Làng nghề Sơn Đồng | Làng nghề điêu khắc – đồ thờ tại HN

Làng nghề Sơn Đồng địa phận thuộc huyện Hoài Đức – Thành Phố Hà Nội. Sơn Đồng cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km theo hướng Tây bắc.

Từ Bờ Hồ đi theo hướng Cửa Nam ra đường Trần Phú – Kim Mã – Cầu Giấy – thẳng lên quốc lộ 32 đến ngã tư Trôi. Từ ngã tư thị trấn Trạm Trôi đi vào khoảng gần 2km là du khách đã đặt chân tới làng nghề mỹ nghệ Sơn Đồng

Làng nghề Sơn Đồng được coi là “thế giới” của những tượng Phật, đồ thờ. Nhìn khung cảnh của xã Sơn Đồng hôm nay sầm uất chẳng khác gì thị trấn ở phố huyện, với không khí nhộn nhịp, vội vã, các nhà hàng ăn uống, dịch vụ kinh doanh, biển hiệu công ty san sát hai bên đường

Tượng Phật Sơn Đồng cũng là một sản phẩm của làng nghề Sơn Đồng xã thuộc huyện Hoài Đức, Hà Nội, Việt Nam. Đây là một làng nghề nổi tiếng với thương hiệu đồ thờ sơn đồng.

Các sản phẩm chủ yếu của làng là đồ thờ tâm linh, được tạo ra bởi các nghệ nhân có tay nghề cao trong việc tạc tượng, chạm, khắc và sơn tô tượng. Mặc dù hiện tại làng chủ yếu làm nghề mộc, nhưng thực chất, đây là một làng bách nghệ tồn tại từ hàng nghìn năm nay. Trước đây, làng còn có khu trồng dâu và nuôi tằm. Lễ hội làng Sơn Đồng cũng gắn liền với sự tích Hai Bà Trưng đánh giặc.

Truyền thuyết về làng nghề Sơn Đồng

Thái Phó Đào Trực hóa hiệu vi Tự. Vào khoảng thời Ngô Vương, Loạn 12 sứ quân, có đôi vợ chồng ở Bạch Hạc Phong châu, già cả chưa có mụn con, nghe tiếng núi Sài Sơn (Phổ Đà, núi Thầy) ở Quốc Oai linh thiêng nên xuôi theo sông Thao, sông Hát đến cầu tự

Cụ bà nằm mơ sao sáng rơi và nuốt vào bụng, sau 12 tháng sinh 1 bé trai khôi ngô tuấn tú đặt tên là Nguyễn Đào Trực. Chàng Đào Trực được dạy dỗ bởi nhiều bậc thầy tinh thông văn võ , trong số các thầy có cả Tiên Nhân chứ không chỉ người thường .

Chàng Đào Trực được dạy dỗ bởi nhiều bậc thầy tinh thông văn võ, trong số các thầy có cả Tiên Nhân chứ không chỉ người thường. Khi cha mẹ qua đời, chàng đem hết tiền bạc, nhà cửa, ruộng vườn chia cho dân chúng rồi đi ngao du sơn thủy.

Đi tới địa phận làng Sơn Đồng (nay thuộc huyện Hoài Đức – Hà Nội), thấy thế đất hình con Dơi (Phúc) lại có long chầu hổ phục liền ở lại dựng trường dạy học.

Trường xây hình chữ Nhị, có kẻ xấu bụng tấu lên triều đình cho chàng có ý thoán nghịch. Được tin quan quân về dò xét, chàng cùng dân chúng rước tượng Phật ở chùa gần đó về bày ở tiền đường coi như là Phật Điện, quan quân rút đi. Chàng tiếp tục dạy học và truyền nghề tạc tượng cho dân xứ ấy

Khi nhà Tống mang quân xâm lược, Lê Hoàn Hoàng Đế truyền người hiền giúp nước, chàng Đào Trực dựng cờ tụ hiền sĩ theo vua đánh giặc, giúp diệt tướng Hầu Nhân Bảo.

