Đền Mẫu Đông Cuông Yên Bái | Kiến trúc và Lịch sử di tích

Đền Mẫu Đông Cuông là một trong những ngôi đền thiêng, đẹp và hoàng tráng tại khu vực Miền Bắc Việt Nam. Đây được biết tới là cái nôi cho tín ngưỡng văn hóa thờ Mẫu tại miền Bắc nước ta

Vậy đền Đông Cuông nằm ở đâu, chi tiết kiến trúc và các ban của đền thế nào? Cùng Đồ Thờ Hưng Vũ tìm hiểu chi tiết nhé!

Giới thiệu đền Mẫu Đông Cuông

Đền Mẫu Đông Cuông sơ khởi là Miếu thờ Đông Quang công chúa do các dòng họ Hà, Hoàng là người Tày Khao sáng lập và thay nhau đảm lãnh công vụ chính quyền, đồng thời là nơi làm việc của Thổ Tù, chức dịch, phiên quan và đảm chức năng “Đinh Trạm” chuyển tống đạt công văn thử chỉ hai chiều giữa triều đình trung ương và cơ sở.

Thời Trần tổng dinh Quy Hóa Hà Bổng và thộc viên của ông Từ (Ngọc Tháp – Quang Sơn) lên trấn giữ biên ải. Hiện nay, trước là Đình, nay là Đền dòng họ Hà quán xuyến bởi tổ phụ của dòng họ Hà là Hà Văn đã từng lãnh đạo địa phương đánh giặc Nguyên – Mông thời Trần.

Theo dân tộc Tày Khao gọi là đình Đông Cuông với chức năng thờ Mẫu và vị Đại Vương, người Tày cho là Thành hoàng làng là chính, không kiêm nhiệm nhiều chức năng khác và không tập trung thể hiện mỹ thuật.

Trang hoàng lộng lẫy, mà chỉ là những vân mây, sóng nước, điểm xuyến đôi hình hoa lá hoa dây. Đền Đuông Cuông có kết cấu hình chữ đinh gồm hai tòa đại bái và hậu cung cấm.

Đền tuy tọa ở nơi heo hút, nhưng ấm hơi người. Các triều đại đều phong tặng sắc quý cho Đông Cuông những ơn sâu, nghĩa cả, ý đẹp điều lành để cứu độ toàn dân, nên đã xuất hiện khá sớm Đền Thần Vệ Quốc và cần nguồn của cải vô biên nên đã thêm cả Mẫ.

Một ngôi đền thiêng để thiên cổ trường tồn ngàn năm bất hủ, mang lại tiếng thơm ấy là sức đoàn kết dân tộc, tạo nên sức mạnh phi thường được nên thành Thần Vệ Quốc là vậy.

Đền tọa ở nơi địa thế đẹp, khí tốt tụ về bãi bồi vạn niên của xứ Hưng Hóa khi xưa, cũng bắt đầu từ ngôi đền thiêng ấy mà tả hữu hai bên mạch đất đều có thần ngự, thường xuyên có khí tốt đón gió lành thổi đến, vì thế Đền Thần Vệ Quốc nơi đây hông đâu sánh được.

Đền Mẫu Đông Cuông

Đền Đông Cuông ở đâu?

Đền Mẫu Đông Cuông thuộc địa phận thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, cách trung tâm thành phố Yên Bái khoảng 55 km về phía Tây Bắc.

Vị trí đền Đông Cuông

Lịch sử Đền Mẫu Đông Cuông

Tìm về thời xa xưa, thời điểm Đền Mẫu Đông Cuông đặt những viên gạch đầu tiên thì nơi đây ban đầu được xây với ý nghĩa là một ngôi miếu nhỏ để người dân thờ thần núi và thần rừng. Vào thời nhà Lê, ngôi miếu đã trở thành đình, đến thời nhà Nguyễn thì thành đền.

Theo như lời giới thiệu của Ban Quản lý khu di tích, Đền Mẫu Đông Cuông được xây dựng thành 4 cụm chính là Đền chính, Miếu thờ Xô, Miếu thờ Cậu và Miếu thờ Đức Ông. Phía bên trong Đền chính có cung cấm thờ hai pho tượng, cung Mẫu bao gồm phần cung Chúa và cung Sơn Trang.

Ngoài thờ Mẫu, ngôi đền còn thờ những vị anh hùng có công với đất nước như Hà Đặc, Hà Chương, Hà Bổng… Bên cạnh đó đền cũng thờ các vị tướng thời nhà Trần có công trong ba cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc ta chống quân Nguyên Mông (diễn ra từ năm 1258 đến năm 1288).

Trải qua thời kỳ chiến tranh chống Mỹ ác liệt, Đền Mẫu Đông Cuông bị tàn phá nặng nề. Và vào năm 1995, chính quyền tỉnh Yên Bái đã quyết định cấp phép để sửa chữa, xây mới ngôi đền trên nền móng còn lại của đền thờ cũ. Cho tới nay, Đền Mẫu Đông Cuông không chỉ thu hút đông đảo người dân đến dâng hương mà còn có một lượng lớn du khách thập phương đến tham quan, chiêm ngưỡng kiến trúc đặc biệt của đền.

Vào năm 2000, Đền Mẫu Đông Cuông đã được nhà nước công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Ngày 22/01/2009, sau 9 năm nhận chứng nhận Di tích lịch sử văn hóa, Đền Mẫu Đông Cuông đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Nơi đây trở thành điểm đến du lịch tâm linh nổi tiếng nhất tỉnh Yên Bái.

Theo nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian nhận định Đền Đông Cuông là vùng khởi nguồn của Mẫu Thượng ngàn trong hệ thống thờ Mẫu của người Việt. Nơi đây có vị trí cực kỳ quan trọng trong hệ thống thờ đạo Mẫu và được coi là cội nguồn của Mẫu Thượng ngàn.

Đền Mẫu Đông Cuông

Kiến trúc Đền Mẫu Đông Cuông

Đền Mẫu Đông Cuông với kiến trúc lâu đời và đặc biệt với thiết kế như sau:

Kết cấu đền Đông Cuông

Ngay từ xa bạn đã nhìn thấy Đền Đông Cuông với cây cầu Đa cổ kính có tuổi thọ đến 800 năm. Kiến trúc mang đặc trưng của đền chùa thời Lý Trần với kết cấu hình chữ đinh đặc trưng.

Đền gồm hai tòa là đại bái và hậu cung cấm phía sau. Hiện nay, tại tòa hậu cung vẫn còn bảo lưu được hai pho tượng đồng với kích cỡ rất lớn, đó là một pho tượng mẫu và một pho tượng quan Hoàng Báo. Còn bên trong không gian tòa Tiền đường bố trí 4 ban phủ tòa thờ cùng rất nhiều những di vật mang giá trị lịch sử to lớn.

Các ban thờ bao gồm Tòa ngũ vị Tiên Ông, Phủ Sơn trang, Ban Trần triều và Tòa công đồng chúa.

Đền Mẫu Đông Cuông

Thiết kế truyền thống

Phần thiết kế mái đền có hình dáng cong cong tựa như hình lưỡng long chầu nhật. Các cột đền đều làm từ vật liệu gỗ tứ thiết được sơn son thếp vàng và trang trí những hình rồng cuốn trang nghiêm. Mỗi chi tiết đều được chạm khắc rất tỉ mỉ, tinh xảo thể hiện sự thành kính và tín ngưỡng của thờ Mẫu.

Đến nay, chùa đã trải qua nhiều lần tu sửa, những vẫn giữ lối kiến trúc truyền thống này, mang đậm giá trị về nghệ thuật, lịch sử và văn hóa.

Khuôn viên được mở rộng hơn với nhiều cây xanh tỏa bóng mát, trồng nhiều các loại cây cổ thụ. Điểm xuyết bên cạnh Đền Mẫu Đông Cuông là những vạt rừng đào, rừng mận khi nở rộ thì càng vô cùng tỏa sắc tỏa hương. Mặt đền hướng về phía Nam cùng địa thế tựa sông tựa núi, cùng cảnh sắc thiên nhiên vô cùng hữu tình như bức tranh thuỷ mặc tuyệt đẹp.

Đền Mẫu Đông Cuông

Đền Mẫu Đông Cuông gồm những ban thờ nào?

