càng tôn lên vẻ đẹp trang nghiêm phi thường của Phật Dược Sư.

Ngày xưa, lưu lý rất dễ tìm nhưng bây giờ thì loại chất liệu này đã bị khai thác quá mức khiến nó càng trở nên khó thấy. Do đó, những vật phẩm được làm từ lưu ly lại càng trở nên quý báu và có giá trị hơn. Chi phí cho pho tượng lưu ly sẽ cao hơn thông thường do yếu tố quý hiếm và cả tay nghề.

Lưu ly vừa cứng vừa giòn nên đòi hỏi công phu người nghệ nhân phải giỏi, tập trung cao độ vì nếu không sẽ làm hỏng tất cả công sức chế tác.

5. Bằng gốm sứ

Đồ thờ bằng sứ là một phần của văn hóa tại các nước Á Đông, đặc biệt là chế tác tượng Phật. Để tạo nên tượng Phật Dược Sư, các xưởng phải loại bỏ những tạp chất bên trong đất, lựa chọn khối đất phù hợp rồi mới trộn đều nhằm đảm bảo độ dẻo và ẩm.

Tiếp đến, nhờ bàn tay tài hoa của nghệ nhân để tạo hình khuôn. Sau khi nung ở nhiệt độ cao, sản phẩm lại tiếp tục được mang ra vẽ và điều chỉnh.

6. Bằng composite

Nhựa composite dùng để chế tác tượng Phật khác với nhựa thường vì nó có bổ sung thêm hoạt chất giúp tăng độ bền, cứng. Đặc biệt, đối với việc làm Tượng Dược Sư khi được làm từ composite sẽ tạo cảm giác thuần khiết và chất lượng cũng khá ưu việt.

7. Tượng Phật Dược Sư bằng bột đá

Tượng được chế tác khéo léo bằng chất liệu đá nghiền qua bàn tay của các nghệ nhân, cùng với công nghệ phủ nano giúp cho tượng có độ bền đồng đều và vẻ đẹp toàn diện.

8. Tượng Phật Dược Sư bằng xi măng

Đây là chất liệu có độ cứng đáng nể, thích hợp đặt tượng ở mọi không gian và điều kiện thời tiết khác nhau, chi phí sản xuất thấp, khả năng sản xuất tại chỗ là ưu điểm lớn của xi măng.

Thờ cúng tượng Phật Dược Sư

Như đã đề cập, thỉnh và thờ cúng tượng Phật Dược Sư phải xuất phát từ tâm, muốn lĩnh hội trí tuệ từ Ngài, được Ngài soi sáng đi đúng đường đúng hướng, làm nhiều việc thiện giúp đời giúp người. Bên cạnh đó, là cầu mong Ngài phù hộ bản thân và gia đình được bình an, khỏe mạnh, tránh được đau khổ, bệnh tật, mọi việc trong cuộc sống đều được thành toàn.

Tùy nhu cầu, bản mệnh, không gian thờ cúng và một số yếu tố liên quan khác, gia chủ có thể thỉnh tượng được làm từ chất liệu bột đá, đá lưu ly, gỗ, đồng hoặc gốm sứ. Sau đó đưa đến chùa nhờ các sư thực hiện lễ khai quan điểm nhãn. Tiếp đến là rước tượng về nhà làm lễ an vị.

Trong những ngày này, nếu kết hợp ăn chay thanh tịnh và trì tụng chú Dược Sư cùng kinh Phật thì sẽ tăng thêm phước đức và có thể được Ngài cảm ứng, gia trì.

Bàn thờ tượng Phật Dược Sư phải đảm bảo trang nghiêm và sạch sẽ, đều đặn mỗi ngày nên quét dọn, lau chùi xung quanh và rút bớt chân hương, tránh để bụi bẩn bám lên Ngài hoặc những vị trí khác, như vậy là thất lễ. Hoa quả dâng cúng phải là loại tươi, mua mới, chưa qua bảo quản trong tủ lạnh và được đặt trên đĩa/lọ riêng, đến khi đã héo/úa thì hạ xuống và thay mới.

Những dịp đặc biệt như ngày sóc vọng (mùng 1, 14, 15 và 30 âm lịch) nên sắm nhang đèn và hoa quả dâng cúng đến Ngài. Đồng thời, gia chủ cần giữ gìn ngũ giới, hạn chế sát sinh ở nhà và cố gắng để cho thân, khẩu, ý được trong sạch, cũng như chăm chỉ thiền và niệm phật, kết hợp lạy sám hối, tìm lành và tránh xa dữ,… vào tất cả ngày trong năm.

Nếu tôn tượng dơ, bám bụi bẩn có thể “tắm” bằng cách lau từ trên xuống dưới bằng một chiếc khăn mềm, mới và sạch. Tránh pha trộn chung với nước hoa hoặc sức lên trên tượng, điều này là cấm kỵ, bởi mùi nước hoa có thể khiến thế gian bị dính mắc, mê đắm, trói buộc, không thể giữ tâm tịnh, dễ sa ngã, lạc lối, dẫn đến lầm đường lạc bước hoặc không thể tập trung tu tập.

Thông thường, tượng sẽ được thờ độc tôn. Nhưng cũng có không ít gia chủ thờ thành bộ Đông Phương Tam Thánh, Tam Thế Phật hoặc Thất Phật Dược Sư cùng những vị Phật khác hoặc với các tôn tượng khác của Ngài. Điều này không bắt buộc, mà phụ thuộc chủ yếu vào mong muốn của bản thân.

Lưu ý khi thờ tượng 7 vị Phật Dược Sư

Khi thỉnh tượng, gia chủ nên chọn địa chỉ uy tín để đảm bảo chất lượng và nguồn gốc xuất xứ. Đồng thời, kiểm tra cẩn thận từ chi tiết đến tổng thể để đảm bảo tượng nguyên vẹn, không bị trầy xước hoặc hư hỏng trước khi đưa đến chùa khai quang điểm nhãn và an vị tại nhà.

Ngoài ra, gia chủ cần lưu ý thêm một số điều sau:

  • Không thờ nhiều hơn 3 vị Phật và Bồ Tát khác nhau trong nhà. Nếu thờ chung với Phật A Di Đà, Phật Thích Ca thì tượng Phật Thích Ca phải được đặt ở giữa và bên trái là tượng Phật Dược Sư, bên phải là Phật A Di Đà.
  • Bàn thờ nên đặt tại vị trí cao hơn đỉnh đầu của gia chủ và ưu tiên thờ cúng trong không gian riêng. Trường hợp nhà có diện tích không lớn, vẫn có thể đặt chung không gian với bàn thờ tổ tiên, nhưng không được cùng bàn thờ, có thể đặt bên trái hoặc bên phải và cao hơn ít nhất một bậc.
  • Không thờ cúng tượng tại những nơi tăm tối, u ám hoặc không sạch sẽ, trang nghiêm. Chẳng hạn như gần nhà bếp hoặc nhà vệ sinh.
  • Mâm cổ chay, hoa quả và ba chén nước sạch là những lễ vật chuẩn bị để dâng cúng vào những dịp đặc biệt như lễ Phật Đản, ngày vía Đại Y Vương Phật, mùng 1 – 15 – 30 âm lịch.

Địa chỉ cung câp tượng Phật Dược Sư uy tín toàn quốc

Đồ Thờ Hưng Vũ là một xưởng sản xuất tượng Phật Dược Sư đẹp chất lượng và uy tín hiện nay.

Các sản phẩm tượng 7 vị Phật Dược Sư của chúng tôi đem lại cho quý khách luôn đảm bảo chất lượng cao nhất, mẫu mã phong phú, giá cả hợp lý,…

Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp các sản phẩm như:

  • Bàn thờ gia tiê , chung cư, nhà thờ,
  • Sản xuất đồ thờ – tượng phật
  • Hoành phi – câu đối, án gian, sập, ô xa, cửa võng
  • Cuốn thư, ngai, kiệu, ngựa, hạc, chấp kích, bát bửu,…
  • Tạc tượng Phật, Tam bảo, thượng điện, nhà mẫu, phù điêu, truyền thần
  • Tư vấn, thiết kế đình, chùa, nhà thờ, gian thờ tại nhà riêng…
  • Làm mới, tu sửa đồ thờ cúng, tượng phật.
  • Cung cấp sản phẩm tượng phật trưng bày tại cửa hàng.
  • Đồ cung tiến vào đình, chùa, nhà thờ theo yêu cầu.

Trên đây là thông tin về tượng Phật Dược Sư mà Đồ Thờ Hưng Vũ đang cung cấp. Hy vọng qua nội dung trên các bạn sẽ lựa chọn được mẫu tượng thờ 7 vị Phật Dược Sư ưng ý

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất nhé!

Thông tin liên hệ

Đồ Thờ Hưng Vũ

Địa chỉ: 36 Xóm Ngã Tư – Xã Sơn Đồng – Huyện Hoài Đức – Tp. Hà Nội

Hotline – Zalo: 0908.867.888

Số điện thoại: 0907.200.988