Vua phong ông là Lê Công Thái Phó ban thực ấp ở Quốc Oai. Sau khi hóa, ngôi trường dạy học chữ nhị đó, phía sau biến thành đền thờ gọi là Đền Thượng, gia tiền đường thờ Phật biến thành chùa gọi là Chùa Diên Phúc.

Dân ở vùng đó nổi tiếng nghề tạc tượng Phật do ông dạy nên tôn ông là thánh sư, Tiền Lê Triều Thái phó, Lê tướng công nguyên soái đẳng thần. Thánh Hậu Vương Từ .

Trước khi Chàng Đào Trực tới Sơn Đồng thì ở đó đã có làng và có 1 ngôi đình thờ nhân thần không rõ là ai, có người gọi là Vương Thanh Cao.

Khi vua Lê Lợi đi qua cho hỏi dân tình rồi cấp tiền cho dân thờ phụng 2 vị gồm:

  • Đương cảnh thành hoàng Hùng Triều
  • Thái Phó Đào Trực

Đồ Thờ Hưng Vũ

Lịch sử làng nghề Sơn Đồng

Làng nghề ở Sơn Đồng là làng nghề đục, khắc tượng và làm đồ thờ truyền thống, có lịch sử hình thành và tồn tại hàng trăm năm nay. Kỹ thuật sơn son thếp vàng tinh xảo tại đây được đánh giá cao.

Thời Pháp thuộc, nhiều người thợ ở Sơn Đồng đã được Nhà nước bảo hộ và phong tặng danh hiệu nghệ nhân. Từ những gốc mít già xù xì, qua bàn tay tài hoa của những người thợ, nhiều pho tượng lớn nhỏ đã hình thành, chứa đựng tâm tư, tình cảm, sự tôn kính của người dân, gửi gắm những mong cầu cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Tương truyền, làng nghề Sơn Đồng đã hình thành và phát triển được hàng ngàn năm, kể từ khi nền văn hoá Phật giáo được truyền bá vào Việt Nam. Trong thời kỳ phong kiến, làng nghề có hàng trăm người thợ được phong Tước bá hộ kỹ nghệ (nay gọi là nghệ nhân). Các dấu ấn vật thể 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội đều có đôi bàn tay tài hoa của người nghệ nhân Sơn Đồng tham gia như Văn miếu Quốc Tử Giám, Khuê Văn Các, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, chùa Một Cột…

Làng nghề mỹ nghệ Sơn Đồng từng bị mai một vào những năm kháng chiến chống Mỹ và thời kỳ bao cấp, nhưng sau đó đã được các nghệ nhân Nguyễn Chí Dậu và Nguyễn Đức Cường khôi phục vào năm 1983.

Cụ Nguyễn Chí Dậu, nghệ nhân từ thời thuộc Pháp đã quyết định khôi phục nghề truyền thống bằng việc đứng ra tổ chức lớp học nghề chạm khắc gỗ và sơn mài, cốt là để truyền nghề cho con cháu. Hơn 30 học viên ngày đó, bây giờ đã trở thành những người thợ giỏi, chủ cơ sở sản xuất lớn trong làng và đang tiếp tục truyền nghề cho thế hệ trẻ.

Đến nay, việc truyền nghề của làng chủ yếu là gia truyền, truyền nghề trực tiếp, cha truyền cho con, con truyền cho cháu, cứ thế nối tiếp thế hệ trước cho thế hệ sau mà không có tư liệu ghi chép. Trải qua những thăng trầm để tồn tại một làng nghề nghìn năm tuổi, ngày nay, người dân Sơn Đồng đã lấy ngày 6 tháng 2 âm lịch hàng năm là ngày hội làng, con cháu ở khắp nơi về sum họp, tế lễ thành hoàng làng.

Hiện nay, cả xã có chục nghìn lao động làm nghề thủ công mỹ nghệ thường xuyên, trong đó có đến hơn một nửa là thợ giỏi và nhiều thợ giỏi được tôn vinh, phong danh hiệu nghệ nhân.