Khi tới đây thì du khách cũng cần nắm được các ban của Đền Mẫu Đông Cuông thể có thể thuận tiện cho việc cúng bái nhất!

Tòa hậu cung cấm Đền Mẫu Đông Cuông

Gồm một gian trên thượng cung cấp sàn cách mặt nền 1,80m là nơi đặt hai pho tượng, tượng Mẫu và tượng cao quan Đại Vương người Tày Khao ở đây gọi là Quang Hoàng Báo được nối liền với gian giữa của tòa đại bái có tổng diện tích 42m2 dựng kiểu mái xiên đổ xi măng lợp ngói mũi hài Hương Canh – chịu lực ở tường.

Tóm lại: Qua bố trí kết cấu khung và ở tòa cung cấm là dạng đình ở trên mang dáng dấp kiến trúc của thời Nguyễn với lối sử dụng cổ truyền có hiệu quả. Đây là nét điển hình nghệ thuật kiến trúc cổ dân gian mà tới hôm nay dù xây dựng có công nghệ kỹ thuật hiện đại song vẫn ứng dụng kiểu hệ thống cổ truyền này, chỉ có điều biến dạng vị trí đi với một tên gọi khác “con sơn” mà ta thường bắt gặp.
Tòa hậu cung cấm:

Do sự biến thiên của lịch sử, ngôi đền cổ xưa không còn nguyên vẹn về nhân vật thờ cúng như hình thức.

Tòa hậu cung còn bảo lưu hai pho tượng đồng cỡ lớn, một pho tượng mẫu, một pho là quan Hoàng Báo. Tuy mỗi pho tượng có một sự tích kích cỡ khác nhau. Song đều được tạo dáng hài hòa (đường sơn viết thiếp bên ngoài ăn nhập với nội dung bên trong của từng pho tượng bài trí theo thể thức nam tả – nữ hữu).

Nói đến Mẫu chúng ra tự hiểu giản đơn là người mẹ, song là người mẹ của vũ trụ, của toàn thể nhân loại, là tối thượng thần chi phối đến tư duy của toàn thể nhân loại. Trong đó có người Việt nói chung và người Tày Khao nói riêng, Mẫu là một lực lượng siêu đẳng là hiện thân của một sự kính trọng, là nguồn của cải vô biên, là linh hồn của vũ trụ, từ mẹ mà muôn vật nảy sinh – muôn loài tồn tại.

Việc thờ Mẫu bên cạnh Thần ở Đền Đông Cuông dễ được chấp nhận (bất chấp cả sự hóa thân).

Đền Mẫu Đông Cuông

Tượng Mẫu Đông Cuông

Mình cao 0,75 m đầu đội mũ nhài dát vàng mặt nguyệt, môi son, dải mũ chùm tận chấm vai, tai to chảy, mình khoác áo vàng hoặc xanh hoặc đỏ (theo tứ mùa) cổ cao 3 ngấn, đeo vòng hạt, tay đặt nhẹ lên đùi (một tay úp một tay ngửa quay vào hướng bụng, miếng thoáng mỉm cười phúc hậu).

Ngai đặt tượng Mẫu: Tượng Mẫu được đặt trên một ngai rộng 0.88 m, dài 1m gồm 3 tầng.

Phần bệ ngai

Ở chính chạm nổi hổ phù, miệng càm chữ Thọ, có hai mắt sáng, sừng và tai dô ra, được trang trí rồng lượn vân may xoắn, chạm bong thủng hình rồng, có vây uốn lượn, chân cuộn đao thẳng vút lên, đầu có bờm tóc hắt ngược về phía sau:

Phần thân ngai

Chính giữa chạm nổi hình rồng, lưng cõng chữ Thọ, đầu ngoảnh về phía sau, bốn chân ở thế phi nhanh, phía trên có trạm nổi hình hổ phù, miệng há rộng, trắn ngắn, đuôi ngheo, sừng nai, tai thú, trán kiểu lạc đà, chầu hai bên hổ phù là rồng đang vờn trong những áng mây.

Phần tay ngai

Tứ thân ngai vươn ra tới đầu rồng dài 0.60m, đầu rồng vươn ra xa, miệng há rộng ngậm viên ngọc quý, đôi mắt lồi đen trắng dữ tợn, hai bên thành ngai có 6 con tiện thắt tròn trạm nổi hình rồng bay lên, toàn thân sơn son thiếp vàng.

Trên đây là lô ngai khá đẹp, trạm trổ tinh vi, trau chuốt tạo vẻ chắc chắn nhưng duyên dáng, thanh thoát.

Đền Mẫu Đông Cuông

Tượng quan Hoàng Báo đền Đông Cuông

Pho tượng cao 0,75 m (bài trí nam tả nữ hữu trong cung cấm) toàn ngai trạm trổ tương tự ngai tọa của Mẫu có phần nhỏ hơn một chút về số đo, hai bên được bố trí hai thanh kiếm vỏ trạm nổi rồng.

Tượng mình khoác áo vàng (khi mở hội) ngày thường mặc áo chàm xanh; trang trí trên lụa hình chữ Thọ vân mây trên dải lụa, tư thế ngồi thiền, đầu tọa khăn xếp, lúc thì đội mũ cánh chuồn (khi mở hội), hai tai to chảy, hai tay đặt nhẹ lên đùi, một tay úp, một tay ngửa chỉ về hướng bụng, miệng hơi mỉm cười nhân từ phúc hậu.

Tượng được tạo dáng nhân từ đôn hậu, song cũng toát lên dáng hình cương trực hiển ứng linh thiêng của vị quan Hoàng báo nơi đất phên dậu mà người đời vẫn truyền tụng rằng:

  • Đằng trước có án lư hương
  • Đằng sau lại có hai rồng vắt ngang
  • Hai thanh đoản kiếm rõ ràng
  • Đất vàng văn

Tòa Đại Bá

Không gian tòa Tiền đường được bố trí 4 ban phủ tòa thờ:

  • Tòa ngũ vị Tiên Ông
  • Ban Trần triều
  • Phủ Sơn trang
  • Tòa công đồng chúa

Bộ bát bửu

Bộ bát bửu (8 vật quý) tại Đền Mẫu Đông Cuông gồm:

  • Quả cầu to
  • Cái bút
  • Cái quạt hình quả vả
  • Ống sáo
  • Giỏ hoa
  • Thanh kiếm
  • Cái phất trần
  • Bàn cờ

Những thứ quý trên đây gắn với quan niệm nho học – lãng hoa biểu hiện hạnh phúc; ống sáo, quạt quả vả biểu hiện phong lưu, hòm sắc bút lông biểu hiện học thức, phất trần dũng khí – đạo đức, mỗi thứ bát bửu được tạo mảng, trạm bong, nổi, thủng, đẹp.

Đền Mẫu Đông Cuông

Về điêu khắc tốt bền về chất liệu đặt trên một cán dài, sơn son thiếp vàng, cắm vào hai cái giá đặt hai bên, trước ban thờ ngũ vị Tiên Ông.

Ban thờ ngũ vị tiên ông đền mẫu đông cuông

Lịch sử cho hay:

Tại tổng Đông Cuông có 114 nghĩa quân tham gia vào cuộc khởi nghĩa năm Giáp Dần (1913-1914) trong đó có 5 vị thủ lĩnh người Tày Khao đã lập được chiến công trong hai năm, chống thực dân Pháp xâm lược. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại (do tự phát – non trẻ) và ít nhiều mang màu sắc mêm tín vài thủ lĩnh đa số là thầy mo. Song một mặt giải tỏa được chính sách chia rẽ hiềm khích lẫn nhau trong cộng đồng người dân tộc và tạo nên sự đoàn kết chống kẻ thù chung, một lòng yêu quê hương nương rẫy ruộng vườn. Nhân dân người Tày Khao nơi đây trân trọng sự hy sinh ấy, 5 vị có nhiều công trạng đã tôn thành Ngũ Vị Tiên Ông và tạc tượng tôn thờ, đặt trong đền và coi đền là đình của họ (đình Đông Cuông).

Giáo sư Trần Lâm Biền và Trần Quốc Vượng cũng gọi như vậy, và đặt cùng đền với quan Thống Chế Đại vương. Đến Đông Cuông cũng gọi là đình của người Tày Khao và thờ cả Ngũ Vị Tiên Ông của người Tày.

Tượng 5 vị Tiên Ông cao 0,62 m đều nhau, đầu đọi mũ cánh chuồn, sơn son dát vàng, tai to, mặt đỏ, râu dài, diện mạo oai linh, dáng hình võ tướng, hai tay năm vị ở tư thế khác nhau, tượng ngồi, áo tạc liền tượng, chân đi giày cong, tượng được tạo dáng như khi xưa, đương suy nghĩ thảo bàn cách lược binh sự, cũng như chọn đường đẻ điều khiển nghĩa quân phá thế giặc cường.

Tóm lại:

Tượng ngũ vị Tiên Ông được thể hiện khá trọn vẹn chân dung các vị thủ lĩnh dũng cảm, đó chính là hình ảnh thu nhỏ về cuộc khởi nghĩa Dao – Tày trong hai năm trước khi Đảng ra đời, đó chính là cơ sở tinh thần đoàn kết tham gia cách mạng, giải phóng quê hương sau này mà sử sách còn lưu truyền là thế.

Ban Trần triều (thờ vọng)

Với sự ngưỡng mộ, để tỏ lòng biết ơn vị tướng Trần Hưng Đạo có công trạng và tài thao lược trận mạc đã nhập tượng về thờ tại đền, tượng Trần Hưng Đạo khá to uy nghi, khuôn mặt phúc hậu song cũng toát lên vị tướng tài ba thao lược.

Tượng cao 0,90 m, đầu đội mũ cánh chuồn, sơn đỏ thiếp vàng, khoác áo vàng chân đi hài cong tả hữu hai bên là hai công chúa ngồi chầu (là hai người con gái của Hưng Đạo Vương và cũng được tạc tượng khá đẹp).

Đền Mẫu Đông Cuông

Các hoạt động lễ hội, tín ngưỡng tại đền Mẫu Đông cuông

Cấu trúc khuôn viên đền còn miếu thần linh và động sơn trang, dù hình thành từ lâu đời những ngôi đền vẫn giữ được bản sắc dân tộc và nét văn hoá đặc trưng của người Tày Khao Đông Cuông.

Theo các nhà văn hoá dân gian nhận định, đền Đông Cuông là khu vực khởi nguồn, điển hình của của Mẫu Thượng Ngàn trong hệ thống thờ Mẫu của người Việt.

Theo phong tục địa phương, hằng năm cứ vào khoảng tháng giêng đến tháng 3 âm lịch và dịp cuối năm từ tháng 8 đến tháng 12 âm lịch, các thành đồng trên khắp cả nước lại về nơi đây để lễ Mẫu, “bắc ghế hầu Thánh”.

Các hoạt động thực hành tính ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ cũng như Mẫu Thượng ngàn đã xuất hiện từ thời xa xưa trong các hoạt động tín ngưỡng của người dân Văn Yên. Đặc biệt với nghi thức “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” cũng được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Với những nét độc đáo về tín ngưỡng, đền Mẫu Đông Cuông đã trở thành điểm nhấn tâm linh thu hút đông đảo du khách thập phương. Mỗi năm, có hàng trăm lượt du khách từ khắp các tỉnh thành trên cả nước tìm về dâng hương kính Mẫu, vãn cảnh đền, cầu tài, cầu lộc và bình an.

Lễ hội đền lớn nhất được tổ chức vào ngày mão đầu năm âm lịch diễn ra khoảng 3 – 4 ngày, hội đền bao gồm phần lễ và phần hội. Trong đó, phần lễ được tổ chức tại đền Mẫu theo nghi thức truyền thống đón ông mo về đền, mổ trâu trắng tế thần, lễ rước kiệu Mẫu sang sông và lễ dâng hương.

Còn phần hội có nhiều hoạt động dân gian đặc trưng mang đậm bản sắc dân tộc được tổ chức như các màn ném còn, tát yến, bắn nỏ…. và các hoạt động thể thao văn nghệ như bóng chuyền, đẩy gậy, kéo co, đua thuyền…

Trên đây là thông tin về Đền Mẫu Đông CuôngĐồ Thờ Hưng Vũ đã tổng hợp. Hy vọng qua nội dung trên các bạn sẽ hiểu rõ hơn về ngôi đền này!

Có thể bạn quan tâm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *