Hiển thị 1–12 của 210 kết quả

Phòng thờ đẹp đơn giản hiện là nhu cầu thiết kế của nhiều gia chủ hiện nay. Trên thị trường cũng có rất nhiều mẫu mã sản phẩm như bàn thờ, hoành phi, cửa võng,… giúp việc trang trí phòng thờ trở lên đơn giản và trang nghiêm hơn rất nhiều.

Vậy sau đây Đồ Thờ Hưng Vũ sẽ gửi tới quý khách hàng các mẫu thiết kế phòng thờ hiện đại đơn giản và đẹp mà chúng tôi đang thực hiện cho khách hàng.

✅ Phong cách thiết kế ⭐ Đơn giản, hiện đại
✅ Mẫu thiết kế ⭐ Phòng thờ, nhà thờ họ,…
✅ Hỗ trợ ⭐ Miễn phí tư vấn
✅ Thời gian hoàn thiện ⭐ 3 – 5 ngày tùy thiết kế

Mẫu phòng thờ đẹp

Phòng thờ là gì?

Phòng thờ là một phòng riêng được thiết kế đặc biệt dành cho không gian thờ cúng, dâng tế lễ, nơi thực hiện các nghi thức cúng bái. Phòng thờ là không gian thể hiện sự sùng đạo của các tín đồ hoặc thể hiện sự hiếu thảo, lòng kính mến, nhớ ơn của con cháu đối với ông bà tổ tiên.

Người Việt có một niềm tin rằng phòng thờ chính là nơi để gia tiên ngự đến và phù hộ cho gia đình. Đây như một thế giới tâm linh thu nhỏ trong ngôi nhà, kết nối con người ở thực tại với những điều linh thiêng vô hình nhưng luôn hiện hữu trong tâm trí con người. Nơi đây khởi lên những điều tốt đẹp trong con người về sự tín Đạo, lòng hiếu kính, tưởng nhớ.

Một số gia đình có không gian hạn chế, một tủ thờ hoặc bàn thờ (dạng đứng hoặc treo) sẽ tiết kiệm diện tích hơn. Đây cũng là một nơi thờ cúng trang nghiêm nhưng nó được gọi là khu vực thờ cúng.

Phòng thờ là một không gian riêng biệt của ngôi nhà, chỉ dùng vào mục đích tâm linh, không chia sẻ cùng không gian sinh hoạt. Phòng thờ thường được đặt ở trên lầu hoặc nơi cao nhất của ngôi nhà, nơi tụ sinh khí, yếu tố phong thủy quan trọng của ngôi nhà.

Ở mỗi vùng miền, phòng thờ có các vật dụng và sự bố trí khác nhau. Về cơ bản, một phòng thờ chuẩn mực và đầy đủ gồm có:

  • Bàn thờ
  • Bát hương
  • Đôi đèn, chân đèn, nến
  • Bài vị, hình ảnh người quá cố
  • Đồ cúng cơ bản: hương, hoa, ngai 3 chén, ấm rượu, chén nước
  • Bình hoa
  • Mâm đồng
  • Đỉnh đồng, lư hương
  • Bộ hoành phi, câu đối hai bên
  • Đèn sứ bọc đồng
  • Hạc đồng, hạc thờ đại phát

Trang trí phòng thờ đẹp

Và sẽ có nhiều vật dụng đi kèm tùy vào nhu cầu và mẫu thiết kế phòng thờ đẹp mà khách hàng mong muốn

Ý nghĩa của phòng thờ trong gia đình

Phòng thờ là nơi nhạy cảm, tôn kính và mang ý nghĩa tâm linh, là không gian để gia chủ đặt bàn thờ và dành riêng cho việc cúng bái, tế lễ, nơi để thể hiện sự thành kính tưởng nhớ tới Gia tiên, những người đã khuất trong gia đình hoặc thờ Phật, thờ Chúa.

Chính vì thế phòng thờ là nơi tôn nghiêm nhất trong ngôi nhà. Đối với những căn nhà mặt phố hoặc nhà ống có diện tích nhỏ hẹp, người ta hay thiết kế phòng thờ nhỏ.

Nhiều gia đình còn bài trí bàn thờ chung với không gian phòng khách để tiết kiệm diện tích. Phòng thờ là một yếu tố vô cùng quan trọng trong phong thủy để gia chủ hưởng tài lộc từ Gia tiên, gia đình hạnh phúc, sức khỏe dồi dào và  được phù trợ trong công việc làm ăn.

Ngoài ra, việc thiết kế phòng thờ đẹp trong gia đình còn mang ý nghĩa như:

  • “Uống nước nhớ nguồn”: Qua nhiều đời, phòng thờ trở thành cầu nối giúp con cháu kính nhớ, biết ơn ông bà tổ tiên, thể hiện lòng hiếu thuận, lễ nghĩa với gia tiên.
  • Nơi kết nối tâm linh của người còn sống với người thân đã mất: Các thành viên trong gia đình cầu nguyên với tổ tiên ông bà, cầu mong được phù trợ sức khỏe, may mắn, soi đường dẫn lối để làm việc đúng đắn.
  • Nơi gắn kết các thành viên gia đình và họ hàng thân quyến: Dù đi đâu xa, ngày lễ giỗ, chạp hay Tết, con cháu trong dòng tộc lại trở về phòng thờ thắp nén hương, cùng nhau tưởng nhớ người đã khuất.
  • Phòng thờ còn thờ các Chư Phật, là nơi các tín đồ Phật giáo đọc kinh, cầu nguyện, phát tâm, hồi hướng… cầu mong điều phước lành và giải những nghiệp chướng đời này hay các đời trong vô lượng kiếp.
  • Phòng thờ là nơi phong thủy nhất trong nhà, tập hợp các sinh khí vượng khí, triển nở những năng lượng tốt lành và mang đến một cuộc sống an bình, thịnh vượng cho gia đình.

Trang trí phòng thờ đẹp

Ý nghĩa các vật dụng trong thiết kế phòng thờ

Ngoài công dụng để trang trí phòng thờ, nhưng vật dụng cần thiết khi thiết kế còn mang những ý nghĩa to lớn về đời sống tâm linh.

Bàn thờ

Trong mỗi gia đình không thể thiếu việc thờ cúng gia tiên. Bàn thờ nơi linh thiêng nhất trong mỗi gia đình thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên, là một không gian quan trọng có ý nghĩa rất lớn trong đời sống tinh thần của con người.

Thông thường người ta chia bàn thờ làm ba lớp như:

  • Lớp ngoài là bộ phận phản để mọi người đến làm lễ, không đặt phản thì để trống nền nhà, khi cần thì có thể thiết kế bầy thên bàn ghế, hay trải chiếu.
  • Lớp thứ hai là hương án, trên đặt bộ tam sự hay ngũ sự
  • Lớp thứ ba trong cùng mới thực sự là bàn thờ người đã khuất, trên để khám sơn son, bài vị, hộp hay ống đựng gia phả, khay đựng vật cúng, đài rượu và có thể có ảnh chân dung người quá cố.

Trang trí phòng thờ đẹp

Bát hương

Bát hương làm bằng nhiều chất liệu khác nhau nhưng tốt nhất vẫn là làm bằng kim lại: đồng, vàng, bạc. Khi bốc bát hương mới phải hết sức cẩn thận, nhất tâm nhất niệm, trong lòng thư thái, không được có những ý nghĩ vẩn đục.

Trong bát hương có cát trắng khô sạch, vàng bạc, đá ngũ sắc, ghi rõ tổ họ. Vào ngày 23 tháng chạp sau khi đưa ông Táo thì gỡ các chân hương đem ra sân đốt thả ra sông, sau đó dọn dẹp vệ sinh lại tủ thờ, nhớ không được mang nước ra rửa, vì bàn thờ mệnh Hỏa, Hỏa khắc Thủy, đến trưa ngày 30 tháng chạp mới cúng rước ông bà và bắt đầu cắm hương lại.

Điều cần lưu tâm là nếu bầy biện Thất sự thì ngọn đèn Thái cực phải luôn để sáng, không để tắt và đừng bao giờ lấy chân hương để xỉa răng, ngoáy tai như thế sẽ có tội với tổ tiên. Khi bát hương tự hóa cũng đừng vội vàng đổ nước vào, mà phải từ từ chuyển những vật dụng dễ cháy ra, lấy một tấm gỗ dầy che ở trên, cho lửa khỏi làm bẩn trần nhà. Khi bát hương cháy hết thì chuyển về vị trí như cũ.

Bát hương cháy có hai loại: hóa dương (tốc độ cháy nhanh). Hóa âm (cháy từ từ) tùy theo mức độ cháy để dự báo cát hung. Nếu bát hương cháy bị hỏng, cháy lan ra bàn thờ thì tùy theo tình hình kinh tế của gia chủ mà thay bàn thờ và bát hương mới.

Những người đi đâu xa hoặc công tác về đều thắp hương để thông báo cho tổ tiên biết, đó cũng là nét hiếu thuận trong nếp sống cửa người Việt.

Thiết kế phòng thờ đẹp

Hoành phi câu đối

Thường được thiết kế treo ở trên cao trong cùng, hoành phi thường được sơn son thếp vàng hay chữ khảm xà cừ. Có nhiều gia đình cầu kỳ làm bức hoành phi theo hình thức cuốn thư rất đẹp.

Ý nghĩa của đại tự viết trên hoành phi thường mang nội dung ca tụng công đức của tổ tiên hoặc tỏ lòng kính trọng của con cháu đối với tổ tiên như

Hoành phi theo nghĩa là một tấm bằng nằm ngang là một bức thư họa nghĩa là bức tranh được vẽ bằng chữ

Câu đối là một trong những loại hình văn hóa rất phổ biến ở nước ta khi được in, khắc trên giấy hay các vật liệu khác nó trở thành một sản phẩm văn hóa thú vị và khi đặt trong đình, đền, nhà thờ họ, nhà ở,… lại có ý nghĩa tâm linh lớn.

Câu đối gọi là Doanh thiếp 楹帖, Doanh liên 楹聯, đối liên 對聯 (một cặp câu đối xứng)

Thông thường phần hoành phi câu đối thường được sử dụng bằng gỗ sơn son, thiếp vàng, chữ trên câu hoành phi và câu đối màu đen, đỏ, vàng tùy vào cách phối màu của nghệ nhân.

Người ta cũng có thể thay hoanh phi bằng các cuốn thư với các đường nét chạm khắc tinh xảo hoặc bằng đồng đúc sẵn với ý nghĩa tương tự như hoành phi. Lựa chọn một bức hoành phi, câu đối mang ý nghĩa cho nhà thờ họ là một điều không đơn giản

Mẫu hoành phi câu đối gỗ mít, gỗ gụ, gỗ hương đẹp bằng chữ Hán, chữ Nôm thường dùng thờ gia tiên, nhà thờ họ

Câu đối nằm tại hai cột phía trước bàn thờ hoặc trên tường nhà có treo mỗi bên một câu đối. Nhà khá giả thường viết câu đối sơn son thếp vàng hay sơn đen khảm xà cừ. Còn nhà nghèo thường viết câu đối trên giấy hồng.

Nhìn chung thì các bức hoành phi hay câu đối đều được viết bằng chữ Hán. Nhưng có gia đình viết cả câu đối và hoành phi bằng chữ Nôm. Cũng như hoành phi, nội dung câu đối thường ca tụng công đức của tổ tiên,

Thiết kế phòng thờ đẹp

Cửa võng – Chiều châu

Trong một không gian nội thất phòng thờ   ở nhà riêng hoặc các không gian thớ cúng trong nhà thờ họ, đình, đền, chùa…, ngoài các bức hoành phi, đại tự, câu đối… thì các bạn dễ dàng bắt gặp một đồ vật trang trí phòng thờ phổ biến nữa mang tên cửa võng.

Cửa võng là một phần trang trí cho không gian thờ phụng trở nên trang nghiêm và cổ kính hơn. Cửa võng có thể ứng dụng cho nhiều không gian thờ cúng khác nhau.

Cửa võng là một sản phẩm nội thất trang trí không gian phòng thờ có hình dáng chữ M như một bức rèm bằng gỗ, được treo ngay ở trước gian thờ chính giữa, dưới bức đại tự, nối liền câu đối, ngăn cách ban thờ với không gian bên ngoài.

Cửa võng được thiết kế với những hoa văn cổ đối xứng, chạm khắc tứ linh, được sơn son thếp vàng… tạo sự uy nghi, trang nghiêm cho không gian thờ cúng. Cửa võng thường được lắp đặt ở các không gian thờ cao và diện tích tương đối rộng rãi như ở các không gian nhà thờ họ, đình, đền, chùa, miếu, phủ… Dễ gặp nhất là trong những công trình thờ anh hùng dân tộc, thần linh, bà chúa, ông hoàng

Về chất liệu, cửa võng nhà thờ họ thường được làm từ các chất liệu gỗ tự nhiên chất lượng tốt như gỗ mít, gỗ vàng tâm, gỗ dổi, gỗ gụ… Kích thước lớn hay nhỏ tùy thuộc không gian thờ cúng, giá cả đắt hay rẻ cũng tùy thuộc vào kích thước, mẫu mã và chất liệu gỗ sử dụng.

Cửa võng nhà thờ họ thường sử dụng chất liệu sơn ta hoặc sơn PU và được sơn son thếp vàng hoặc thếp bạc phủ hoàng kim bên trên để tăng độ bền cho cửa võng. Cửa võng được làm theo lối chạm thủng và được thiết kế, đục chạm với nhiều mẫu mã phong phú như tứ linh hóa, tứ linh cài chiện, cửu long trân châu, tứ linh, mai điểu, hồng trĩ, thiều châu

Trong gian thờ chính của nhà thờ họ, thông thường cửa võng sẽ được treo đi kèm với hoành phi, câu đối hoặc cuốn thư câu đối.

Cửa võng có nhiều loại kích cỡ khác nhau, được làm từ các chất liệu gỗ khác nhau, được chạm khắc hình rồng, phượng, tứ linh, hoa văn đối xứng… Dưới đây là một số mẫu cửa võng đẹp, mời các bạn cùng tham khảo!

Thiết kế phòng thờ đẹp

Ngai thờ

Trong phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt, có nhiều người vẫn còn thắc mắc hay chưa rõ về ý nghĩa của ngai thờ trên bàn thờ gia tiên.

Người Việt Nam từ xưa tới nay có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vì thế dòng họ nào, gia đình nào cũng có không gian riêng để thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Trước không gian thờ cúng linh thiêng ấy, Ngai, ỷ thờ thường là nơi tượng trưng an vị các thần nhân, Thánh Nhân ở Đình Đền , Miếu Mạo.

Còn trong dòng họ thì là vị trí an vị Thủy Tổ đại tôn, với các nhà thờ Chi, các Cành, Nhánh thì an vị cụ tổ của nhà thờ đó, hay tiên tổ xa xưa cội nguồn của gia tộc dòng họ và gia đình.

Ngai, ỷ thờ được chạm khắc hoa văn phù hợp với từng vị thế sắc phong , chức tước hay gia cảnh của từng nơi và từng văn hóa .

Di ảnh thờ

Di ảnh thờ của người đã mất được đặt trong khung. Ngoài ra, nếu thờ Thần Phật thì có tượng thờ, được đúc bằng đồng hoặc bằng đá…

Lọ lộc bình sứ

Lọ lộc bình sứ được dùng để cắm hoa và đặt ở bên trái. Có thể đặt bình đối xứng hai bên để cắm hoa và cắm cành lộc. Hoa cắm trong lọ lộc bình sứ là hoa tươi, hoa sen hay hoa giả.

Mâm bồng

Mâm bồng dùng để đặt 5 loại quả dâng cúng. Trên bàn thờ có 3 mâm bồng:

  • Mâm bồng ở giữa đặt hoa quả theo phong tục từng vùng miền
  • Một mâm bồng đựng tiền vàng; một mâm bồng còn lại đựng bánh kẹo

Đèn dầu – chân nến

Đèn dầu và chân nến trên bàn thờ có ý nghĩa sâu sắc, mong gia tiên về sum họp và phù hộ cho gia đình. Ngoai ra, đèn dầu còn có ý nghĩa “quang minh” soi sáng và chuyển hóa hận thù tan biến.

Khi thắp hương nên thắp đèn dầu, nến. Có thể tắt đèn hoặc nến đi khi hương đã tàn hết.

Thiết kế phòng thờ đẹp

Đỉnh đồng – lư hương

Đỉnh đồng hay còn gọi là lư hương đồng là vật phẩm trên bàn thờ dùng để đốt nhang hoặc đốt trầm hương tế khí, linh khí. Đỉnh đồng (lư hương) được làm từ chất liệu đồng, đánh bóng loáng gồm 5 bộ phận: Nắp đỉnh, thân đỉnh, chân đỉnh, đế đỉnh, tai mây.

Khi đốt trầm trong lư hương đồng mang lại sự ấm áp không gian thờ cúng, đồng thời thể hiện hiếu kính của con cháu với ông bà tổ tiên, cầu mong sự phù trợ, may mắn cho gia đình.

Hạc thờ

Đôi hạc thờ bằng đồng ngậm hoa và cưỡi trên mu rùa là vật phẩm đặt trong gian thờ có nhiều ý nghĩa tốt lành như cao quý, trường thọ, âm dương – nhật nguyệt giúp cân bằng vượng khí. Hạc ngậm hoa với ý nghĩa giác ngộ, ánh sáng, hạc ngậm ngọc có ý nghĩa về đạo pháp.

Bình hoa

Lọ hoa/ Bình hoa thờ là vật phẩm không thể thiếu, được đặt trên bàn thờ dùng để dâng hoa thờ cúng hằng ngày hoặc vào các dịp lễ, rằm…

Mẫu phòng thờ đẹp

Các mẫu thiết kế phòng thờ đẹp đơn giản hiện đại

Gia chủ có thể thiết kế nội thất phòng thờ theo phong cách hiện đại hoặc cổ điển, tùy theo phong cách thiết kế Nhà ở của mình.

Mỗi phong cách nội thất phòng thờ đều mang trong mình nét đẹp riêng, phong cách hiện đại, thường sử dụng gam màu sáng, màu vàng, toát lên vẻ thanh thoát, rộng rãi, đơn giản nhưng vẫn giữ được vẻ trang nghiêm, thành kính.

Phong cách thiết kế phòng thờ cổ điển được trang trí chủ yếu là màu nâu đậm, thiết kế bàn thờ nhiều hoa văn đẹp mang lại vẻ đồ sộ, tôn nghiêm.

Mẫu phòng thờ có thể thiết kế các loại hình dưới đây:

Mẫu phòng thờ đẹp 01
Mẫu phòng thờ đẹp 01
Mẫu phòng thờ đẹp
Mẫu phòng thờ đẹp 02
Mẫu phòng thờ đẹp
Mẫu phòng thờ đẹp 03
Mẫu phòng thờ đẹp
Mẫu phòng thờ đẹp 04
Mẫu phòng thờ đẹp
Mẫu phòng thờ đẹp 05
Mẫu phòng thờ đẹp
Mẫu phòng thờ đẹp 06
Mẫu phòng thờ đẹp
Mẫu phòng thờ đẹp 07
Mẫu phòng thờ đẹp
Mẫu phòng thờ đẹp 08
Mẫu phòng thờ đẹp
Mẫu phòng thờ đẹp 09
Mẫu phòng thờ đẹp
Mẫu phòng thờ đẹp 10
Mẫu phòng thờ đẹp
Mẫu phòng thờ đẹp 11
Mẫu phòng thờ đẹp
Mẫu phòng thờ đẹp 12
Mẫu phòng thờ đẹp
Mẫu phòng thờ đẹp 13
Mẫu phòng thờ đẹp
Mẫu phòng thờ đẹp 14
Mẫu phòng thờ đẹp
Mẫu phòng thờ đẹp 15
Mẫu phòng thờ đẹp
Mẫu phòng thờ đẹp 16
Mẫu phòng thờ đẹp
Mẫu phòng thờ đẹp 17
Mẫu phòng thờ đẹp
Mẫu phòng thờ đẹp 18
Mẫu phòng thờ đẹp
Mẫu phòng thờ đẹp 19
Mẫu phòng thờ đẹp
Mẫu phòng thờ đẹp 20
Mẫu phòng thờ đẹp
Mẫu phòng thờ đẹp 21
Mẫu phòng thờ đẹp
Mẫu phòng thờ đẹp 22
Mẫu phòng thờ đẹp
Mẫu phòng thờ đẹp 23
Mẫu phòng thờ đẹp
Mẫu phòng thờ đẹp 24
Mẫu phòng thờ đẹp
Mẫu phòng thờ đẹp 25
Mẫu phòng thờ đẹp
Mẫu phòng thờ đẹp 26
Mẫu phòng thờ đẹp
Mẫu phòng thờ đẹp 27

Thiết kế phòng thờ đẹp cần tránh gì?

Phong thủy phòng thờ rất quan trọng vì chúng ảnh hưởng đến sự cân bằng và luân chuyển sinh khí trong gia đình.

Ngoài ra, thiết kế phòng thờ phạm những điều kiêng kỵ sẽ “phạm tâm linh” Thần Phật và các vị gia tiên đã khuất.

Khi xây dựng phòng thờ, cần tránh:

  • Không thiết kế phòng thờ nằm vào các vị trí cung xấu Tuyệt Mệnh, Ngũ Quỷ, Họa Hại, Lục Sát
  • Phòng thờ không được đặt đối diện nhà bếp, nhà vệ sinh, không được xây phòng thờ trên nền đất mà trước đây là nhà bếp, nhà vệ sinh. Những nơi này đất không tốt, không sạch dễ phạm xú khí nặng.
  • Phía sau phòng thờ không được có nhà vệ sinh hay nhà tắm, nơi này có âm khí và xú khí nên phạm phong thủy. Gia chủ dễ gặp ác mộng, trúng phong, gặp các bệnh về lưng.
  • Phía sau phòng thờ không được có cầu thang hoặc thang máy, gia chủ dễ hao tài hay gặp nạn về lưng.
  • Phòng thờ, đặc biệt trên bàn thờ không đặt cây cảnh, hoa giả.
  • Kiêng kỵ thiết kệ phòng thờ không có chỗ tựa lưng hay bàn thờ treo trên không mà không có tựa lưng. Việc này dễ khiến gia đạo bất an, tài vận lên xuống.
  • Không thiết kế phòng thờ có đường đi đâm thẳng vào sẽ gây tổn hại tài vận hay những tai nạn ngoài ý muốn.
  • Không thiết kế phòng thờ ngược hướng với hướng nhà dễ làm cho các thành viên trong gia đình bất hòa, hay bệnh. Nếu đặt phòng thờ quay sang trái hay quay sang phải làm tâm không tịnh, dễ phiền muộn.
  • Không đặt phòng thờ dưới cầu thang làm hạn chế sự phát triển. Không đặt phòng thờ đối diện cầu thang sẽ dễ gặp tai nạn đổ máu, động đến dao kéo.
  • Phía trên phòng thờ không được có xà nhà, sẽ khiến cho thành viên gia đình dễ bị đau đầu, cuộc sống bị đè nén, vất vả.
  • Không đặt cửa phòng thờ đối diện với cửa chính nhà, cửa sau hay bất cứ cửa nào trong nhà. Vì phòng thờ là nơi trang nghiêm, cần yên tĩnh.
  • Không thiết kế phòng thờ ở nơi bị ánh sáng chiếu vào trực tiếp hay đón gió quá mạnh mẽ. Gió to có thể khiến chệch vị trí các vật phẩm bàn thờ là một điều kiêng kỵ. Ngoài ra còn hàm ý là cuộc sống vất vả, sóng to gió lớn phải đương đầu.
  • Không thiết kế phòng ngủ ngay sau phòng thờ dễ gây bất hòa trong cuộc sống, quan hệ tình cảm vợ chồng.
  • Không làm phòng thờ bằng kính, hay có cửa kính, tường kính. Đây là vật liệu có nhiều xạ khí.
  • Không dùng bàn thờ làm từ gỗ đã qua sử dụng.
  • Không dùng thiết bị có từ trường trong phòng thờ dễ nhiều loạn và làm sóng âm không tụ lại được.
  • Không để đồ đạc sinh hoạt dưới tủ thờ, bàn thờ đặc biệt là đồ điện hay đồ bể.
  • Không để đồ đạc bừa bãi, các vật ô uế hay thùng rác trong phòng thờ sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và tiền đồ của gia đình.

Mẫu phòng thờ đẹp

Nguyên tắc khi thiết kế và trang trí phòng thờ

Thiết kế phòng thờ phong thủy để đón an vui, thịnh vượng cũng như khởi lên chiếc cầu nối thực sự của thế giới tâm linh, cần những nguyên tắc quan trọng:

Vị trí của phòng thờ trong nhà

Với những ngôi nhà có diện tích và thiết kế khác nhau, có những nguyên tắc xây phòng thờ giúp tránh những đại kỵ và phù hợp về phong thủy.

  • Phòng thờ phải đặt tại vị trí tốt nhất trong nhà, hợp với mệnh của gia chủ, vị trí phải là “Tọa cát hướng cát”
  • Hoặc bố trí một phòng thờ riêng thể hiện sự thành kính
  • Tránh đặt cạnh cửa sổ, người ngoài có thể nhìn thấy
  • Tránh đặt cạnh cửa có luồng gió mạnh có thể động hương, tắt hương hoặc rơi hương gây cháy, hỏa hoạn
  • Đối với nhà phố có nhiều tầng: phòng thờ được đặt trên tầng cao nhất của ngôi nhà
  • Đối với căn hộ, chung cư: Thiết kế phòng thờ hiện đại riêng hoặc thiết kế gian thờ kín đáo tạo thành một phòng thờ nhỏ riêng biệt nhưng chia sẻ chung với không gian khách
  • Đối với nhà ở quê là nhà ba gian hay nhà ống, gian thờ được đặt chính giữa nhà, thường có thêm tấm rèm để che lại, tránh người ngoài nhìn trực diện bàn thờ khi đi vào.

Hướng của bàn thờ

  • Bàn thờ cần dựa lưng vào tường một cách vững chãi, tránh gá tạm bợ vào tường, vào kính hay cửa sổ
  • Bàn thờ chung cư nên đặt tại vị trí trung tâm, tức là khoảng giữa mặt bằng căn hộ, không thuộc hẳn phòng nào.
  • Bàn thờ nhà phố, nhà ống có thể đặt tại tầng 1 hoặc riêng tầng trên
  • Vị trí đặt bàn thờ không quá cao dễ cho việc thờ cúng, không nên đặt thấp quá tránh tình trạng tùy tiện thiếu nghiêm túc
  • Bàn thờ là trung tâm thờ cúng của phòng thờ. Ngoài hướng của phòng thờ, hướng bàn thờ cũng là một yếu tố cốt lõi.
  • Vị trí bàn thờ: Không đặt bàn thờ xung với cửa, cạnh lối đi và hướng trực tiếp ra cửa hay ở nơi quá lộ liễu. Điều này dễ làm thất thoát sinh khí ra ngoài. Nếu nhà có diện tích nhỏ và buộc phải đặt bàn thờ ở nơi hướng ra cửa chính, cần có một tấm màn (rèm) che lại.

Mẫu phòng thờ đẹp

Kích thước của bàn thờ

Khi đặt làm bàn thờ Phật hay bàn thờ gia tiên, cần chú ý phải chọn đúng kích thước Lỗ Ban, tương ứng với các cung tốt và tránh những cung xấu.

Sạch sẽ và thông thoáng

Phòng thờ nói chung và bàn thờ nói riêng phải sạch sẽ, thông thoáng. Bàn thờ đặt ở chiều cao vừa phải, không quá cao (gây bất tiện khi thờ cúng) hoặc quá thấp (tạo cảm giác thiếu trang nghiêm.

Thêm mảng xanh cho phòng thờ

Ngoài hoa tươi, cành lộc ở lộc bình sứ hay đôi hạc và hoa cúng trên bàn thờ, có thể thêm một ít cây xanh để tăng sự thanh mát cho không gian.

Nên chọn những loại cây ý nghĩa phong thủy như cây phát lộc, cây kim tiền…để thu hút tài lộc cho gia đình. Có thể thiết kế không gian sơn thủy gần khu vực thờ tự vừa tăng tính trang nghiêm vừa tốt về phong thủy.

Ánh sáng

Hệ thống chiếu sáng của phòng thờ phải đáp ứng các nguyên tắc: Tạo cảm giác trang nghiêm, ấm cúng, tĩnh lặng nhưng không lạnh lẽo.

Treo đèn nhỏ, vừa đủ chiếu sáng cho phòng thờ, không chiếu trực tiếp lên bàn thờ hay khu vực người ngồi thờ cúng. Màu đèn trầm, ấm và hài hòa với màu tường của phòng thờ.

Mẫu phòng thờ đẹp

Cách trang trí phòng thờ đẹp tại nhà

Do điều kiện hoàn cảnh nên không phải gia đình nào cũng có thể bố trí một phòng thờ riêng biệt. Đa phần, người dân thường chỉ có bàn thờ gắn lên vách tường, đôi khi còn sử dụng nóc tủ làm bàn thờ.

Đối với những gia đình có điều kiện vật chất, nhà cửa rộng rãi nên bố trí phòng thờ riêng biệt và có diện tích tương xứng với toàn bộ quy mô căn nhà. Nếu nhà chỉ có một tầng trệt nên bố trí phòng thờ phía sau, nếu nhà cao tầng, nên bố trí phòng thờ ở tầng trên cùng.

Kiêng kỵ có gương đối diện bàn thờ, vì gương tạo ra các hung khí bay đến bàn thờ. Không nên đặt cạnh tường bếp đun, đặt ở ban công,… hoặc nằm cạnh, nằm dưới, dựa lưng vào nhà vệ sinh, kê giường ngủ cạnh hoặc đối diện bàn thờ,… vì nó sẽ làm phong thủy trở nên suy yếu, gây tác động không tốt.

Hơn nữa, không được đặt bàn thờ ở phía dưới cầu thang hoặc những vị trí khuất lấp tối tăm vì nó sẽ gây áp lực lên các thành viên trong gia đình, khiến sức khỏe suy giảm, thường xuyên đau đầu.

Để bàn thờ được bố trí thật trang nghiêm, cần lưu ý:

  • Đặt bàn thờ hợp với mệnh của gia chủ:
  • Mệnh Đông tứ trạch: bàn thờ hướng vào một trong 4 hướng Khảm (Bắc), Tốn (Đông Nam), Chấn (Đông), Ly (Nam).
  • Mệnh Tây tứ trạch: bàn thờ hướng vào một trong 4 hướng Đoài (Tây), Càn (Tây Bắc), Cấn (Đông Bắc), Khôn (Tây Nam).
  • Khoảng cách giữa bàn thờ và trần nhà không được quá gần, tránh khói hương làm ám vàng trần nhà mất thẩm mỹ.
  • Bàn thờ luôn phải đặt cao hơn đầu người. Vì khi cầu khấn mà phải cúi xuống sẽ gây mất tôn nghiêm.
  • Màu sắc của bàn thờ phải hài hòa với tổng thể phòng thờ. Không gian thờ cúng chủ yếu là gỗ (gỗ hương, gỗ gụ, gỗ mít, gỗ sồi…). Khi lựa chọn và bố trí bàn thờ, cần chú ý đến màu sắc của các chất liệu gỗ phải tương đồng, để tạo sự hài hòa, sang trọng và trang nghiêm cho không gian.
  • Sử dụng ánh sáng vàng cho khu vực bàn thờ tạo sự ấm cúng. Không dùng các dây đèn nhấp nháy hoặc đèn ánh đỏ tạo cảm giác rườm rà, nhức mắt, ủy mị.
  • Trên bàn thờ, phần biệt tầng, cấp từ cao đến thấp, phần biệt thờ Chư Phật, thờ gia tiên, thờ cô tổ… Không nên thờ quá nhiều, tạo cảm giác thiếu trang nghiêm và lộn xộn.
  • Vật phẩm trên bàn thờ như bát hương, ngai chén thờ, mâm bồng, bình hoa… cần đặt đúng nơi đúng chỗ, không nên xê dịch hay để ngược bên.

Trang trí phòng thờ

Cách lựa chọn và trang trí phòng thờ đẹp đơn giản

Không gian thờ cần đơn giản, thẩm mỹ, hiện đại. Một số gia đình lựa chọn không gian thờ cúng có phần theo nghệ thuật đương đại.

Dù là theo thiết kế nào, phòng thờ đẹp cần toát lên vẻ trang nghiêm và tĩnh lặng nhưng cũng không được tạo cảm giác u tịch.

Để lựa chọn nội thất phòng thờ đẹp và phù hợp:

Chất liệu thủ thờ và bàn thờ

Từ xưa đến nay, gỗ là chất liệu được dùng để làm bàn thờ và tủ thờ mang lại sự mộc mạc giản dị và trang nghiêm cho không gian thờ. Có nhiều loại gỗ từ trung bình đến gỗ quý với màu sắc, vân gỗ và giá trị khác nhau.

Nên lựa chọn tủ thờ, bàn thờ và các vật phẩm liên quan như câu liễn, câu đối… cùng chất liệu gỗ. Nếu không cùng chất liệu, có thể sử dụng gỗ có màu sắc tương tự nhau. Việc này giúp không gian được hài hòa, sang trọng hơn.

Họa tiết hoa văn cần đơn giản và có ý nghĩa, tránh họa tiết rườm rà sẽ bất tiện khi lau dọn.

Chất liệu vật phẩm bàn thờ

Ngoài bàn thờ, các vật phẩm liên quan như lộc bình, lư đồng, ngai chén, mâm bồng, hạc thờ… có thể chọn chất liệu bằng đồng, sứ hoặc gỗ. Đây là những chất liệu bền, đẹp và mang giá trị thẩm mỹ cao.

Tông màu của phòng thờ

Phòng thờ có tông màu trầm, ấm, màu gỗ nâu đậm hoặc nâu đỏ tạo sự sang trọng, quyền quý. Màu vàng sáng (màu gỗ mít) cũng được ưa chuộng vì đây là được xem là màu của Phật.

Trang trí phòng thờ đẹp

Trang trí

Nội thất trang trí trong phòng thờ là tranh, thư pháp…bàn ngồi, đệm ngồi, rèm che… cần theo nguyên tắc đơn giản, hài hòa màu sắc. Không trang trí quá nhiều thứ trong phòng thờ.

Phòng thờ nên ở nơi cao

Theo phong thủy, phòng thờ nên thiết kế ở nơi cao nhất trong nhà. Đối với nhà cao tầng, phòng thờ nên xây ở tầng trên cùng.

Phía trên bàn thờ là nóc nhà và bầu trời, không có các phòng ốc khác đè lên, cũng không có bước chân đi phía trên bàn thờ là điều cần chú ý. Phía trước bàn thờ nên là không gian trang trọng, phía sau có thể là cầu thang hoặc sân phơi, nhà kho.

Đặt bàn thờ ở vị trí phù hợp

“Nhất vị, nhì phương”, vị trí bàn chờ chiếm 70-80% giá trị phong thủy nên bạn hãy chọn nơi có vận khí tốt sẽ hỗ trợ tài lộc và sức khỏe của mỗi thành viên trong gia đình. Bạn tuyệt đối không đặt bàn thờ gần bếp, nhà vệ sinh. Bếp tạo ra hỏa sát làm ảnh hưởng đến phong thủy của gia đình, phòng vệ sinh không sạch sẽ dễ phạm đến không khí linh thiêng.

Bàn thờ cũng không nên đặt dưới xà ngang, khói hương sẽ khiến cho xà ngang bị chuyển màu, mất thẩm mỹ, không đặt bàn thờ gần cửa ra vào vì đánh mất sự yên tĩnh. Một trong những yếu tố quan trọng mà ít người chú ý là nơi có nắng, gió chiếu vào. Bởi quan niệm phong thủy cho rằng, nắng và gió mang nhiều dương khí không phù hợp với thế giới tâm linh.

Thiết kế bàn thờ đúng hướng

Bàn thờ thuộc hành âm nên hướng bàn thờ cần phải đặt ở hướng dương để cân bằng âm dương. Hướng dương để đặt bàn thờ cũng cần phù hợp với mệnh của chủ nhân ngôi nhà.

Ngoài ra, việc đặt hướng bàn thờ ngược với hướng nhà là điều tối kỵ, dẫn đến việc bất hòa trong gia đình.

Đặt bàn thờ thẳng với cửa chính thì ảnh hưởng đến vận thế và sức khỏe của cả gia đình. Để khắc phục điểm này, gia chủ có thể đặt tấm bình phong che chắn.

Cuối cùng, bạn hãy đặt bàn thờ hướng tới nơi thông thoáng, rộng rãi, tạo điều kiện vượng khí có thể dễ dàng lưu chuyển.

Trang trí phòng thờ đẹp

Ánh sáng và màu sắc phòng thờ

Không gian phòng thờ nên được sử dụng các màu sắc trung tính và trầm tối của các loại gỗ tự nhiên, vừa đem lại không khí ấm cúng mà còn mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ hiện đại cho cả căn nhà. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý về sự đồng nhất và hài hòa màu sắc giữa các món đồ nội thất, đồ trang trí khác trong phòng thờ.

Tuyệt đối không chọn những món nội thất thờ cúng có màu sắc quá sặc sỡ, vì nó thể hiện sự không tôn trọng tổ tiên.

Lưu ý cần tránh khi thiết kế và trang trí phòng thờ

Dưới đây là những điều cần kiêng kỵ trong thiết kế phòng thờ không phải ai cũng biết.

Bàn thờ Phật và gia tiên đối diện nhau

Trong phong thủy, gia chủ tuyệt đối không được đặt bàn thờ gia tiên đối diện với bàn thờ Phật. Thông thường, bàn thờ gia tiên sẽ được đặt ngang song song hoặc ở vị trí thấp hơn so với bàn thờ Phật.

Nếu sắp xếp bàn thờ gia tiên đối diện với bàn thờ Phật sẽ bị “phạm húy” gây ảnh hưởng đến phong thủy và tài vận của gia chủ.

Bàn thờ xung với cửa

Khi thiết kế bàn thờ, bạn cần lưu ý rằng bàn thờ không được bố trí xung với cửa, cho dù là cửa chính, cửa phụ, cửa sổ, cửa bếp hay cửa nhà vệ sinh.

Trong đó, cửa phòng bếp và vệ sinh là ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, bởi nó có thể làm ảnh hưởng tới vận thế của cả gia đình, điều này dễ khiến gia chủ bị kẻ gian hãm hại.

Trang trí phòng thờ đẹp

Đặt quá nhiều đồ dưới bàn thờ và trong phòng thờ

Các gia đình Việt Nam Việt Nam thường có thói quen đặt các vật dụng để cúng bái dưới bàn thờ để tiết kiệm không gian nhà ở. Tuy nhiên, thói quen này rất không tốt và ảnh hưởng tới tài vận của gia đình.

Khi thiết kế phòng thờ phải luôn giữ sạch sẽ và thoáng đãng, không chất đống đồ đạc dưới bàn thờ. Nếu muốn đặt đồ dưới ban thờ thì nên đặt một chiếc la bàn. Tránh đặt bể cá cảnh hay đồ điện dưới ban thờ bởi vậy sẽ làm sa sút tới vận thế, tinh thần và hao hụt tài sản.

Bài vị bàn thờ trong phòng thờ đặt sát tường

Trong phong thủy, gia chủ không nên đặt bài vị của tổ tiên sát tường bởi việc làm này sẽ làm ảnh hưởng tới tiền đồ thậm chí là vận mệnh của cả con cháu. Vì vậy, bạn cần lưu ý không nên đặt bài vị sát với tường hoặc nếu phải đặt gần thì nên để ra một khoảng trống so với tường.

Ưu điểm khi lựa chọn Đồ Thờ Hưng Vũ thiết kế phòng thờ đẹp

Khi đến với Đồ Thờ Hưng Vũ để lựa chọn thiết kế và trang trí phòng thờ đẹp đơn giản – hiện đại thì quý khách sẽ luôn đạt được sự hài lòng cao nhất.

Chúng tôi chuyên cung cấp:

  • Dịch vụ tư vấn thiết kế phòng thờ
  • Dịch vụ tư vấn Phong thủy phòng thờ
  • Dịch vụ tư vấn thiết kế phòng thờ nhỏ,
  • Dịch vụ thiết kế phòng thờ nhà ống, nhà phố
  • Dịch vụ thiết kế, thi công nội thất phòng thờ

Mỗi dự án thiết kế phòng thờ sẽ kèm theo các hồ sơ:

  • Quy trình thiết kế nội thất phòng thờ
  • Bản vẽ thiết kế thi công nội thất phòng thờ
  • Dự toán thiết kế thi công nội thất phòng thờ
  • Bảng giá thi công phòng thờ

Ngoài ra, khi khách hàng lựa chọn chúng toi sẽ nhận được:

  • Chính sách bảo hành uy tín
  • Chất lượng gỗ đúng chủng loại 100%; gỗ đã được qua xử lý chống mối mọt cong vênh
  • Chất lượng sản phẩm: Trong ngoài như nhau
  • Phần sơn son thếp bạc được bảo hành 10 năm
  • Sơn Pu , vesni bảo hành 5 năm
  • Tuổi Thọ: Dùng càng lâu năm càng có giá trị theo đồ cổ
  • Chạm khắc tinh xảo.
  • Thời gian đúng hẹn.
  • Hỗ trợ vận chuyển bán kính 30km.
  • Uy tín làm nên thương hiệu

Trên đây là thông tin về mẫu phòng thờ đẹp đơn giản hiện đại mà Đồ Thờ Hưng Vũ đang cung cấp. Hy vọng qua nội dung trên các bạn sẽ lựa chọn được thiết kế phòng thờ ưng ý

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về trang trí phòng thờ hãy liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất nhé!

Thông tin liên hệ

Đồ Thờ Hưng Vũ

Địa chỉ: 36 Xóm Ngã Tư – Xã Sơn Đồng – Huyện Hoài Đức – Tp. Hà Nội

Hotline – Zalo: 0908.867.888

Số điện thoại: 0907.200.988