Sản phẩm của Làng nghề mỹ nghệ Sơn Đồng chiếm khoảng trên 50% thị phần toàn quốc về tượng và đồ thờ sơn son thếp vàng, thếp bạc phủ màu hoàng kim, phục vụ mảng đời sống văn hoá tâm linh, tín ngưỡng của người dân.

Điều đáng nói là khách hàng cần đặt làm bất cứ pho tượng thờ nào thì người thợ nơi đây đều làm được ngay mà không cần mẫu sinh kề (mẫu có sẵn). Các pho tượng đều trở nên có hồn qua đôi bàn tay khéo léo của người thợ. Để làm được điều đó, đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm, hiểu được các điển tích, tính cách, chức vụ, vị trí của từng pho tượng trong tâm thức để rồi thổi hồn vào các tác phẩm.

Lịch sử làng nghề sơn đồng

Thương hiệu “làng nghề Sơn Đồng”

Sau gần một thiên niên kỷ hình thành và phát triển, giờ đây làng nghề Sơn Đồng đã vang danh khắp miền tổ quốc và trên cả nhiều quốc gia trên thế giới.

Những sản phẩm được tạo ra vô cùng sắc xảo và sinh động. Có thể nói gần như trong các chùa chiền, nhà thờ, nhà cúng lớn nhỏ đều có những pho tượng hay đồ thờ cúng, trạm trổ, sơn son thiếp bạc do nghệ nhân làng nghề Sơn Đồng tạo ra.

Kế thừa những truyền thống cha ông để lại, song các lớp thợ trẻ cũng không ngừng mày mò, sáng tạo, đổi mới sao cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Những lớp thợ trẻ ngày nay không những kế thừa những nét tài hoa về tay nghề, mà còn rất năng động trong sự biến đổi của thị trường. Giúp cho thương hiệu “làng nghệ Mỹ nghệ Sơn Đồng” ngày càng phát triển mạnh mẽ và rộng lớn.

Làng nghề Sơn Đồng giờ đây không chỉ đơn thuần là một làng nghề nữa mà nơi đây đã trở thành một biểu tượng, nét đẹp về văn hóa của đất nước. Trở thành nơi tham quan du lich hấp dẫn cho du khách cả trong và ngoài nước.

Ngày 10/6/2002, Chủ tịch UBND xã Sơn Đồng ra Quyết định số 20/QĐ-UB thành lập Hiệp hội Làng nghề Mỹ nghệ Sơn Đồng. Cùng với đó, để bảo vệ và xây dựng thương hiệu làng nghề Sơn Đồng ngày càng phát triển bền vững, năm 2013, làng nghề mỹ nghệ xã Sơn Đồng đã triển khai thủ tục Đăng ký nhãn hiệu tập thể nghề điêu khắc, tạc tượng và đồ thờ sơn son thếp vàng, bạc Sơn Đồng.

Tháng 9/2015, Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học Công nghệ đã ra quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn cho Hội làng nghề mỹ nghệ xã Sơn Đồng quản lý và sử dụng Nhãn hiệu 20 nhóm sản phẩm làm từ gỗ sơn son thếp vàng, thếp bạc.

Làng nghề Sơn Đồng

Bài hát Sơn Đồng Quê Mình

Làng quê tôi mười xóm

Như hai bàn tay mười ngón

Có lũy tre vây quanh làng

Đồng lúa xanh bao quanh làng

Tiếng sáo diều trong gió lang thang

Làng quê tôi mười xóm mà có bao nhiêu tình nghĩa!

Những tháng năm bao gian khổ

Tuy thiếu ăn không thiếu học

Bao trai tài gái đảm đang

Đế Sơn Đồng quê mình!

Nơi đất lành sinh anh tài

Còn đây nêu vẻ vể vang

Còn đây pho tượng ngàn năm

Tình quê dẫu xuôi ngược nhớ hội mùa xuân

Nhớ con đường xóm nhỏ gạch xô

Ôi quê tôi! Quê tôi hai tiếng Sơn Đồng

Biết mấy yêu thương

Ơi Sơn Đồng quê mình!

Nơi đất mẹ bao ân tình

Đế Sơn Đồng quê mình!

Bao tự hào đất làng quê!

Làng quê tôi mười xóm

Như hai bàn tay mười ngón

Có lũy tre vây quanh làng

Đồng lúa xanh bao quanh làng

Tiếng sáo diều trong gió lang thang

Làng quê tôi mười xóm mà có bao nhiêu tình nghĩa!

Những tháng năm bao gian khổ

Tuy thiếu ăn không thiếu học

Bao trai tài gái đảm đang

Đế Sơn Đồng quê mình!

Nơi bao đời thân nghĩa tình

Vần thơ câu đối đỏ mừng xuân

Đời vui nhớ người mặn gừng cây

Dù ai đi xuôi ngược chống nẻo ngàn phương

Vấn vương về xóm nhỏ làng quê

Ôi quê tôi! quê tôi! hai tiếng Sơn Đồng

Biết mấy yêu thương

Ơi Sơn Đồng quê mình!

Nơi đất mẹ bao ân tình

Đế Sơn Đồng quê mình!

Bao tự hào đất làng quê!

Ơi Sơn Đồng quê mình!

Nơi đất mẹ nơi ân tình

Nơi Sơn Đồng quê mình!

Bao tự hào đất làng quê!

Bài thơ về làng nghề Sơn Đồng

Sơn đồng trước Tỉnh Hà đông

Nhờ ơn Thiên Địa hóa Rồng bay lên

Nhân hòa Địa lợi Ân Trên

Con người vượt khó làm nên Đất này

Bán kem Đổi dép Kéo cày

Vô Nam Bò bía hàng ngày lo toan

Khai hoang lên tận Tuyên quang

Khó khăn không hết quay sang Lâm đồng

Kiên nhẫn Trời chẳng phụ công

Tìm tòi sáng tạo thành công đến rồi

Giờ Ai có đến Quê Tôi

Làng xóm thay đổi rạng ngời niềm tin

Nghề xưa Các Cụ giữ gìn

Truyền cho Con Cháu tầm nhìn tiến xa

Không chỉ phục vụ trong Nhà

Đồ Thờ Tượng Phật vươn ra thị trường

Người Làng cần mẫn muôn phương

Hoành phi Câu đối Giá gương… phục hồi

Xưởng Mộc xây dựng nơi nơi

Trong Xóm ngoài Ngõ đồng thời Ngã tư

Người Tài mở Xưởng vốn dư

Quảng cáo trên Mạng Ti vi trên Đài

Tượng pháp xuất tận Nước ngoài

Chưa kể Người đặt Xứ Đoài Xứ Đông

Chùa chiền Đình Miếu khởi công

Ắt có Người thợ Sơn đồng ra tay

Còn Ai mua lấy đồ ngay

Cửa hàng bán sẵn trưng bày khắp nơi

Chất lượng mẫu mã tuyệt vời

Hàng hóa đẹp đẽ sực mùi gỗ then

Khắp Làng Ngõ dưới Thôn trên

Tiếng đục tiếng đẽo tiếng rền máy cưa

Chịu khó chẳng quản nắng mưa

Cho đúng tiến độ kịp đưa trả hàng

Ai ai cũng vội cũng vàng

Nhưng mà vui lắm cười vang trong ngoài

Không còn những tiếng thở dài

Không còn ta thán phận người Thôn quê

Nhà cửa Con cái đề huề

Ô tô Xe máy đi về thênh thang

Vui nhất Tết đến Xuân sang

Làng được công nhận là Làng Nghề Tinh

Chế tác mỹ nghệ dân sinh

Cả Làng đoàn kết giữ vinh dự này!!!

Quê Tôi Sơn đồng tác giả Nguyễn Đức Dũng (con cụ Nguyễn Đức Luyến)

Quê tôi vùng đất Sơn đồng

Tạo hóa bồi đắp Sông hồng phù sa

Sông Đáy Sông Tích Sông Đà…

Bên dãy Tam Đảo, xa xa Ba Vì

Truyền thống hiếu học nhất nhì

Tiến sỹ đỗ đạt được ghi Bia Rùa

Rêu phong cổ kính Đình Chùa

Thơm danh văn vật từ xưa tới giờ

Tên Xóm mộc mạc nên thơ

Xóm Đình Xóm Rảnh Ngõ Rô Ngõ Đồng

Xóm Hàn Xóm Thượng Xóm Đông

Trại Chiêu Ngõ Gạch ngoài đồng Trại Xa

Tiếng quê dân dã nôm na

Cổng Đũn Đình Chợ sao mà chứa chan

Bà Tơ Thái học Cầu Quan

Đầm Trên Đầm Dưới Đồng Lang Đồng Thìa

Bờ Đơm Cột mốc phân chia

Đồng Nhém Đìa Cậy ơ kìa Vườn rau

Đình Đông kẻ trước người sau

Trần gian hẹn ước gặp nhau Suối vàng …

Gạch đỏ lát suốt cả Làng

Nghiêng nghiêng sạch sẽ đường hoàng ngõ quê

Lên Đình bệ vệ đôi Nghê

Trang nghiêm Từ Vũ làng nghề cúng dâng

Dân Làng sùng kính Thổ công

Cả năm cúng lễ Miếu hồng nến hương

Lễ hội phong tục địa phương

Bánh Dầy Bánh Cuốn tinh tươm mọi nhà

Giằng Bông Rước Mẫu Chọi Gà…

Tháng hai Mùng sáu lịch Ta nhớ ngày !

Đầu Làng đắp một câu hay:

“Làm Quan làm Tướng cổng này mà ra” !

Quy trình chế tác và sản phẩm

Về quy trình chế tác, ngoài công thức chung kế thừa của cha ông thì mỗi nghệ nhân ở Sơn Đồng cũng có những thủ pháp, những bí truyền với cách phân, quân tỷ lệ không hoàn toàn giống nhau.

Chẳng hạn một nghệ nhân khi đục pho tượng Phật bà Quan Âm ngồi thường là đục bốn diện (khuôn mặt tính từ chân tóc tới cằm gọi là “mặt diện”. Trong giải phẫu tạo hình hiện đại gọi là “một đầu”). Nhưng cũng có khi Phật ngồi chỉ có ba diện rưỡi, hoặc bốn diện rưỡi. Cũng có khi làm một pho tượng đứng phải “dựng” tới bảy diện. Điểm chung giữa các nghệ nhân khi làm tượng là đều lấy diện (bằng một đầu) làm chuẩn để tính tỷ lệ.

Tỷ lệ tượng ngồi bằng bốn diện và tượng đứng bằng bảy diện. Ngoài ra, về chiều cao thân tượng thì phải tuân thủ theo một số công thức sau: rộng vai tượng: từ 2 đến 4 diện; dài tay: 3 diện; bề dày thân từ 1,5 đến 2 diện. Công thức đó có xê dịch tùy theo tượng béo hay gầy, tượng nam hay nữ (tượng béo có độ dày thân tượng cao, tượng nam vai rộng hơn tượng nữ…).

Việc đục tượng bao giờ cũng bắt đầu từ việc chọn gỗ. Nguyên liệu để làm tượng Phật phổ biến là gỗ mít, làm đồ thờ có thêm gỗ dổi, gỗ vàng tâm.

  • Gỗ mít có đặc tính dẻo, mềm, thớ dặm, nhờ đó tránh được những sơ suất trong khi đục.
  • Gỗ mít còn có độ bền cao, ít nứt, dễ gọt.

Người dân Sơn Đồng phải mua nguồn gỗ mít từ các tỉnh như Phú Thọ, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An… Gỗ chở về loại bỏ hết phần giác, chỉ dùng lõi để đục. Sau đó, người thợ dùng dây đo thể tích để cắt phần gỗ: chiều cao, chiều ngang và bề dày (kích thước của một khối hình), rồi đến cắt “dưỡng” – hình mẫu cắt theo “công tua” hai chiều: chiều nghiêng (nhìn mặt bên tượng) và chiều đứng (nhìn chính diện).

  • Phần gia công đầu tiên là đầu và mặt tượng. Đục phác thảo những khối mũ (nếu có) rồi trán, mũi, môi, tai… Trên khuôn mặt tượng, người thợ cũng phân chia từng mảng, diện như khoảng cách giữa hai con mắt, từ chân tóc tới chân mày, chiều dài sống mũi, bề rộng cánh mũi, khoảng cách giữa môi trên và môi dưới, từ môi dưới tới cằm, độ dày của môi…
  • Điểm nhãn là phần khó và quan trọng nhất trên khuôn mặt tượng. Đối với tượng Phật, đặc biệt còn có tai Phật, phải tính đặt cân đối hợp lý trong khoảng cách từ chân tóc (2 bên đầu) tới cằm.
  • Sau khi đục phác lấy dáng chung một lượt suốt từ diện tới bệ, đến khâu đục chi tiết, người thợ cũng thể hiện dần từng bộ phận. Khâu này được coi là quan trọng nhất trong cả quá trình hoàn thành pho tượng.
  • Cuối cùng là khâu gọt, nạo, rồi đánh giấy ráp cho nhẵn. Trong khi gọt, người thợ dùng loại đục dẹt, mỏng để tách các chi tiết, sao cho các mảng các khối (chân tay và các ngón) khỏi “dính” vào nhau, nhất là phải thể hiện kỹ các đường lượn, mảng miếng. Gọt nạo là khâu hoàn chỉnh phần gỗ trước khi chuyển sang phần sơn.

Kỹ thuật sơn son thếp vàng tượng cũng kỳ công như nghệ thuật làm vóc sơn mài.

Đầu tiên “hom” tượng bằng sơn trộn đất phù sa (tỷ lệ sao cho không được non sơn, cũng không được già quá) rồi “bó” bằng sơn sống rồi sơn “thí”.

Sau mỗi công đoạn đều phải mài tượng bằng đá và nước. Sơn lên rồi lại mài đi, rồi lại sơn lên…, cứ thế, bao giờ thấy bề mặt tượng phẳng nhẵn và mọng lên thì dùng một lớp sơn (gọi là sơn cầm thếp) phủ lên.

Để sơn cầm thếp se (sờ tay thấy còn hơi dính) thì dán bạc hoặc dán vàng (bạc, vàng quỳ) tùy theo yêu cầu của khách.

Quỳ là một loại bột từ vàng, bạc miết trên một tờ giấy mỏng (giấy quỳ). Người ta đem những lá vàng, lá bạc (loại cao tuổi) dát mỏng cắt thành những mảnh vuông, xếp vào giữa những tờ giấy, rồi dùng búa nện đều cho đến khi vàng tan thành bột.

Vàng, bạc, quỳ được các nghệ nhân Sơn Đồng mua về từ làng dát vàng, bạc Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm – Hà Nội, nơi duy nhất trong cả nước còn làm nghề này.

Dát vàng bạc ở Kiêu Kỵ đã có lịch sử mấy trăm năm, do tổ nghề của làng là danh nhân Nguyễn Quý Trị (quan thời Cảnh Hưng), do đi sứ Trung Quốc, học được nghề và về truyền dạy.

Các sản phẩm gỗ dát vàng được tạo qua 14 công đoạn như: đập bóc giấy, lướt quỳ mới, đập giấy vỡ, cắt dòng nong quỳ… Mỗi công đoạn đó lại có nhiều khâu nhỏ hơn, tính tổng lên tới hơn 40 công đoạn lớn nhỏ khác nhau để cho ra thành phẩm, do đó đòi hỏi người thợ sự kiên trì, tỉ mỉ với những thao tác kỹ thuật cao.

Làm tượng là khó nhất, người thợ phải thổi được hồn vào pho tượng, nhìn có dáng, khách trông thấy là nhận ra ngay là ông tượng nào… Người dân Sơn Đồng từ trẻ đến già đều có lòng thành kính với các pho tượng Phật, đều gọi tượng là Ông, là Ngài.

Thành quả mà những người thợ Sơn Đồng thu được sau bao ngày đêm miệt mài bên xưởng gỗ là tiếng thơm không chỉ vang danh khắp mọi miền tổ quốc, mà còn vang xa tới nhiều quốc gia trên thế giới.

Nhắc đến tượng Phật là người ta nghĩ ngay đến Sơn Đồng. Với đôi bàn tay tài hoa, những người thợ làng Sơn Đồng đã cho ra đời nhiều tác phẩm nghệ thuật đòi hỏi độ tinh xảo cao như bức tượng Phật bà nghìn tay, nghìn mắt, tượng ông Thiện, ông Ác, tượng La Hán, kiệu bát cống… Đi đến đâu trong cả nước, du khách đều có thể bắt gặp các tượng thờ do người thợ Sơn Đồng chế tác.

Đồ Thờ Hưng Vũ – Cơ sở sản xuất uy tín tại làng nghề Sơn Đồng

Đồ Thờ Hưng Vũ là một xưởng sản xuất đồ thờ – tượng phật uy tín đã có tiếng tại làng nghề Sơn Đồng hiện nay.

Tiếp nối truyền thống cha ông , lưu truyền và phát huy nét tinh hoa của làng nghề. Xưởng sản xuất Đồ Thờ Hưng Vũ ra đời nhằm đem lại cho quý khách những sản phẩm chất lượng cao nhất, mẫu mã phong phú, giá cả hợp lý.

Các sản phẩm mà chúng tôi đang cung cấp cho bà con trên toàn quốc gồm có:

Xưởng đồ thờ tại Làng Nghề Sơn Đồng

Khi đến với chúng tôi quy khách sẽ luộn nhận được:

  • Tư vấn, thiết kế đình, chùa, nhà thờ, gian thờ tại nhà riêng…
  • Làm mới, tu sửa đồ thờ cúng, tượng phật.
  • Cung cấp sản phẩm tượng phật trưng bày tại cửa hàng. Đồ cung tiến vào đình, chùa

Địa chỉ cơ sở sản xuất Đồ Thờ Hưng Vũ

Với quy mô hàng nghìn m2 xưởng sản xuất, Showroom hàng nghìn mẫu mã có sẵn cho khách hàng lựa chọn, với đội ngũ thờ lâu năm được đào tạo một chuyên nghiệp qua nhiều năm. Đến với chúng tôi khách hàng sẽ được tư vấn, thiết kế, thi công,… Một cách trọn vẹn tố hảo nhất.

Sản phẩm của chúng tôi khác biệt với những làng nghề khác từ hoa văn họa tiết thẩm mỹ, cũng như chất liêu sơn son Thếp Vàng truyền thống đã được ghi nhận hàng trăm năm trong các công trình chùa, đình, đền, nhà thờ,…

Với đội ngũ tạc tượng tay nghề cao chúng tôi đã góp phần thi công làm đẹp hàng trăm chùa, đình, điện,… khắp đất nước. Thợ trạm đồ nét được đào tạo học hỏi kế thờ kinh nghiệm của ông cha .

Video Cafe sáng quay tại Đồ Thờ Hưng Vũ

Trên đây là thông tin về làng nghề Sơn ĐồngĐồ Thờ Hưng Vũ đã tổng hợp. Hy vọng qua nội dung trên các bạn đã hiểu hơn về làng nghề điêu khắc Sơn Đồng tại Hoài Đức – Hà Nội.

Thông tin liên hệ

Đồ Thờ Hưng Vũ

Địa chỉ: 36 Xóm Ngã Tư – Xã Sơn Đồng – Huyện Hoài Đức – Tp. Hà Nội

Hotline – Zalo: 0908.867.888

Số điện thoại: 0907.200.988

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *