499+ Mẫu bàn thờ gỗ gia tiên đẹp | Thiết kế hiện đại – giá rẻ

Bàn Thờ Đẹp 0011

Bàn thờ bằng gỗ là thứ không thể thiếu trong mỗi gia đình để thực hiện việc thờ cúng gia tiên. Hơn nữa, bàn thờ gia tiên là nơi linh thiêng nhất trong mỗi gia đình thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên

Vì vậy bàn thờ gia tiên là một không gian quan trọng có ý nghĩa rất lớn trong đời sống tinh thần của con người. Hơn nữa bàn thờ đẹp còn có tác dụng trang trí làm đẹp cho ngôi nhà , dạy bảo các con cháu trong gia đình

Vậy hiện nay trên thị trường có những mẫu bàn thờ gia đình nào đẹp? Giá như thế nào? Cùng Đồ Thờ Hưng Vũ tìm hiểu chi tiết qua nội dung sau nhé!

✅ Chủng loại ⭐ Bàn thờ gia tiên, bàn thờ đạo,…
✅ Thiết kế ⭐ Bàn thờ đứng, Treo tường,…
✅ Chất liệu ⭐ Gỗ mít, gỗ hương, gỗ sồi,…
✅ Hỗ trợ ⭐ Miễn phí vận chuyển

Mục Lục

Bàn thờ là gì?

Bàn thờ là phần trang trọng linh thiêng nhất trong mỗi gia đình thể hiện sự tôn nghiêm và lòng hiếu thảo của con cháu trong mỗi gia đình việt bàn thờ gia tiên ý nghĩa rất quan trọng vừa để thờ cúng tổ tiên

Bàn thờ là tổng thể cấu trúc bao gồm những vật phẩm cúng tế nhằm phục vụ cho mục đích tôn giáo và tín ngưỡng. Có thể bắt gặp hình ảnh bàn thờ phổ biến ở gia đình, hay các cơ sở tôn giáo như chùa, đền, đình tại Việt Nam.

Bàn thờ là một vật dụng rất thiêng liêng. Thông qua việc thờ cúng, chúng ta có thể thể hiện lòng kính trọng và ghi nhớ về cội nguồn tổ tiên. Việc thờ cúng diễn ra thuận lợi hơn khi có vật dụng này.

Vào những ngày mồng Một, Rằm hay những ngày giỗ kỵ, con cháu có thể bày trí lễ vật và thắp hương. Chúng ta sẽ trao gửi những tâm tư, nguyện vọng để những người đã khuất có thể phù hộ cho người dương.

Có thể phân loại bàn thờ theo mục đích thờ cúng như bàn thờ Phật, bàn thờ Tổ, bàn thờ Chúa, bàn thờ gia tiên, bàn thờ thổ công thổ địa, bàn thờ thần tài ông địa … Còn xét theo hình dáng của bàn thờ thì có thể phân thành hai loại chính, gồm bàn thờ treo tường và bàn thờ đứng.

Cả bàn thờ đứng và bàn thờ treo tường đều được sản xuất rộng rãi với đa dạng về mẫu mã và giá thành. Do vậy, cần xem xét đến các tiêu chí như diện tích không gian thờ cúng và điều kiện kinh tế để chọn mẫu bàn thờ hợp lý nhất.

Bàn thờ đẹp

Bàn thờ gia tiên có lịch sử và nguồn gốc thế nào?

Trong mỗi gia đình chắc hẳn không thể thiếu sự có mặt của bàn thờ. Phần lớn mọi gia đình ở Việt Nam đều thiết kế một chiếc bàn để thờ cúng ông bà, tổ tiên và những người đã khuất.

Thờ cúng đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt ta từ xưa đến nay. Không kể đến địa vị, người giàu hay người nghèo, mỗi nhà đều xây dựng một chiếc bàn để thờ không lớn thì nhỏ cho gia đình của mình.

Phong tục thờ cúng không chỉ là một tín ngưỡng ở Việt Nam mà còn là nét đẹp văn hóa của nhiều dân tộc Châu Á. Thật khó để có thể tìm được tường tận nguồn gốc và lịch sử của bàn để thờ.

Có thể hiểu đơn giản, bàn để thờ là nơi mà mọi người sẽ dùng để bày những di ảnh, vật cúng tế (hoa, lư hương, chén nước,…). Bàn để thờ được bắt nguồn từ lòng thành kính của con người đối với ông bà tổ tiên, người đã khuất và các vị thần linh.

Không biết chính xác bàn thờ có từ bao giờ nhưng hiện nay sản phẩm dường như không thể thiếu trong bất kỳ gia đình nào. Vì đối với người Việt, phong tục thờ cúng tổ tiên rất quan trọng, mang nhiều ý nghĩa sâu sắc và trở thành một phần tín ngưỡng trong đời sống của con người.

Lịch sử và nguồn gốc bàn thờ Việt Nam

Ý nghĩa bàn thờ gia tiên

Bàn thờ gia tiên hay bất kỳ bàn thờ nào cũng vậy tùy những điều kiện và thời kì khác nhau thì giá trị vật chất của những vật thờ khác nhau nhưng một bàn thờ đúng luôn phải tuân thủ những quy định trên.

Đó là một bộ phận trong không gian gia đình, nó tham gia vào nội thất với tính chất trang nghiêm, tôn kính và thẩm mỹ.

Mỗi gia đình tùy không gian cho phép, tùy tương quan với tiện nghi sinh hoạt khác có thể làm những bàn thờ đẹp thích hợp và đồ tế khí phù hợp, làm sao cái đẹp ở đây phải đảm bảo văn hóa cả chiều sâu tâm linh và mặt bằng mỹ thuật.

Bàn thờ ấy luôn gợi lên một chiều sâu tâm linh “cây có gốc, nước có nguồn” vừa nhân bản vừa vun đắp truyền thống, đồng thời là niềm tự hào của gia chủ về tổ tiên và về cách dạy con cháu.

Ngoài ra, bàn thờ gia tiên còn có các ý nghĩa như:

Thể hiện lòng biết ơn với ông bà tổ tiên

Người Việt luôn đề cao đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, trọng lễ nghĩa và lòng biết ơn với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Cũng giống như cây để sống cần có rễ, sống thì bắt đầu từ nguồn. Con người cũng phải có tổ, có tông, có ông bà cha mẹ thì mới có được con cháu.

Chính vì vậy mà mỗi nhà lập bàn thờ để tưởng nhớ về công ơn sinh thành, dưỡng dục của tổ tiên, ông bà của mình. Bên cạnh đó, bàn tủ thờ còn là nơi để mọi người tưởng nhớ đến người thân đã khuất của mình.

Ý nghãi bàn thờ Việt Nam

Nơi tôn kính các vị thần linh

Một sự thật mà bất kỳ ai cũng có thể thấy được là mỗi gia đình Việt Nam dù giàu hay nghèo, từ bình dân đến những người sang trọng đều thiết kế và xây dựng bàn thờ trong nhà.

Mặc dù một số gia đình sẽ không xây dựng bàn, tủ thờ để thờ tổ tiên, ông bà (vì đã xây dựng một nhà thờ dành riêng cho dòng họ), nhưng họ sẽ có một bàn để thờ thần linh, các đấng bề trên.

Vì con người quan niệm rằng, “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Do đó mà nhiều gia đình dù không thờ tổ tiên nhưng vẫn xây dựng một nơi để thờ cúng các vị thần tiên như một nét đẹp tín ngưỡng của người Việt.

Họ tin rằng, khi thờ cúng sẽ thể hiện tấm lòng của mình với những đấng bề trên, các vị thần tâm linh và những người đã khuất. Đặc biệt, khi thờ các vị thần linh cũng chính là thể hiện lòng thành kính của mình với họ.

Ý nghãi bàn thờ Việt Nam

Cầu mong những điều tốt đẹp và may mắn cho gia đình

Bàn tủ thờ không chỉ mang ý nghĩa trong việc thể hiện lòng biết ơn và sự thành kính của con người đối với ông bà, tổ tiên và các vị thần linh mà còn là nơi để mọi người cầu nguyện về những chuyện tốt đẹp cho bản thân, gia đình của mình.

Thờ cúng là việc gia chủ cầu mong sức khỏe, tiền tài, sự may mắn, hạnh phúc cho mọi thành viên trong gia đình. Phần lớn mọi người quan niệm rằng, khi bố trí bàn để thờ để tưởng nhớ tổ tiên và bày tỏ sự thành kính với các vị thần linh thì gia đình được êm ấm, mạnh khỏe, hạn chế được những điều rủi ro, kém may mắn sẽ đến với bản thân và những thành viên khác.

Bàn thờ đẹp không chỉ phổ biến trong gia đình mà ngay cả những công ty, nhà hàng, quán ăn,… đều bố trí một nơi thờ cúng để cầu ăn may làm ra, ông bà phù hộ đông khách, đắt hàng.

Bàn thờ là nét đẹp văn hóa của người Việt

Ngoài những ý nghĩa sâu sắc trên, bàn, tủ thờ còn là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Đây được xem là một tín ngưỡng mang nhiều ý nghĩa và cần được giữ gìn.

Ngoài ra, bàn tủ thờ đẹp cũng được xem là một sợi dây vô hình kết nối tình nghĩa anh em, bà con dòng họ. Vì bàn để thờ là nơi là mọi người sẽ tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên, là dịp để con cháu tề tựu về bên nhau và thêm keo sơn tình máu mủ.

Ý nghãi bàn thờ Việt Nam

Bàn thờ đẹp thông dụng hiện nay gồm những loại nào?

Với một đất nước có nét đẹp tín ngưỡng như Việt Nam thì việc có đa dạng các loại bàn để thờ cũng là điều dễ hiểu.

Hiện nay, trong đời sống có rất nhiều loại bàn tủ thờ và mỗi loại sẽ mang những mục đích, ý nghĩa thờ cúng riêng.

Bàn thờ gia tiên đẹp có rất nhiều sản phẩm, mẫu mã và hình thức đa dạng. Đồ Thờ Hưng Vũ sẽ liệt kê một sỗ sản phẩm bàn thờ gia tiên chính sau đây

  • Bàn thờ án gian
  • Bàn thờ ô xa, sập thờ tủ thờ, bàn thờ treo, bàn thần tài …

Bàn thờ gia tiên

Khi nhắc đến các loại bàn để thờ thì thờ gia tiên là quan trọng nhất. Đây sẽ là nơi thanh tịnh, thiêng liêng và đặc biệt nhất trong gia đình. Bàn, tủ thờ được xem là sợi dây tâm linh kết nối giữa người đã khuất và người còn sống trên trần thế.

Đây cũng được xem như nhịp cầu nối vô hình giao hòa giữa hai cõi âm dương. “Sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn” là một trong những quan niệm từ xa xưa được ông bà ta lưu truyền đến đời con cháu sau này. Do đó mà người còn sống cần thờ cúng cũng là cách mà chúng ta tưởng nhớ về người đã khuất.

Bàn thờ gia tiên là nơi để con cháu tưởng nhớ công ơn, thể hiện lòng hiếu thảo của mình đối với ông bà, cha mẹ và người thân đã khuất. Chính vì vậy mà trong mỗi gia đình đều rất đề cao việc lập một bàn để thờ để con cháu nhớ về cội nguồn, tổ tiên của mình.

Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình mà bàn tủ thờ gia tiên có thể có những kích thước, kiểu dáng, màu sắc,.. khác nhau. Những gia đình có điều kiện sẽ có sự đầu tư, trưng bày nhiều lễ vật, xây dựng bàn để thờ hoành tráng. Nhưng những gia đình hạn chế về tài chính thì chỉ cần có một bàn để thờ gia tiên đúng chuẩn phong thủy thể hiện lòng thành của bản thân đối với ông bà là được.

Có hai loại bàn để thờ gia tiên chính là bàn đứng và treo tường. Mỗi loại sẽ có những kích thước khác nhau như sau:

  • Bàn thờ đứng: Mẫu tủ thờ này thường được đóng với chiều rộng tối đa là 117 cm, chiều cao tối đa là 127 cm và 217 cm là chiều ngang tối đa của sản phẩm. Đây là những kích thước được nghiên cứu theo phong thủy đảm bảo yếu tố Hỷ Sự, Qúy Tử, Tài Lộc, Thịnh Vượng và Tiến Bảo mà gia chủ luôn hướng đến.
  • Bàn thờ treo tường: Đối với mẫu treo tường thì kích thước sẽ nhỏ hơn so với mẫu tủ thờ đứng nhằm đảo bảo sự an toàn trong quá trình thờ cúng. Với mẫu bàn để thờ này, bạn cần chú ý độ dài đa là 1070 mm, chiều rộng là 610 mm.

Quy trình đóng bàn thờ

Vì bàn tủ thờ gia tiên là nơi thiêng liêng, trang nghiêm nên gia chủ cần bố trí nơi cao ráo, thoáng mát và thích hợp để tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên.

Bàn thờ Thần Tài

Thờ Thần Tài – Ông Địa cũng là một loại bàn để thờ khá phổ biến được nhiều gia đình lập để cúng vái. Đặc biệt là trong các cửa hàng buôn bán, công ty, xí nghiệp thường lập thờ Ông Địa – Thần Tài để cầu buôn may bán đắt.

Thần Tài theo quan niệm xưa là vị thần sẽ mang lại cho gia chủ vinh hoa, phú quý và tài lộc. Bên cạnh đó còn mang lại sự may mắn nên thường thấy tại những gia đình kinh doanh.

Một điều cần lưu ý khi thờ Thần Tài – Ông Địa là không cần phải đặt bàn để thờ ở vị trí quá cao, nên đặt trực tiếp trên nền nhà để chạm âm. Đồng thời, khi thờ phải lau dọn, vệ sinh sạch sẽ, không để bụi bẩn vì sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy xấu, ảnh hưởng trực tiếp đến gia đình của bạn.

Nên cắm hoa tươi cho Ông Địa và Thần Tài, không nên chọn hoa giả đồng thời khi hoa đã có dấu hiệu héo úa hãy thay mới ngay để may mắn, tài lộc đến với gia chủ.

Lưu ý trong cách đặt bàn thờ Ông Địa nên đặt sát vào tường, hướng ra cửa để thu hút tài lộc, may mắn và tạo sự vững chắc trong đời sống cũng như trong công việc.

Bàn thờ cho mục đích tôn giáo

Thực tế, một số gia đình không xây dựng bàn, tủ thờ tổ tiên vì một số lý do. Nhưng trong nhà vẫn lập một bàn để thờ với mục đích tôn giáo. Hiện nay, tại nước ta, đạo Phật và Thiên Chúa Giáo là phổ biến nhất, tùy vào tôn giáo mà gia chủ tín ngưỡng sẽ lập bàn để thờ tương ứng.

Đối với những bàn để thờ Phật sẽ được trang trí bằng các họa tiết như hoa sen, tứ linh, tứ quý, cửu long,… Trong khi đó bàn, tủ thờ Chúa sẽ có những hoa văn như cây thánh giá, lá nho, lá vật,….

Mỗi loại bàn, tủ thờ tôn giáo khác nhau sẽ được thiết kế riêng để phù hợp với văn hóa và những nét đẹp tín ngưỡng riêng.

Thông thường, bàn, tủ thờ Phật sẽ được trang trí, thiết kế cầu kỳ, hoành tráng với nhiều lễ vật, vật dụng thờ cúng. Ngược lại, bàn để thờ Thiên Chúa sẽ đơn giản hơn rất nhiều, có thể chỉ là một nền gỗ chắc chắn kèm theo cây Thánh giá, chúa Giê – su và đặc biệt là không đốt hương như khi thờ Phật.

Đối với một số nhà ở nhỏ hẹp, không có nhiều diện tích và không gian thì có thể kết hợp cả bàn, tủ thờ gia tiên và thần linh. Đặc biệt là khi thờ Phật, gia chủ thường kết hợp chung bàn để thờ với tổ tiên, ông bà.

Bộ Bàn Thờ Phòng Thờ

Bàn thờ thiên

Hầu hết mỗi nhà đều lập bàn thờ thiên hay còn có tên gọi khác là bàn để thờ ngoài trời. Đây là nơi để thờ Trời – đấng thánh cao của con người, là sự sống của nhân loại. Do đó mà thờ thiên là một việc làm hết sức quan trọng mà mỗi nhà đều phải có.

Thờ thiên không chỉ mang ý nghĩa là thờ trời và còn là thờ đất, nơi mà bạn đang sinh sống, làm ăn. Lập bàn để thờ thiên là cách mà con người cầu mong sự may mắn, sức khỏe, bình an cho cả gia đình. Xua đuổi tà ma, qủy ác, bảo vệ bản thân, gia đình khỏi những điều nguy hiểm.

Thờ thiên thông thường sẽ được lập khá đơn giản, có thể dựng một cột xi măng sau đó đặt một tấm gỗ, xi măng hoặc viên gạch men lên phía trên. Bàn để thờ sẽ được đặt ở trước hiên nhà, trong khuôn viên của gia đình. Hiện nay, nhiều căn nhà chung cư sẽ đặt thờ thiên ở sân thượng để cúng bái, giao thoa giữa trời và đất.

Vật liệu và kiểu dáng của bàn thờ phổ biến?

Vì chất liệu là yếu tố sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của bàn, tủ thờ. Đồng thời mỗi không gian nhà ở sẽ thích hợp với những kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm khác nhau.

Trên thị trường hiện nay có nhiều chất liệu được sử dụng để chế tác nên bàn để thờ. Mỗi chất liệu sẽ gắn liền với những kiểu dáng, mẫu mã và loại bàn để thờ trong gia đình. Bạn có thể tham khảo những vật liệu và kiểu dáng sau của bàn, tủ thờ để có sự lựa chọn thích hợp nhất.

Bàn thờ đẹp

Những chất liệu phổ biến chế tác bàn thờ

Và sau đây là những chất liệu thông dụng nhất để chế tác bàn tủ thờ hiện nay:

Chất liệu gỗ

Gỗ được xem là một chất liệu “thịnh hành” nhất trong thế giới nội thất. Vì gỗ có thể dùng để chế tác nên nhiều sản phẩm nội thất khác nhau, từ giường, tủ, bàn ghế đến cả bàn để thờ.

Từ xa xưa, các cụ đã ưa chuộng lựa chọn gỗ để chế tác bàn tủ thờ vì chúng có độ bền cao, màu sắc đẹp mắt, dễ dàng điêu khắc tạo nên các họa tiết, hoa văn đẹp mắt. Đồng thời gỗ mang một hương thơm đặc biệt và có giá trị quý hiếm nên rất thích hợp để chế tác bàn để thờ.

Bên cạnh đó, gỗ cũng là chất liệu có thể dễ dàng thiết kế và sản xuất ra nhiều kiểu dáng của bàn để thờ. Có thể kể đến như:

  • Bàn để thờ treo tường có hình vuông hoặc chữ nhật với kích thước nhỏ, được gắn trực tiếp vào vách tường. Gia chủ có thể đặt các vật dụng thờ cúng lên trên mà không cần phải lo sợ vì chúng đã được gắn chắc chắn vào vách tường. Đây chính là loại bàn để thờ được sử dụng nhiều nhất hiện nay vì chúng khá tiện lợi, không chiếm nhiều diện tích, không gian, thích hợp với những gia đình nhỏ hẹp.
  • Tủ thờ: Gỗ còn là chất liệu được sử dụng để thiết kế nên những tủ thờ đẹp mắt, hoành tráng và sang trọng. Thông thường, khi chế tác tủ thờ, những người thợ mộc sẽ đục đẽo, điêu khắc các họa tiết, hoa văn rồng phượng lên trên bề mặt để tạo sự sang trọng và huyền bí hơn. Đối với loại tủ thờ sẽ thường được sử dụng nhiều trong những ngôi nhà, biệt thự hoành tráng hoặc những nhà thờ tổ tiên.

Có thể nói, gỗ được xem là chất liệu phổ biến và thịnh hành nhất trên thị trường được gia chủ lựa chọn để đóng bàn, tủ thờ.

Không chỉ sở hữu những ưu điểm về độ bền, chất lượng, tuổi thọ, tính thẩm mỹ mà gỗ còn là chất liệu mang ý nghĩa phong thủy sâu sắc. Đó cũng là lý do vì sao nhiều người lại sử dụng bàn, tủ thờ được làm bằng gỗ để thờ cúng ông bà, tổ tiên và các vị thần linh.

Bàn thờ chất liệu gỗ

Chất liệu sắt, đá, thạch anh, kính,…

Mặc dù gỗ là chất liệu được sử dụng nhiều nhất khi chế tác các loại bàn, tủ thờ nhưng trong một số trường hợp, gia chủ lại sử dụng một số chất liệu khác như kính, đá, thạch anh, sắt,….

Kính sẽ là chất liệu thường được sử dụng để thiết kế những loại bàn để thờ dạng treo. Mẫu bàn thờ này rất đơn giản, bạn chỉ cần có một tấm kính hình chữ nhật, sau đó dùng các thanh đỡ để gắn chặt vào tường.

Đối với đá, thạch anh sẽ thường được dùng để chế tác nên các mẫu bàn để thờ ngoài trời. Vì khi đặt bàn, tủ thờ ở bên ngoài sẽ phải chịu những tác động của môi trường, thời tiết, do đó mà cần một chất liệu cứng, chắc chắn. Đá sẽ là sẽ chất liệu được nhiều gia chủ để làm bàn thờ ngoài sân vì dù có nắng, mưa và gió bão thì bàn để thờ vẫn không bị nứt vỡ hay biến dạng.

Đồng thời tại chùa chiền, đình làng, dinh miếu thì đá cũng là chất liệu hàng đầu được mọi người lựa chọn để xây dựng bàn để thờ. Chất liệu này sẽ chống chọi lại những tác động từ môi trường, tạo nên một bàn thờ chắc chắn, không phải di chuyển, sửa đổi nhiều.

Kiểu dáng bàn thờ thịnh hành hiện nay

Có thể thấy hiện nay bàn để thờ sẽ được chia thành nhiều kiểu dáng và mẫu mã khác nhau. Nhìn chung sẽ có hai loại là bàn thờ treo và tủ thờ. Tuy nhiên, tùy vào gia chủ mà có thể thay đổi kiểu dáng, kích thước và có sự lựa chọn bàn để thờ thích hợp nhất dành cho ngôi nhà của mình.

Vì bàn để thờ là một trong những nơi quan trọng, mang nhiều ý nghĩa sâu sắc nên gia chủ cần chú ý và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng khi thiết kế, xây dựng.

Bàn thờ gia tiên thương đóng bằng chất liệu gì?

Chất liệu sản xuất bàn thờ đẹp tốt nhất hiện nay bao gồm những loại gỗ sau đây :

  • Gỗ mít
  • Gỗ dổi
  • Gỗ hương
  • Gỗ gụ
  • Gỗ vàng tâm,…

Chi tiết đặc điểm của từng loại gỗ đóng bàn thờ đẹp như sau:

Bàn thờ gỗ Mít

Bàn thờ gỗ đẹp làm từ gỗ Mít không chỉ có chất lượng tốt mà còn mang lại nhiều giá trị tâm linh sâu sắc.

Đây là một loại gỗ bền chắc, dẻo dai và rất dễ chạm khắc trong chế tác.

Do đó, đây là mẫu bàn thờ đẹp hiện đại được sử dụng nhiều trong những gia đình quyền quý.

Do bài viết có giới hạn nên tôi xin giới thiệu về chất liệu gỗ mít khi sử dụng bàn thờ gia tiên được nhiều khách hàng đánh giá rất cao .

Theo như Nghệ nhân Nguyễn Bá Vũ chia sẻ:

Ở làng nghề cổ truyền làng nghề sơn đồng kể truyền thuyết thì có những câu chuyện như ông Đa – bà Mít mang ý nghĩa tâm linh.

Nhưng trên thực tế thì cũng phải căn cứ vào tính chất gỗ của nó:  gỗ Mít dễ tìm, và cây mít ở nước ta gần như vùng miền nông thôn nào cũng có trồng tương đối lớn, bàn thờ ở quê gần như gia đình nào cũng có, tất nhiên đa số dân ta vẫn khó khăn nên dùng những loại cây có sẵn lại đủ lớn để dùng.

Dễ chạm khắc, lại nhẹ dễ treo hay ít cong vênh và không bị mối mọt.  Mít và vàng tâm thì mùi thơm nhẹ, hương của nó cũng có phần nào đó gần mùi trầm, mùi hương nên nó cũng phù hợp với việc dùng làm bàn thờ

Hiện nay, do nhu cầu thị trường cũng như khả năng tài chính mà vấn đề chất liệu gỗ cũng như chất liệu màu sắc sơn son càng đơn giản, càng tiết kiệm càng tốt.

Đối với những ngôi nhà lớn bàn thờ thường xây rồi lát bằng gạch hoặc ốp đá nhưng bàn thờ cổ và đúng thường được đóng bằng gỗ sạch nguyên tấm, tránh ghép 2 mảnh làm 1 vì đây là điều tối kị..

Bàn thờ đẹp

Bàn thờ gỗ Sồi

Đây là loại gỗ cứng, chắc, khó bị mối mọt và có khả năng chống nước cao. Bên cạnh đó, các mẫu bàn thờ đẹp làm từ gỗ Sồi thường có giá thành rẻ hơn so với nhiều loại gỗ khác như: Gõ Đỏ, Gụ, Hương hay gỗ Keo.

Bàn thờ gỗ Gụ

Gỗ Gụ là loại gỗ quý trong những loại gỗ quý tại Việt Nam. Nó có vân rất đẹp, thớ gỗ mịn, độ bền cao và chống mối mọt tốt. Do đó, bàn thờ đẹp từ gỗ Gụ cũng là dòng sản phẩm đã được ưa chuộng từ xa xưa.

Tuy nhiên, vì cây phát triển chậm nên để có được một cây gỗ Gụ thương phẩm thì phải chờ một khoảng thời gian rất lâu. Đây cũng là một trong những lý do khiến giá thành bàn thờ gỗ Gụ tương đối cao.

Bàn thờ gỗ Hương

Gỗ Hương là một trong những loại gỗ có độ bền cao, mối mọt khó có thể xâm nhập, phá hoại. Thân cây có nhiều thớ vân đan chéo nhau.

Do đó, nếu để nguyên khối, đây sẽ là mẫu bàn thờ gỗ đẹp mắt xứng đáng được ưa chuộng.

Bàn thờ đẹp

Ban thờ gỗ Dổi

Gỗ Dổi là một loại gỗ nhẹ, chắc chắn, ít bị co ngót. Bên cạnh đó, chúng có mùi thơm dịu nhẹ với khả năng chống chịu mọt tự nhiên nên thường có tuổi thọ cao.

Chưa kể, gỗ Dổi cũng rất dễ điêu khắc, chạm trổ và tạo hình. So với mặt bằng chung như gỗ Mít và gỗ Thông thì gỗ Dổi có giá thành đắt hơn.

Tuy nhiên, bàn thờ bằng gỗ Dổi vẫn được rất nhiều gia đình lựa chọn vì chúng có độ bền đẹp, tuổi thọ cao.

Bộ bàn thờ gỗ Tràm

Gỗ Tràm là loại gỗ phổ biến ở phía Nam. Chúng sống và sinh trưởng trong môi trường nước nên có độ bền và dẻo dai nhất định.

Bởi vì gỗ Tràm rất khó bị mối mọt nên bàn thờ được làm từ loại gỗ này cũng được nhiều gia chủ lựa chọn. Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất cần phải kể đến là chúng dễ bị co ngót do có độ xốp nhất định.

Bàn thờ gỗ Thông

Gỗ Thông là loại gỗ tương đối phổ biến ở Việt Nam. Chúng có giá cả hợp lý, dễ chế tác nên thích hợp dùng để sản xuất các mẫu bàn thờ giá rẻ.

Ngoài những loại gỗ nêu trên, các mẫu bàn thờ đẹp hiện đại còn được làm từ những loại gỗ khác như gỗ vàng tâm, gỗ nghiến, gỗ trắc,…

Kích thước bàn thờ đẹp thông dụng

Bàn thờ không phải thích đặt kích thước bao nhiêu thì đặt mà phải tùy vào gia chủ định chọn chữ gì để đặt cho bàn thờ nhà mình, nhưng phải theo sách xưa là kích thước mặt bàn thờ và vị trí đáy bàn thờ xuống đến đất phải theo kích thước Lỗ Ban.

Trên thước Lỗ Ban có các kích thước rộng hẹp khác nhau tương ứng với những cung chữ trên đó như: Linh, sinh khí, phúc, an ấm hay họa hại, ngũ quỷ, lục sát…

Tất nhiên phải chọn cung cát như. Phúc lộc, gia đinh, tài vượng, sinh khí, thiên y thì con cháu sẽ hưởng

Kích thước sẽ phụ thuộc vào nhu cầu và không gian thực tế, nếu không gian rộng thì bàn thờ thường lớn hơn, và không gian phòng nhỏ thì bàn thờ nhỏ hơn

Sử dụng thước Lỗ Ban để đo kích thước sao cho vào được cung đẹp (thường là các kích thước có màu đỏ trên thước):

  • Đại Cát, Tài Vượng, Tiến Bảo, Quý Tử, Phú Quý, Nghi Phúc…

Một số kích thước đẹp thường được chọn để làm bàn thờ gia tiên quý khách tham khảo để lựa chọn ra kích thước án gian thờ đẹp phù hợp với phòng thờ nhà mình

Kích thước bàn thờ đẹp phong thủy phổ thông (dài x rộng x cao ):

  • 1m07 x 61 x 1m27 cm
  • 1m27 x 67 x 1m27 cm
  • 153 x 81 x 127 cm
  • 176 x 87 x 127 cm
  • 197 x 87 x 127 cm
  • 217 x 107 x 127cm

Lựa chọn bàn thờ đẹp gia tiên qua các tiêu chí nào

Từ xưa cho đến nay, tập tục thờ cúng được người Việt rất xem trọng. Nhiều gia đình sở hữu không chỉ duy nhất một bàn thờ. Đó có thể là bàn thờ gia tiên, bàn thờ Phật, bàn thờ Thổ công Thổ địa… Tuy nhiên không phải ai cũng có kinh nghiệm và kiến thức để mua bàn thờ vừa đẹp, vừa rẻ lại vừa hợp phong thủy.

Khi chọn mua bàn thờ giá rẻ, hãy cân nhắc những tiêu chí quan trọng sau đây:

Nhu cầu sử dụng

Bạn nên xem xét và xác định chính xác nhu cầu sử dụng trước khi mua bàn thờ. Chẳng hạn như sử dụng bàn thờ để thờ tự ai, đặt ở vị trí nào, số lượng bát hương và di ảnh muốn đặt trên bàn thờ…

Trường hợp diện tích nhà cửa hẹp nhưng nhu cầu thờ tự lớn thì có thể mua bàn thờ loại 2 tầng, 3 tầng. Hoặc có thể sử dụng thêm bàn thờ treo tường để tối ưu không gian thờ tự. Hoặc ngược lại, diện tích rộng nhưng nhu cầu thấp thì tốt nhất không nên mua bàn thờ quá lớn.

Bên cạnh đó, cũng cần cân nhắc đến vấn đề ngân sách để mua bàn thờ.

Lựa chọn bàn thờ

Màu sắc bàn thờ

Nhiều người cho rằng tiêu chí màu sắc là không quá quan trọng. Thế nhưng trên thực tế, màu sắc của bàn thờ có thể ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và phong thủy của không gian thờ tự. Màu sắc và hình dáng bàn thờ cần hài hòa với phong cách kiến trúc và nội thất bên trong ngôi nhà.

Khi đã xác định được màu sắc bàn thờ phù hợp, hãy bắt đầu chọn vật liệu cho bàn thờ. Mỗi loại gỗ sở hữu một đặc trưng riêng, đặc biệt là về màu sắc.

Kích thước bàn thờ

Kích thước bàn thờ cần phù hợp với diện tích không gian thờ tự của gia đình. Ngoài ra, một vài yếu tố phong thủy cũng nên được xem xét như chiều dài, rộng, cao… của bàn thờ. Sử dụng thước lỗ ban 38.9 để đo khối trong đồ thờ cúng và dùng kích thước phủ bì khi xác định kích thước bàn thờ.

Theo đó, bàn thờ đứng có 2 kích thước về chiều cao cơ bản như sau:

  • Chiều cao 127cm: Đây là kích thước phổ biến nhất thường được dùng nhất cung – Tiến bảo với hàm ý mang lại nhiều phúc lộc, gia đình sung túc và giàu có.
  • Chiều cao 133cm: Là kích thước phổ biến được dùng trong các mẫu Tủ thờ Cung.

Chiều rộng và chiều dài của bàn thờ đứng thường là:

  • Rộng 61 x Dài 89: Ý nghĩa gia đình sung túc, con cái học giỏi thành tài, hưởng nhiều phước đức.
  • Rộng 61 x Dài 107: Ý nghĩa gia chủ sẽ có thêm độc đinh (con trai) trong nhà và thêm nhiều của cải.
  • Rộng 61 x Dài 127: Ý nghĩa gia đình sung túc, con cái đỗ đạt thành tài, hưởng nhiều phúc lộc.
  • Rộng 61 x Dài 153: Ý nghĩa gia đình sung túc, sinh được quý tử, hưởng nhiều phước đức.
  • Rộng 61 x Dài 175: Ý nghĩa gia đình hưởng nhiều phước đức, của cải đầy đủ.
  • Rộng 61 x Dài 197: Ý nghĩa gia đình hưởng nhiều phúc đức, con cái đỗ đạt thành tài, nhiều của cải.

Thương hiệu cung cấp bàn thờ đẹp

Bàn thờ là nơi hội tụ những giá trị tâm linh ý nghĩa. Do vậy, bàn thờ rất ít khi được thay mới hoặc sửa sang. Chính bởi vậy, theo Bàn Thờ Tận Tâm ngay từ lúc mới xây dựng bàn thờ cho gia đình, bạn cần chú trọng lựa chọn mua bàn thờ ở những cơ sở sản xuất và cung ứng có thương hiệu uy tín.

Có thể có rất nhiều lựa chọn cho bạn, tuy nhiên cần xem xét đến việc tìm hiểu thương hiệu – cơ sở sản xuất bàn thờ trước khi quyết định mua. Trên thực tế, rất nhiều địa chỉ làm việc thiếu minh bạch, rạch ròi, quảng cáo tốt nhưng chất lượng sản phẩm khi mua về lại rất kém.

Với những ai không có kinh nghiệm mua bàn thờ, chưa rõ cách phân biệt giữa loại gỗ này và loại gỗ khác… Thì cách tốt nhất là gửi gắm niềm tin ở những thương hiệu sản xuất bàn thờ tận tâm và uy tín. Những nơi như vậy sẽ có đội ngũ nhân viên tư vấn kỹ càng cho bạn về mọi thông tin liên quan đến các mẫu bàn thờ bạn cần.

Các mẫu bàn thờ đẹp mà Đồ Thờ Hưng Vũ đang cung cấp

Sau đây Đồ Thờ Hưng Vũ sẽ gửi tới các bạn hình ảnh các mẫu bàn thờ đẹp mà chúng tôi đang cung cấp cho khách hàng:

Mẫu sập bàn thờ đẹp
Mẫu sập bàn thờ đẹp

Mẫu bàn thờ mà Đồ Thờ Hưng Vũ cung cấp

Mẫu bàn thờ đẹp mà Đồ Thờ Hưng Vũ cung cấp

Mẫu bàn thờ đẹp mà Đồ Thờ Hưng Vũ cung cấp

Mẫu bàn thờ đẹp mà Đồ Thờ Hưng Vũ cung cấp

Mẫu bàn thờ đẹp mà Đồ Thờ Hưng Vũ cung cấp

Mẫu bàn thờ đẹp mà Đồ Thờ Hưng Vũ cung cấp

Mẫu bàn thờ đẹp mà Đồ Thờ Hưng Vũ cung cấp

Mẫu bàn thờ đẹp mà Đồ Thờ Hưng Vũ cung cấp

Mẫu bàn thờ đẹp mà Đồ Thờ Hưng Vũ cung cấp

Mẫu bàn thờ đẹp mà Đồ Thờ Hưng Vũ cung cấp

Hoành Phi Câu Đối Thờ Gia Tiên
.

Mẫu bàn thờ đẹp

Mẫu bàn thờ đẹp

Đồ Thờ Hưng Vũ

Vị trí và cách sắp xếp bàn thờ gia tiên

Với người Việt, trong mỗi khuôn viên bao giờ cũng có một ngôi nhà chính dùng vào việc quan trọng nhất là thờ phụng. Chính phía trong của gian giữa bao giờ cũng được dành làm nơi thờ,

Đây là trung tâm của nội thất, chỗ trang trọng nhất, các sinh hoạt khác có diễn ra ở gian bên cũng đều hướng về đấy.

Bàn thờ Tổ tiên của người Việt cũng đa phần hướng Nam, hàm ý con cháu tôn vinh Tổ tiên là những bậc hiền tài theo tinh thần Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ (Bậc thánh nhân ngồi ngoảnh mặt hướng Nam mà nghe thiên hạ tâu bày)

Và theo đạo Phật thì hướng nam là nơi của Bát Nhã, tức là trí tuệ, hướng của sự sáng tạo, của sinh lực tràn trề, đầy dương khí. Cũng từ quan điểm này thì bàn thờ gia tiên không nhất thiết phải quay theo hướng nhà mà gia chủ có thể tự đặt hoặc nhờ thầy phong thủy đặt.

Bàn thờ đẹp

Bàn thờ gia tiên khi đặt nên theo phong thủy thế nào?

Nên tìm hiểu những vấn đề kiêng kỵ trong phong thủy bàn thờ, tránh phạm đại kỵ. Dưới đây là tổng hợp những kiêng kỹ trong phong thủy bàn thờ bạn nên biết:

Đặt bài vị sát tường

Đặt bài vị quá sát với mặt tường là một kiêng kỵ trong phong thủy bàn thờ. Việc này mang đến những điều không hay cho gia chủ và những thành viên trong gia đình. Đó có thể là xui xẻo, sức khỏe và tài vận kém đi.

Do vậy tốt nhất là nên để trống một khoảng nhỏ giữa bài vị và mặt tường.

Hướng bàn thờ ngược với hướng của ngôi nhà

Kiêng kỵ nhất trong việc lập bàn thờ là đặt bàn thờ ngược với hướng của ngôi nhà. Đại kỵ này sẽ khiến gia chủ, những thành viên của ngôi nhà thường dễ bất hòa và cãi vã nhau, sức khỏe và tài vận cũng giảm sút theo.

Cách hóa giải là nên dùng bình phong hoặc rèm che là tốt nhất.

Bàn thờ xung với cửa

Vị trí đặt bàn thờ xung với cửa ra vào, đường đi đâm thẳng vào là một đại kỵ trong phong thủy. Việc này làm mất đi sự tôn kính và linh thiêng. Vì bàn thờ là nơi nương tựa của những người đã khuất, đặt ở vị trí này rất dễ bị gió thổi vào, bát hương và vật phẩm dễ đổ vỡ sẽ khiến linh khí khó hội tụ. Dễ đón phải sát khí vào bên trong.

Vị trí xung với cửa khiến gia chủ bị tổn hại về sức khỏe và tài lộc. Cần hóa giải bằng cách dùng rèm che, vách ngăn hoặc bình phong.

Đặt bàn thờ gần những khu vực mất vệ sinh

Là chốn tâm linh nhất trong ngôi nhà, không nên đặt bàn thờ ở những khu vực mất vệ sinh như nhà tắm, nhà vệ sinh, thùng rác… Những nơi này được cho là chứa đựng nhiều ô uế bẩn thỉu sẽ làm ảnh hưởng đến linh khí của ngôi nhà.

Nếu phạm đại kỵ này sẽ khiến gia chủ và mọi người hao hụt tiền tài, bệnh tật quang năm, công việc sự nghiệp không suôn sẻ, dễ gặp phải tiểu nhân hãm hại.

Hóa giải bằng cách bài trí thêm cây xanh để lọc không khí. Tạo điều kiện để ánh sáng tự nhiên có thể vào bên trong. Dùng rèm hoặc bình phong để ngăn giữa không gian thờ với các khu vực đó. Hoặc dùng thêm những vật phẩm phong thủy để giải uế.

Đặt bàn thờ dưới gầm cầu thang – xà ngang

Trong phong thủy bàn thờ, đây cũng là một đại kỵ lớn cần tránh. Việc đặt bàn thờ ở dưới gầm cầu thang hoặc xà ngang khiến tạo cảm giác áp lực. Trong khi bàn thờ lại là nơi yên nghỉ của người đã khuất, việc áp lực như vậy mang đến những đen đủi về sức khỏe và tiền tài cho gia chủ.

Hóa giải bằng cách làm trần để che đi xà ngang hoặc treo thêm đèn rủ để hóa giải sát khí.

Đặt bàn thờ trong phòng ngủ

Phòng ngủ là nơi riêng tư và rất cá nhân. Việc đặt bàn thờ trong phòng ngủ khiến không gian thờ cúng mất đi tính trang nghiêm và tôn kính. Đặc biệt nếu đặt bàn thờ trong phòng ngủ của vợ chồng thì dễ gây bất hòa, tranh cãi…

Hóa giải bằng cách sử dụng những vách ngăn để ngăn không gian thờ cúng với không gian ngủ.

Để đồ dưới bàn thờ

Không nên tận dụng khu vực dưới bàn thờ để chứa những đồ dùng cá nhân không liên quan đến việc thờ cúng. Khu vực dưới bàn thờ cũng cần đảm bảo được dọn sạch, gọn gàng.

Hóa giải bằng cách lấy hết những đồ dùng không liên quan đến việc thờ cúng ra khỏi khu vực dưới bàn thờ.

Đồ cúng trên bàn thờ

Theo phong thủy, tất cả đồ lễ cúng trên bàn thờ như trái cây, bánh kẹo, đồ ăn… sau khi đã cúng xong cần hạ xuống để thụ lộc. Không nên để từ ngày này qua ngày khác sẽ không tốt. Đặc biệt là không nên để tiền mặt và lễ cúng mặn trên bàn thờ lâu.

Ánh sáng và gió chiếu trực tiếp vào bàn thờ

Là nơi hội tụ nhiều linh khí, và cũng là nơi yên nghỉ của người đã khuất, bàn thờ đại diện cho yếu tố âm. Trong khi những năng lượng thiên nhiên như ánh sáng mặt trời, gió… mang yếu tố dương. Khi chiếu thẳng vào bàn thờ sẽ làm biến động năng lượng, mất thế cân bằng.

Gió thổi quá to cũng dễ khiến vật phẩm cúng bái lung lay, dễ bị động và phạm phải phong thủy. Hóa giải bằng cách sử dụng rèm che, bình phong… để ngăn và làm tán đi luồng năng lượng tự nhiên đi vào quá mạnh. Hoặc dùng đôi lộc bình để hài hòa lại âm dương.

Gương đối diện bàn thờ

Trong phong thủy, gương là một đồ dùng ẩn chứa nhiều thứ ma quỷ. Việc đặt gương đối diện với bàn thờ sẽ là điều cực kỳ đại kỵ. Việc này khiến thần phật khó hiển linh, khiến gia đình gặp phải đen đủi, tai họa.

Hóa giải bằng cách dỡ gương hoặc dùng vải phủ che kín gương lại.

Đặt bàn thờ ở vị trí quá nóng

Tương tự như việc ánh sáng chiếu trực tiếp vào bàn thờ. Việc đặt bàn thờ ở nơi quá nóng đồng nghĩa với dương khí quá mạnh sẽ khắc chế phần âm, tác động xấu đến linh khí của ngôi nhà.

Hóa giải bằng cách sử dụng đôi lộc bình để cạnh bàn thờ, giúp cân bằng âm dương. Hoặc có thể dùng tiểu cảnh, bình phong để giảm sức nhiệt, tránh phạm vào không gian thờ cúng.

Để bàn thờ không sạch sẽ

Bàn thờ là nơi yên nghỉ và nương tựa của ông bà tổ tiên. Là nơi thể hiện sự tôn kính và trang nghiêm của người dương dành cho người âm. Do vậy, cần tránh việc để cho bàn thờ quá bừa bộn và bẩn. Lúc nào cũng phải đảm bảo không gian thờ cúng sạch sẽ. Bàn thờ bẩn ảnh hưởng đến sức khỏe và tài vận của gia đình, đặc biệt là người nam nhân.

Đặt bàn thờ gần lối đi lại

Vị trí bàn thờ ở ngay lối đi lại đông người sẽ bị động bởi những tiếng ồn. Đó là một tối kỵ trong phong thủy bàn thờ.

Hóa giải bằng cách dùng thêm vách ngăn chắn giữa lối đi, vừa giảm tiếng ồn, vừa tạo không gian riêng cho việc cúng bái.

Tự ý dịch chuyển bàn thờ

Tự ý di chuyển hoặc thay đổi vị trí đặt của bàn thờ là một điều cấm kỵ. Đặt biệt việc di chuyển khi chưa được phép của thần phật, ông bà tổ tiên… sẽ khiến bề trên giận dỗi, phật lòng. Việc này có thể khiến gia chủ dễ rước vạ vào thân, đen đủi đủ đường.

Hóa giải bằng cách làm lễ, xin đài âm dương trước khi dịch chuyển bàn thờ.

Để đồ điện bên phải bàn thờ

Không nên đặt đồ điện vào bên tay phải của bàn thờ. Điều này sẽ phạm vào sát khí Bạch Hổ, dễ khiến gia chủ và những thành viên trong ngôi nhà gặp phải tai họa.

Hóa giải bằng cách thử đặt một đôi long quy hoặc tỳ hưu để giảm sát khí, cải thiện phong thủy.

Phong thủy trong việc lập và đặt bàn thờ cực kỳ quan trọng. Không chỉ chú trọng về việc chọn mua bàn thờ, bạn cũng nên tìm hiểu kỹ càng những điểm cấm kỵ này để tránh rước vào thân những chuyện chẳng lành nhé.

Hướng đặt bàn thờ chuẩn phong thủy hút tài lộc

Là chốn tâm linh nhất trong gia đình, bố trí bàn thờ cần chú trọng đến yếu tố phong thủy. Đây cũng là khía cạnh nhận được rất nhiều sự quan tâm.

Các gia chủ nên tìm hiểu kỹ càng về phong thủy bàn thờ, để đảm bảo vật dụng này có thể mang lại may mắn, tài lộc cho gia đình, tránh phạm tối kỵ, đại kỵ…

Chọn nơi đặt bàn thờ như thế nào là đúng?

Cần xem xét đến các tiêu chí kích thước, vị trí và hướng đặt bàn thờ trước khi chọn đặt bàn thờ ở đâu. Bên cạnh đó, cũng cần chọn mẫu bàn thờ phù hợp với phong cách kiến trúc của ngôi nhà.

Một ngôi nhà mới được xây dựng thì nên định hình phong cách thiết kế để xác định mẫu bàn thờ phù hợp nhất. Điều này tạo nên thế cân bằng, tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu cho những thành viên đang sinh sống trong nhà.

Đặc biệt, tuyệt đối không đặt bàn thờ ở những khu vực mất vệ sinh, ô uế, không đặt dưới chân cầu thang, những lối đi thường có người qua lại… Hoặc nhà có nhiều thú cưng, trẻ em thì nên cân nhắc đặt bàn thờ lên phía trên cao. Tốt nhất nên đặt bàn thờ hướng ra ngoài cửa chính.

Quá trình dọn dẹp và vệ sinh bàn thờ cần tránh làm đổ bể, rơi rớt những vật dụng và lễ phẩm bày trí trên bàn thờ. Đặc biệt, nên thắp hương tối thiểu một lần mỗi ngày và thay nước cúng. Đặt lễ cúng và thắp hương vào những ngày Mồng Một, Rằm.

Việc lập bàn thờ cực kỳ quan trọng và cần đảm bảo những nguyên tắc dưới đây để tránh phạm đại kỵ trong phong thủy:

Theo phong thủy, vị trí lập bàn thờ nên tuân theo “Tọa cát – Hướng cát”. Điều này nghĩa là việc lập bàn thờ cần phải chú trọng ở cả vị trí và hướng đặt. Do vậy tuyệt đối không đặt bàn thờ ở những vị trí kiêng kỵ như: Lục Sát, Tuyệt Mệnh, Họa Hại, Ngũ Quỷ.

Đặt bàn thờ nên cân nhắc đặt ở các hướng tốt như Diên Niên, Sinh Khí, Thiên Y, Phục Vị. Không nên đặt ở hướng ngược với hướng của ngôi nhà, tránh các hướng Tây Nam và Đông Bắc.

Theo truyền thống, gian chính của ngôi nhà thường là nơi để lập bàn thờ gia tiên. Tuy nhiên đây cũng là khu vực được cho là phòng khách vì là chỗ tiếp nhiều người. Do đó, hiện nay vẫn có nhiều gia đình chọn cách đặt bàn thờ ở gian chính (phòng khách). Mặc dù vậy, nếu nhà ở có diện tích rộng thì vẫn nên ưu tiên làm phòng thờ ở không gian riêng.

Việc làm phòng thờ ở không gian riêng tránh được việc người ngoài đi vào trong nhà đã nhìn thấy bàn thờ trước tiên. Là chốn tâm linh nên bàn thờ cần sự yên tĩnh, không phô trương.

Gian chính là nơi hội tụ nhiều sát khí từ bên ngoài vào nên việc đặt bàn thờ ở đây cũng không tốt về mặt phong thủy. Ngoài ra, trong quá trình cúng bái, người cúng đứng quay lưng ra cửa sẽ tạo cảm giác khó tập trung, bất an, lo lắng.

Tóm lại nên xem xét vị trí đặt bàn thờ hợp lý nhất, đặc biệt là với những nhà ở vừa mới xây. Bên cạnh đó, do diện tích và không gian của nhà chung cư và nhà đất khác nhau nên cần lưu ý một số vấn đề sau trong phong thủy bàn thờ:

  • Nhà đất: Đây là dạng nhà ở truyền thống nên việc đặt bàn thờ cần tuân thủ theo nguyên tắc từ bao đời nay của cha ông để lại. Theo đó, bàn thờ và không gian thờ cúng cần đặt ở vị trí cao hơn sàn nhà. Với những nhà cao tầng thì cần đặt bàn thờ ở tầng trên cùng. Phía trước bàn thờ cần là những không gian trang nghiêm, không ồn ào.
  • Chung cư: Không gian sinh hoạt của nhà chung cư đều tập trung ở một mặt sàn. Do vậy, nên đặt bàn thờ ở khoảng trung tâm giữa mặt bằng của chung cư. Nếu được, nên làm hẳn một không gian thờ cúng riêng. Nếu không, cần đặt bàn thờ ở thế trung lập, không thuộc hoàn toàn vào một phòng nào. Trường hợp diện tích quá nhỏ hẹp thì bàn thờ cần có màn che, vị trí đặt cần thể hiện được sự tôn nghiêm bậc nhất.

Mẫu Bàn Thờ Bằng Gỗ Chung Cư

Phong thuỷ trong phòng thờ

Phong thủy luôn luôn là một yếu tố vô cùng quan trọng khi lập bàn thờ. Nếu hợp phong thủy, gia chủ và cả gia đình của bạn sẽ có cơ hội nhận được nhiều may mắn, tài lộc, mọi việc hanh thông và suôn sẻ. Nhưng nếu phạm phong thủy thì sẽ gặp phải nhiều điều không lành trong cuộc sống.

Trong không gian thờ cúng có thể bài trí thêm một số vật phẩm phong thủy hợp mệnh và hợp tuổi với gia chủ. Chẳng hạn như tranh phong thủy, cây cảnh phong thủy… Khi trang trí phòng thờ cúng bằng các vật phẩm phong thủy cần cân nhắc đến mệnh của gia chủ. Mọi yếu tố cần đảm bảo cân bằng, hài hòa nhất có thể.

Phòng thờ và bàn thờ cũng sẽ nổi bật và trang trọng hơn nhờ vào ánh sáng màu. Do vậy, vấn đề đèn điện cũng nên được chú trọng. Dưới đây là một số yếu tố phong thủy trong phòng thờ nên biết:

Người lập bàn thờ

Theo phong thủy, người lập bàn thờ nên là nam trong một gia đình, phụ nữ đang mang thai tuyệt đối không nên là người lập bàn thờ hoặc đụng vào bàn thờ. Bởi thường phụ nữ mang thai mang nhiều tạp khí. Trước khi lập bàn thờ, người lập phải tắm rửa hoặc rửa tay sạch sẽ, tâm thiện, thành kính.

Nam gia chủ bốc bát hương là tốt nhất. Phong thủy cũng đề cập đến việc không cần nhờ thầy cúng lập bàn thờ hoặc bốc bát hương. Mà theo Bàn thờ Tận Tâm chỉ cần là gia chủ và thực sự thành tâm là được.

Thời điểm lập bàn thờ

Thời điểm lập bàn thờ trong phong thủy cực kỳ quan trọng. Nó có thể tác động tiêu cực hoặc tích cực đến cuộc sống của gia đình. Thời điểm lập bàn thờ nên trùng với nhập trạch, hợp với tuổi và mệnh của chủ nhà. Bên cạnh đó cũng nên chú ý đến thời gian xuất hiện sao Bát Bạch để hóa sát.

Kích thước bàn thờ

Kích thước được thiết kế tương xứng với kích thước lỗ ban. Thước lỗ ban là loại vật dụng dùng chuyên cho việc đo đạc bàn thờ, vật phẩm cúng bái… Trên đó thường chứa cung linh, sinh khí, phúc… Cần chọn kích thước bàn thờ tương ứng với các cung này để tốt về mặt phong thủy cho gia đình.

Về chiều cao của bàn thờ thì nên phù hợp với chiều cao của những người trong gia đình hoặc gia chủ. Bàn thờ thấp thì thiếu đi tính trang nghiêm, cao quá thì không thuận tiện trong quá trình khấn bái.

Bàn thờ đẹp tại Đồ Thờ Hưng Vũ

Ánh sáng bàn thờ

Ánh sáng là yếu tố rất quan trọng trong phong thủy bàn thờ. Cần đảm bảo ánh sáng về cả ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo từ đèn điện. Ánh sáng mang lại cảm giác ấm áp, gần gũi nhưng không kém phần trang nghiêm. Tránh những loại đèn điện có ánh sáng quá nổi bật hoặc lòe loẹt.

Bên cạnh đó cũng tránh việc lắp quá nhiều bóng đèn, đèn cũng không nên có ánh sáng chiếu trực tiếp vào người lúc làm lễ để tránh phạm phong thủy.

Bày biện trên bàn thờ

Cuối cùng việc bày trí những vật phẩm (lư hương, chén dĩa, di ảnh…) trên bàn thờ cũng cần tuân theo phong thủy. Tổng hòa khi sắp xếp xong cần thực sự cân đối, không rối mắt.

Màu sắc bàn thờ

Bàn thờ là chốn tâm linh và riêng tư. Do vậy nên có màu sắc nhã nhặn, thể hiện được sự trang nghiêm vốn có. Những màu chủ đạo có thể tham khảo như: Vàng kem, nâu, vàng đỏ, màu gỗ, màu sơn mài… Tránh dùng những màu sáng sẽ làm giảm đi tính nghiêm trang của không gian thờ tụng.

Cách sắp xếp và bài trí bàn thờ gia tiên phù hợp

Một vài cách sắp xếp và bài trí bàn thờ gia tiên thì đều phải lưu ý tới yêu tố như:

  • Quan trọng nhất của bàn thờ là bát hương. Đây được ví như ngôi nhà để các cụ trong gia đình đi về vậy. Bát hương trên bàn thờ có nhiều cách đặt và thờ khác nhau, nhưng theo cổ lễ thì bát hương trên ban thờ thường ứng với các số lẻ.
  • Bát hương tối kỵ dùng màu vàng thờ gia tiên vì màu vàng là màu hoàng đế chỉ dành thờ quân, thần hoặc các vị thời trước có tước vị trong hoàng tộc. Trong bát hương nên dùng tro sạch đốt từ rơm rạ thơm phủ đầy lòng bát hương.

Trước khi bài trí bàn thờ đẹp, gia chủ cần sắp xếp và bài trí bàn thờ đúng cách. Bởi lẽ, việc bài trí lộn xộn rất dễ phạm phải hung kỵ tiêu trừ linh khí, khiến con cháu ốm đau, bất hòa, gia tự không yên ổn.

Bài trí bàn thờ gia tiên đúng cách như sau:

Dưới đây là một số vật phẩm không thể thiếu trên bàn thờ:

  • Bài vị, di ảnh tổ tiên, tiền nhân: Di ảnh thờ thường được đặt hoặc định vị ở vị trí chính giữa bàn thờ, nếu có nhiều di ảnh thì nên bài trí theo thứ tự vai vế từ cao tới thấp và từ trong ra ngoài.
  • Khánh thờ hoặc ngai (nếu có): Thường được dùng trong gia đình có tiền nhân là những người có địa vị chức tước từ xưa, khánh hoặc ngai thờ thường được bố trí tại vị trí giữa bàn thờ.
  • Bộ đỉnh hạc: Gồm đôi hạc và một đỉnh đôi hạc được đặt chầu đỉnh ở giữa. Bộ đỉnh hạc hướng về phía di ảnh, bài vị tổ tiên, tiền nhân.
  • Bát hương: Bát hương được đặt tiếp theo sau vị trí đỉnh hạc.
  • Mâm bồng: Tiếp sau bát hương là vị trí của mâm bồng dùng để đựng hoa quả, bánh kẹo.
  • Bộ chén nước
  • Ống đựng hương
  • Bình đựng hoa
  • Đũa thờ
  • Đèn dầu
  • Hũ đựng muối, gạo

Những vật phẩm còn lại được bài trí bên ngoài của bàn thờ. Tuy nhiên cũng cần sắp xếp sao cho hợp lý, hài hòa, thể hiện được không gian thờ cúng thanh tịnh, trang nghiêm.

Tại sao nên chọn Đồ Thờ Hưng Vũ để mua bàn thờ gia tiên

Với hàng trăm mẫu bàn thờ đẹp, bàn thờ chung cư, bàn thờ treo tường,  bàn thờ cao cấp,… Được sản xuất và trưng bày tai showroom

Nếu bạn đang muốn tìm mua bàn thờ gia tiên đẹp thì không bể bỏ qua xưởng sản xuất của chúng tôi. Đồ Thờ Hưng Vũ là đơn vị đã có trên 20 năm thiết kế và sản xuất bàn thờ cho hàng nghìn khách hàng

Với đội ngũ tay nghề lâu năm, khi khách hàng lựa chọn chúng tôi sẽ luôn được yên tâm về chất lượng và giá cả

Ngoài ra, khi lựa chọn Đồ Thờ Hưng Vũ thì quý khách sẽ nhận được:

  • Chất lượng gỗ đúng chủng loại 100%; gỗ đã được qua xử lý chống mối mọt cong vênh
  • Chất lượng sản phẩm: Trong ngoài như nhau
  • Phần sơn son thếp bac được bảo hành 10 năm
  • Sơn Pu, vesni bảo hành 5 năm
  • Tuổi Thọ: Dùng càng lâu năm càng có giá trị theo đồ cổ
  • Chạm khắc tinh xảo.
  • Thời gian đúng hẹn.
  • Hỗ trợ vận chuyển bán kính 30km.
  • Uy tín làm nên thương hiệu

Trên đây là thông tin về các mẫu bàn thờ đẹp mà Đồ Thờ Hưng Vũ đang cung cấp cho khách hàng. Hy vọng qua nội dung trên các bạn sẽ lựa chọn được bàn thờ gia tiên ưng ý.

Nếu có nhu cầu đặt mua và thiết kế bàn thờ thì hãy liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất nhé!

Thông tin liên hệ

Đồ Thờ Hưng Vũ

Địa chỉ: 36 Xóm Ngã Tư – Xã Sơn Đồng – Huyện Hoài Đức – Tp. Hà Nội

Hotline – Zalo: 0908.867.888

Số điện thoại: 0907.200.988

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *